Thạc Sĩ Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần hàng hải

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2013
    Đề tài: Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các sơ đồ
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5
    1.1. Hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp 5
    1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh . 5
    1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh . 12
    1.1.3. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . 14
    1.1.4. Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . 16
    1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 17
    1.2.1. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp 17
    1.2.2. Những nhân tố ngoài doanh nghiệp . 22
    1.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh . 28
    1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp 28
    1.3.2. Các quan điểm cơ bản trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 33
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI QUẢNG HƯNG 36
    2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Hàng Hải Quảng Hưng . 36
    2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của Công ty CP Hàng Hải Quảng Hưng 36
    2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 37
    2.1.3. Chức năng 37
    2.1.4. Nhiệm vụ 37
    2.1.5. Tổ chức quản lý và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 38
    2.2. Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng 41
    2.2.1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng qua các năm 2009 - 2011 . 41
    2.2.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty Cổ phần hàng hải Quảng Hưng 48
    2.2.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp 56
    2.3.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lợi của vốn 61
    2.3.5. Phân tích ảnh hưởng của tình hình sử dụng lao động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng 71
    CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI QUẢNG HƯNG . 74
    3.1. Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng . 74
    3.1.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu chiến lược phát triển của Công ty 74
    3.1.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng 75
    3.1.3. Giải pháp mở rộng khu vực bốc xúc, vận chuyển đất đá, nâng cao sản lượng bốc xúc, vận chuyển đất đá và vận chuyển than . 80
    3.1.4. Các căn cứ pháp lý để thực hiện giải pháp . 81
    3.1.5. Dự báo thị trường tiêu thụ than . 82
    3.1.6. Hình thức đầu tư của giải pháp . 82
    3.1.7. Đơn giá . 82
    3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn . 83
    3.3. Giải pháp xây dựng kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn kinh doanh chủ động và linh hoạt cho Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng . 84
    3.4. Giải pháp đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của Công ty . 85
    3.5. Giải pháp nâng cao chất lượng lao động cũng như trình độ quản lý . 85
    3.6. Giải pháp xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp 86
    3.7. Kiến nghị các điều kiện để các giải pháp được thực hiện thuận lợi 86
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 88
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 90

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hiệu quả kinh tế là một phạm trù có ý nghĩa hết sức quan trọng trong mọi nền kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về với mục đích đã được đặt ra trên cơ sở giải quyết các vấn đề cơ bản của hoạt động kinh doanh: Kinh doanh cái gì? Kinh doanh như thế nào? Đó là vấn đề mà các doanh nghiệp phải nghiên cứu và tìm ra câu trả lời để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một việc rất khó đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải quan tâm, đó là một vấn đề có ý nghĩa rất lớn nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
    Quảng Ninh là một tỉnh công nghiệp khai thác mỏ, do điều kiện đầu tư máy móc thiết bị khai thác và chế biến than của các đơn vị trong tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam còn thiếu và hạn chế nên hàng năm tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam đã thuê các đơn vị bên ngoài cùng hợp tác để khai thác tài nguyên khoáng sản phục vụ cho sự phát triển của đất nước.
    Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng là doanh nghiệp ngoài Quốc doanh, hoạt động theo cơ chế thị trường phương hướng hoạt động của các doanh nghiệp là bốc xúc, vận tải, chuyển tải thuê cho các đơn vị trong tập đoàn than. Trong những năm qua các doanh nghiệp đã đầu tư nâng cấp hệ thống máy móc thiệt bị nhà xưởng lên tới hàng chục tỷ đồng để phục vụ cho sản xuất. Đặc biệt công ty đã được đầu dây chuyền công nghệ cao như ô tô trọng tải 70 tấn, máy xúc thủy lực có công suất cao, hệ thống băng tải để chuyển tải than, đầu tư nâng cấp khu cảng của Công ty ngày càng hiện đại.
    Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ trên hiện nay công ty đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp cùng ngành trong tỉnh và các địa phương lân cận. Muốn tạo ra hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định cần phải đòi hỏi nâng chất lượng cao cải tiến công tác quản lý. Áp dụng kỹ thuật mới để giảm gía thành tăng sức cạnh tranh của Công ty.
    Vấn đề đặt ra với đơn vị phải làm sao nghiên cứu, lựa chọn đưa ra các giải pháp phù hợp để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
    Vì vậy đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng” đã được lựa chọn nhằm đáp ứng những yêu cầu cả về lí luận và thực tiễn như đã nêu trên.
    2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
    2.1. Mục tiêu chung
    Nghiên cứu thực trạng hoạt động và hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng, qua đó xác định những vấn đề còn tồn tại và tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng nói riêng.
    - Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng.
    - Đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi về thời gian
    + Số liệu thứ cấp được thu thập qua 5 năm, từ năm 2009 đến năm 2011;
    + Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 10/2012 đến tháng 11/2013
    - Phạm vi về không gian: Tại văn phòng công ty và các công trường, phân xưởng sản xuất của Công ty
    - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, trong đó chú trọng nghiên cứu các tác nhân chính tác động tới hiệu quả kinh doanh của Công ty.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Nghiên cứu về lí luận và thực tiễn về hiệu quả kinh doanh, phương pháp đanh giá hiệu quả kinh doanh ở doanh nghiệp công nghiệp.
    Nghiên cứu thực trạng về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ trên, luận văn đã sử dụng các phương pháp sau:
    Phương pháp thống kê kinh tế, khảo sát, thu thập tài liệu có liên quan tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng để đưa ra các đanh giá về hiệu quả kinh doanh của Công ty.
    Các phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế đã được nêu trong lí thuyết và quy định nhà nước về giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
    6.1. Ý nghĩa khoa học
    Luận văn nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh góp phần bổ sung vào cơ sở khoa học của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng.
    6.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Giảm được chi phí sản xuất, nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh nhờ lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hợp lí cho Công ty.
    Kết quả nghiên cứu có thể làm nguồn tài liệu tham khảo áp dụng cho công tác sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chương:
    Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    Chương 2: Phân tích thực trạng về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng giai đoạn 2009-2011
    Chương 3: Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần hàng hải Quảng Hưng

    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
    CỦA DOANH NGHIỆP
    1.1. Hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
    1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh
    Hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó xuất phát và tồn tại từ xã hội chiếm hữu nô lệ đến xã hội chủ nghĩa, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, các yếu tố cần thiết của doanh nghiệp để tham gia vào hoạt động kinh doanh theo mục đích nhất định.
    Do lịch sử phát triển các hình thái xã hội có quan hệ sản xuất khác nhau. Cách nhìn nhận đánh giá hiệu quả kinh doanh trên mỗi góc độ khác nhau mà có ý kiến trái ngược nhau về hiệu quả kinh doanh.
    Trong xã hội tư bản, giai cấp tư bản nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất, do đó quyền lợi về kinh tế chính trị đều ưu tiên cho nhà tư bản. Chính vì thế việc phấn đáu tăng hiệu quả kinh doanh thực chất là đem lại lợi nhuận và nâng cao đời sống của các nhà tư bản (có thể đời sống của người lao động ngày càng thấp đi). Nhà kinh tế học người Anh Adam Smith cho rằng: “Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá” và nhà kinh tế học người Pháp Ogiephri cũng quan niệm như vậy. Ở đây hiệu quả đồng nhất với chỉ tiêu phản ánh kết quả kết quả kinh doanh. Rõ ràng quan điểm này khó giải thích kết quả kinh doanh có thể tăng do tăng chi phí mở rộng các nguồn sản xuất. Nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này chúng cùng có hiệu quả. Quan điểm này phản ánh tư tưởng trọng thương.
    Quan niệm thứ hai cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí”. Quan niệm này đã biểu hiện được quan hệ so sánh tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí tiêu hao. Tuy nhiên xét trên quan điểm Mác-Lênin thì sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ ràng buộc hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau chứ không tồn tại một cách riêng lẻ. Hơn nữa

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp (Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, được sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Tài chính), NXB Thống kê, Hà Nội.
    2. Dương Đăng Chinh (2003), Giáo trình Lý thuyết tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.
    3. Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.
    4. Ngô Thị Cúc, Ngô Phúc Thành, Phạm Trọng Lễ (1995), Hoạt động tài chính trong nền kinh tế thị trường, UBND Tp.Hà Nội, Hà Nội.
    5. Nguyễn Ngọc Định, Nguyễn Thị Liên Hoa, Bùi Hữu Phước (2002), Toán Tài chính, NXB Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh.
    6. Vũ Duy Hào, Đảm Văn Huệ (2009), Quản trị Tài chính doanh nghiệp, NXB Giao thông vận tải, Tp. Hồ Chí Minh.
    7. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.
    8. Nguyễn Duy Lạc (2009), Tổ chức nguồn lực tài chính, Bài giảng dùng cho cao học và NCS chuyên ngành Kinh tế công nghiệp, Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
    9. Nguyễn Duy Lạc (2010), “Một số vấn đề về an toàn tài chính trong cơ cấu vốn của Công ty cổ phần”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, Số 29, Tr.34-37.
    10. Nguyễn Hải Sản, Hoàng Anh (2008), Cẩm nang nghiệp vụ Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.
    11. Đỗ Hữu Tùng (2005), Quản trị tài chính, Bài giảng dùng cho cao học và NCS chuyên ngành kinh tế công nghiệp, Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
    12. Douglas, A. (2002), “Capital Structure and the control of managerial incentives”, Journal of Corporate Finance 8, Pg 287-311.
    13. Ross, Westerfield, Jaffe, Jordan (2008), Modern Financial Management, McGraw-Hill Internati onal Edition.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...