Thạc Sĩ Nghiên cứu một số khả năng sinh trưởng phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ xuân và thu đông năm

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Lan Chip, 24/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU



    Cây ngô (Zea mays L.) là cây lương thực được phát hiện cách đây 7.000 năm tại Mêxicô và Pêru. Với những đặc điểm nông s inh học quý như: tính thích ứng rộng, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận và sâu bệnh hại, tiềm năng năng suất cao nên cây ngô đã nhanh chóng được gieo trồng rộng rãi, phố biến trên các vùng lãnh thổ . Trong giai đoạn 1985-2005 mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên thế giới về d iện tích là: 0,8%, năng suất là:
    2,1% và sản lượng là 3,15%. Hai thập kỷ gần đây (1985-2005), tăng trưởng năng suất ngô ở các nước đang phát triển (2,55%/năm), riêng ở Mỹ năng suất ngô vẫn tăng liên tục 2,8%/năm. (FAOSTAT, 2008)[18].
    Cây ngô có vai trò rất quan trọng trong nền nông nghiệp nói riêng cũng như trong nền kinh tế nó i chung. Giai đoạn 1995-1997 sản lượng ngô làm lương thực chiếm 17%, thức ăn cho chăn nuô i 66%, nguyên liệu cho công nghiệp 5%, xuất khẩu > 10% (Ngô Hữu Tình, 2003)[12]. Ngô cung cấp lương thực cho 1/3 dân số thế giới, các nước như: Ấn Độ, Philippin, Mêxico và một số nước ở Châu Phi đã dùng ngô làm lương thực chính, có tới 90% sản lượng ngô của Ấn Độ, 66% của Philippin dùng làm lương thực cho con người (Dương Văn Sơn và cs, 1997)[7]. Ở nước ta nhân dân nhiều vùng: Tây Bắc, Việt Bắc, Tây nguyên đã dùng ngô làm lương thực chính, từ ngô có thể chế biến bột ngô, bánh ngô, xôi ngô, mèn mén (một món ăn phổ biến của đồng bào miền núi) . Ngoài việc cung cấp lương thực nuô i sống con người cây ngô còn là nguồn thức ăn chủ lực cho chăn nuôi, gần 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp của gia súc là ngô (Ngô Hữu Tình, 2003)[12]. Ngoài ra ngô còn là thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng cho đại gia súc đặc biệt là bò sữa. Ở các nước phát triển, tỉ lệ ngô làm thức ăn cho chăn nuôi chiếm trên 70%. Ví dụ: Mỹ 76%, Bồ Đào Nha 91%, Italia 93%, T rung Q uốc 76%, Malaixia 91%, Thái Lan 96% và hiện nay ở Việt Nam là gần 90% (Ngô Hữu Tình, 2003) [12].
    Ngoài ra, ngô còn là nguồn thực phẩm có giá trị d inh dưỡng cao: ngô rau bao tử là một loại rau cao cấp. Các loại ngô siêu ngọt, ngô nếp, ngô đường . dùng làm quà ăn tươi hoặc đóng hộp xuất khẩu. Ngô cũng là nguồn nguyên liệu để sản xuất tinh bột, cồn, bánh kẹo Người ta đã sản xuất khoảng 670 mặt hàng từ ngô để phục vụ các ngành kinh tế khác nhau.
    Chính nhờ vai trò quan trọng đó của cây ngô trong nền kinh tế thế giới mà trong những năm gần đây diện tích, năng suất và sản lượng ngô tăng lên không ngừng. Năm 1980 d iện tích trồng ngô chỉ có khoảng 121,6 triệu ha với tổng sản lượng là 376,9 triệu tấn nhưng đến năm 2007, diện tích ngô tăng lên đáng kể đạt 157,9 triệu ha, năng suất 4,9 tấn/ha và sản lượng đạt 784,8 triệu tấn (FAOSTAT, 2008)[18]. Năng suất và chất lượng ngô cũng có sự chuyển biến rõ rệt do ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác, cơ giới hoá, bảo vệ thực vật
    Đầu thế kỷ XX, thế giới biết đến ngô lai bởi nó là một thành tựu cực kỳ quan trọng trong nông nghiệp, nhờ ứng dụng thành công ưu thế lai mà các giống ngô lai lần lượt được ra đời, tạo ra bước nhảy vọt về năng suất và sản lượng, góp phần cung cấp lương thực cho nhân loại trên toàn cầu. Tuy nhiên để có giống ngô cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng trong giai đoạn hiện nay thì các nhà khoa học cần tập trung nghiên cứu khả năng chống chịu của các giống ngô lai với các điều kiện bất thuận của ngoại cảnh như chịu hạn, rét
    Ở Việt Nam cây ngô là cây trồng mới được nhập nội khoảng trên 300 năm nhưng d iện tích trồng ngô tăng lên nhanh chóng. Năm 2007 diện tích ngô của cả nước là 1.072.800 ha, trong đó diện tích ngô lai đã chiếm khoảng 95%. sản lượng ngô năm 2007 đạt 4.250.900 tấn, năng suất 39,6 tạ/ha (Bộ NN&PTNT, 2008)[9], so với năm 1990 khi chưa trồng ngô lai thì sản lượng tăng gấp 6,33 lần, năng suất hơn 2,67 lần. Mặc dù vậy năng suất ngô nước ta vẫn còn thấp, năm 2007 mới chỉ bằng 81,0% năng suất ngô bình quân trên thế giới.
    Một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất ngô nước ta còn thấp là do ngô được trồng chủ yếu ở các vùng khó khăn. Các tỉnh miền núi d iện tích ngô tương đối lớn chiếm khoảng 34,8% diện tích ngô của cả nước, nhưng lại gặp điều kiện bất thuận của yếu tố ngoại cảnh như khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, rét kéo dài, không c ó hệ thống thuỷ lợi, còn sử dụng các giống cũ, lẫn tạp, thoái hoá Vì vậy, để sản xuất ngô của Việt Nam theo kịp các nước trong khu vực và đạt năng suất trung bình của thế giới cần phải thay đổi cơ cấu giống và tăng cường đầu tư thâm canh. Hiện nay nhu cầu về giống ngô lai mới năng suất cao ở nước ta còn rất lớn, do đó việc chọn tạo, khảo nghiệm, giới thiệu các giống ngô lai cho năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, thích nghi với đ iều kiện sinh thái của từng vùng là việc làm cấp thiết.
    Xuất p hát từ những cơ sở trên chúng tô i đã tiến hành đề tài: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân và Thu Đông năm 2007 tại Thái Nguyên.

    2. Mục đích, yêu cầu của đề tài

    2.1. Mục đích

    Xác định được những tổ hợp ngô lai có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt để giới thiệu cho sản xuất.
    2.2. Yêu cầu

    - Nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai trong điều kiện vụ Xuân và Thu Đông 2007 tại trường ĐHNL Thái Nguyên. Nghiên cứu một số đặc tính chống chịu của các tổ hợp ngô lai (chống chịu sâu bệnh, chống đổ gãy ).

    - Nghiên cứu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm
    - Xây dựng mô hình, đánh giá các tổ hợp ngô lai thí nghiệm.

    - So sánh và sơ bộ kết luận về khả năng thích ứng của các tổ hợp ngô lai tại Thái Nguyên.

    MỤC LỤC

    Mở đầu. 1
    1. Đặt vấn đề 1
    2. Mục đích, yêu cầu của đề tài3
    2.1. Mục đích . 3
    2.2. Yêu cầu . 3
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU . 5
    1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .5
    1.2. Các loại giống ngô .6
    1.2.1.Giống ngô thụ phấn tự do . 6
    1.2.2.Giống ngô lai 8
    1.3. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và trong nước .11
    1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới. 11
    1.3.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam . 16
    1.3.3.Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên 22
    1.4. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và trong nước 23
    1.4.1. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới . 23
    1.4.2. Tình hình nghiên cứu ngô ở Việt Nam 25
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
    2.1. Vật liệu và phương pháp bố trí thí nghiệm .28
    2.1.1. Vật liệu thí nghiệm 28
    2.1.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm . 29
    2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu .29
    2.2.1. Địa điểm nghiên cứu . 29
    2.2.2. Thời gian nghiên cứu. 30
    2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu . 30
    2.3.1. Nội dung . 30
    2.3.2. Quy trình kỹ thuật trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm 30
    2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi . 31
    2.3.4. Thu thập số liệu. 35
    2.4.3. Phân tích số liệu 35




    Chương 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN. 36
    3.1. Diễn biến thời tiết - khí hậu trong thời gian thí nghiệm, .36
    3.1.1. Nhiệt độ . 37
    3.2.2. Độ ẩm không khí . 39
    3.1.3. Lượng mưa . 39
    3.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông 2007 tại Thái Nguyên 41
    3.2.1. Các giai đoạn sinh trưởng 43
    3.2.2. Tốc độ sinh trưởng. . 47
    3.3. Đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ xuân và vụ thu đông 2007 . 49
    3.3.1. Chiều cao cây của các tổ hợp lai. 49
    3.3.2. Độ cao đóng bắp của các tổ hợp lai. . 51
    3.3.3. Số lá và chỉ số diện tích lá 54
    3.4. Đặc tính chống chịu của các tổ hợp lai 54
    3.4.1. Sâu đục thân . 59
    3.4.2. Rệp cờ. . 59
    3.4.3. Bệnh khô vằn 60
    3.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các tổ hợp lai61
    3.5.1. Trạng thái cây. 62
    3.5.2. Trạng thái bắp. 62
    3.5.3. Độ bao bắp 62
    3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. .63
    3.6.1. Các yếu tố cấu thành năng suất. 64
    3.6.2. Năng suất của các giống ngô thí nghiệm . 69
    3.7. Kết quả trình diễn 2 tổ hợp ngô lai . .72
    3.7.1. Giống, địa điểm và qui mô trình diễn . 72
    3.7.3. Đánh giá một số chỉ tiêu của các tổ hợp ngô lai trình diễn 73
    KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ 72
    1. Kết luận 74
    2 Đề nghị 74
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    [charge=450]http://up.4share.vn/f/3b0a020f090c0c0f/LV-08_NL_TT_VDH.pdf.file[/charge]
     
Đang tải...