Luận Văn Nghiên cứu một số giải pháp phát triển thể chất nhằm nâng cao kết quả học tập thực hành kỹ thuật các

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Quản lý giáo dục
    Trường: CĐ Giao Thông Vận Tải
    Loại: Đề tài tốt nghiệp
    File: doc


    Trình độ: Đại học
    Số trang: 188
    Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước trong những năm gần đây đã và đang đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân tộc ta một nhiệm vụ hết sức nặng nề và vô cùng quan trọng là phải đào tạo cho đất nước ta nguồn nhân lực có chất lượng cao.
    Sớm nắm bắt được vai trò quan trọng của yếu tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước nên từ năm 1991 trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta đã nhấn mạnh: “ . phát triển sự nghiệp khoa học giáo dục, văn hoá nhằm phát huy nhân tố con người và vì con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. [95]
    Đại hội Đảng VIII, Đảng ta một lần nữa lại nhấn mạnh: “ . Con người vừa là chủ thể, vừa là động lực phát triển của xã hội. Chăm lo tới con người là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân của mọi tổ chức xã hội .” [96].
    Nhân tố con người mà Đảng ta đề xuất chính là nhân tố “Con người lao động mới, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần để đáp ứng nhu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, ” [96]
    Trong sự nghiệp trồng người đó nhà trường các cấp có vai trò quan trọng hàng đầu. Nhà trường là cơ sở quan trọng đào tạo các chuyên gia có tri thức khoa học và những công nhân có kỹ thuật có tay nghề cao. Họ là những công dân có vai trò xứng đáng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và nhà nước pháp quyền XHCN. Để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đó, GDTC đóng một vai trò quan trọng.
    Nhiệm vụ cơ bản của GDTC trong trường học các cấp là góp phần bảo vệ và tăng cường thể chất cho thanh thiếu niên học sinh, góp phần giáo dục đạo đức, xây dựng nhân cách, nâng cao dân trí. Trong quá trình lãnh đạo Cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn coi GDTC là một mặt giáo dục quan trọng, một bộ phân không thể tách rời của nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng phát triển công tác giáo dục và coi công tác GDĐT là “quốc sách hàng đầu”. Nhờ sự quan tâm đó mà sự nghiệp giáo dục đào tạo (trong đó có GDTC) ở nước ta đã phát triển rộng rãi từ thành thị đến nông thôn, từ hải đảo đến vùng cao,
    Đi đôi với việc phát triển về qui mô đào tạo Đảng và Nhà nước ta đã hết sức quan tâm tới việc nâng cao chất lượng GDĐT. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng đầu tư cho việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, xây dựng cơ sở trường lớp, mua sắm đồ dùng dạy học. Trong đó, công tác GDTCcũng đã được quan tâm, cho phép xây dựng các sân bãi nhà tập theo qui chuẩn và có chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với giáo viên TDTT đứng giờ, Chính vì vậy, việc dạy và học TDTT ở hầu hết các trường học các cấp đã dần đi vào nề nếp.
    Tuy vậy, với quy mô phát triển rộng lớn của giáo dục cũng như yêu cầu ngày càng cao về chất lượng dạy học thì công tác đào tạo giáo viên TDTT có chất lượng cao và có số lượng đủ để đáp ứng cho trường học các cấp đang là vấn đề bức xúc của nhiều khoa hệ và trường sư phạm TDTT các cấp.
    Trường đại học Hải Phòng mà tiền thân là Trường Cao đẳng sư phạm Hải Phòng có bề dày về đào tạo giáo viên có trình độ trung cấp và cao đẳng đáp ứng cho các trường trung, tiểu học của thành phố cũng như một số tỉnh bạn.
    Năm 2005 nhà trường đã chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là một trường đại học đa ngành nghề của thành phố Hải Phòng và một số tỉnh phía Bắc.
    Khoa TDTT của Trường Đại học Hải Phòng là một trong những khoa có chức năng đào tạo giáo viên TDTT cho các trường từ tiểu học đến trung học phổ thông cho thành phố và các tỉnh bạn. Trong nhiều năm qua, Khoa TDTT đã đào tạo được hàng trăm giáo viên chuyên về TDTT hoặc kiêm nhiệm. Nhìn chung các giáo viên được Khoa đào tạo trở về địa phương công tác đều đã đáp ứng được tương đối tốt công tác giảng dạy TDTT. Tuy vậy, qua các thông tin phản hồi từ các cơ sở sử dụng giáo sinh, qua các buổi quan sát trực tiếp quá trình dạy và học môn TDTT ở Trường Đại học Hải Phòng cho thấy: Do thể chất của nhiều sinh viên Khoa sư phạm TDTT yếu kém nên hạn chế rất lớn tới kết quả học tập thực hành kỹ thuật các môn thể thao; Tỷ lệ nợ lần đầu ở một số môn mang tính thể lực như điền kinh, thể dục, . tương đối cao. Chính vì sinh viên từ khi còn đang học tập nhà trường mà kỹ thuật cơ bản các môn thể thao nắm vững không tốt thì sau khi trở thành giáo viên sẽ khó có thể làm mẫu động tác đúng. Từ đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc truyền thụ kỹ thuật cho học sinh của các trường phổ thông.
    Như chúng ta đã biết, một trong những năng lực cấu trúc thành năng lực sư phạm, năng lực giảng dạy của người giáo viên TDTT là năng lực về thực hành kỹ thuật các môn thể thao. Một khi người thầy đã có kỹ năng thực hành về kỹ thuật các môn thể thao sẽ phối hợp với năng lực giảng giải phân tích bằng ngôn ngữ để nhanh chóng tạo ra cho học sinh các khái niệm, các biểu tượng, nhất là biểu tượng vận động rõ, giúp cho họ nhanh chóng nắm bắt được kỹ thuật cơ bản và hình thành kỹ năng vận động các môn thể thao trong chương trình đào tạo.
    Trình độ kỹ năng thực hành về kỹ thuật của người thầy tốt, động tác đẹp, thành tích cao (nhảy được cao hoặc xa, chạy đẹp và nhanh) sẽ cuốn hút được sự chú ý của trò, tạo được sự phân khích học tập, tin yêu người thầy, lắng nghe sự chỉ bảo của thầy, . Những hệ quả đó làm cho chất lượng dạy học được nâng cao.
    Hiện nay, trên phạm vi toàn quốc và ở mọi môn học, mọi cấp học, theo bài viết của GS. TSKH Phạm Ngọc Trà, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục (đăng trong cuốn “Cải cách và chấn hưng giáo dục” do Giáo sư Hoàng Tụy chủ biên thì: “ . chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác giáo dục .”. Bởi vậy, theo ông “Đổi mới đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm là cần thiết”. [88]
    Vậy, đổi mới đào tạo giáo viên môn GDTC nên bắt đầu từ đâu? Phải chăng là từ việc nâng cao trình độ kỹ năng thực hành về kỹ thuật thể thao, một nhân tố quan trọng hàng đầu của tư chất người giáo viên TDTT. Song như mọi người đã biết, trình độ kỹ năng thực hành của giáo sinh TDTT lại phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển thể chất của họ. Vì vậy, việc tìm kiếm các giải pháp phát triển thể chất nhằm nâng cao kết quả học tập thực hành kỹ thuật các môn thể thao trong chương trình đào tạo ở các trường Đại học, Cao đẳng TDTT nói chung và Đại học Hải Phòng nói riêng là việc làm có tính bức thiết.
    Các nghiên cứu về biện pháp phát triển thể chất và nâng cao kết quả học tập thực hành kỹ thuật các môn TDTT cho đối tượng sinh viên đã có khá nhiều công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Ví dụ ở Trung Quốc trong vòng 5 năm từ 2000 đến 2005 đã có 160 công trình nghiên cứu về giải pháp và phương pháp nâng cao chất lượng dạy học chiếm tỉ lệ 13,2% tổng số công trình nghiên cứu về TDTT. Có 123 công trình nghiên cứu về thể chất và phát triển thể chất chiếm tỉ lệ 10,2% tổng số công trình nghiên cứu [115, tr. 275].
    Kết cấu đề tài:
    Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
    Chương 2: phương pháp và tổ chức nghiên cứu
    Chương 3: kết quả nghiên cứu
    Chương 4: Bàn luận các kết quả nghiên cứu
     
Đang tải...