Thạc Sĩ Nghiên cứu một số giải pháp khoa học công nghệ và thị trường nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên Cứu Một Số Giải Pháp Khoa Học Công Nghệ Và Thị Trường Nhằm Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Thịt Lợn
    Mục lục
    Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong ước
    Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
    2.1. Nội dung nghiên cứu
    2.2. Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3. Kết quả và thảo luận
    3.1. Kết quả nghiên cứu về giống phục vụ chăn nuôi lợn xuất khẩu
    3.2. Kết quả sản xuất của các tổ hợp lai thương phẩm
    3.3. Kết quả nghiên cứu nuôi lợn thịt trên chuồng sản và nền
    3.4. Kết quả xây dựng quy trình vệ sinh thú y áp dụng cho chăn nuôi lợn quy mô trang trại
    3.5. Kết quả xây dựng và áp dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn
    3.6. Kết quả nghiên cứu chính sách và thị trường xuất khẩu thịt lợn

    Chương 4. Kết luận và kiến nghị
    Tài liệu tham khảo
    Lời nói đầu
    Trong những năm gần đây, được soi sáng bằng Nghị Quyết 03/2000/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về "Kinh tế trang trại", ngành chăn nuôi lợn theo hình thức trang trại ở Việt Nam có bước phát triển vượt bậc. Ngành chăn nuôi trang trại chăn nuôi lợn ngoại. Ngành chăn nuôi trang trại phát triển đã tạo ra sự chuyển đổi ngành chăn nuôi từ tự cung tự cấp sang chăn nuôi hàng hóa, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Chăn nuôi lợn trang trại cho phép áp dụng được những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến nhất, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, số lượng sản phẩm lớn có độ đồng đều cao phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong nước và xuất khẩu. Trong vài năm trở lại đây, xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, lượng thịt xuất khẩu giảm, đặc biệt đối với thị trường Liên Bang Nga. Trong giai đoạn từ 2002 - 2004 xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam chỉ đạt khoảng từ 15 đến 20 nghìn tấn, lượng thịt xuất sang Nga giảm đáng kể do bị thịt lợn của một số nước từ Nam Mỹ cạnh tranh; sản phẩm thịt lợn sữa cũng bị cạnh tranh đáng kể. Một trong những khó khăn lớn cho xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam là giá thành cao, đặc biệt giá thành thịt lợn hơi năm 2004 khoảng 13.900 đến 16.500 đ/kg. Trong đó chi phí thức ăn trong giá thành chiếm khoảng từ 70-77%. Với giá thành như trên thì khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường Quốc tế và khu vực. Mặt khác, chúng ta chưa hoàn toàn khống chế được chất lượng thịt nhất là các chỉ tiêu về vệ sinh thú y: khả năng tồn dư một số kháng sinh, kim loại nặng trong thịt, độ nhiễm vi sinh, pH, độ cứng, độ dẻo. Điều này lý giải vì chúng ta chưa tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật chăn nuôi, quy trình vệ sinh thú y, quy trình giết mổ. Ta chưa khống chế hoàn toàn được một số bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, dịch tả. Ta đang trong quá trình xây dựng các trang trại an toàn dịch bệnh, chưa xây dựng được những vùng an toàn dịch bệnh. Chính vì vậy, khả năng ký hiệp định thú y với các nước nhập khẩu là rất khó khăn, là cản trở lớn cho việc xuất khẩu thịt lợn. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu các giải pháp về con giống, thức ăn nuôi dưỡng, quy trình vệ sinh thú y trong chăn nuôi, tiêu chuẩn chuồng trại, các giải pháp về phát triển chính sách và thị trường nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chăn nuôi, giảm giá thành thịt lợn xuất khẩu là yêu cầu cấp bách.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...