Thạc Sĩ Nghiên cứu một số giải pháp giảm giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần than Cao Sơn – VINACOMIN

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sỹ 110 trang.

    Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, trong quá trình đó cơ hội mở ra rất nhiều nhưng thách thức cũng không hề ít đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải nắm bắt được thời cơ, vượt qua khó khăn thử thách để tồn tại và phát triển.
    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành than đã và đang khẳng định vị thế của một tập đoàn kinh tế vững mạnh. Ngoài việc cung cấp than đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đã và đang đặt những bước chân ra thị trường thế giới. Do dự báo nhu cầu than cho nền kinh tế đất nước tăng nhanh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành than nâng cao sản lượng đến năm 2025 phải cung cấp cho nền kinh tế đất nước 120 triệu tấn than - gấp 3 lần sản lượng hiện nay. Để đạt được mục tiêu này, ngành than phải đương đầu và khắc phục các vấn đề cơ bản là : điều kiện khai thác than càng ngày càng khó khăn do các khoáng sàng than dễ khai thác đã gần hết; phải tiến hành khai thác than thân thiện với môi trường để giữ gìn môi trường sống chung của loài người.
    Do các điều kiện khai thác xuống sâu và ngày càng khó khăn, cung độ vận chuyển tăng, tỷ trọng than hầm lò tăng và giá cả đầu vào, chính sách thuế, chi phí môi trường tăng nên giá thành than năm 2010 tăng 76,5% so với năm 2006 và dự kiến tiếp tục tăng khoảng 5 đến 10% một năm trong các năm tiếp theo. Nếu so với giá thành sản xuất than của các nước sản xuất than lớn như Trong Quốc, Mỹ . thì giá thành sản xuất than của nước ta tương đối cao do năng suất thấp.
    Đối với trong nước, chủ yếu cung cấp than cho bốn hộ lớn: điện, xi măng, giấy và đạm, trong đó than điện chiếm phần lớn và tiếp tục tăng mạnh trong các năm tới để đáp ứng tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Tuy nhiên giá bán than cho các hộ này còn thấp hơn giá thành (không theo cơ chế thị trường) do Nhà nước khống chế để ổn định đời sống dân sinh và nền kinh tế quốc dân, nhưng hiện nay Nhà nước không còn bù đắp phần chi phí chênh lệch như trước nên tiêu thụ than trong nước không mang lại lợi nhuận cho ngành than.
    Do đó, bên cạnh việc không ngừng hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất, đầu tư thêm thiết bị, công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lượng và năng suất, thì việc tăng cường quản lý, sử dụng tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản xuất than là yêu cầu có tính tiên quyết để đảm bảo sự phát triển bền vững của Tập đoàn TKV hiện nay và trong tương lai.
    Vinacomin đã, đang và sẽ đặt mục tiêu quản lý sử dụng tiết kiệm chi sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh lên hàng đầu. Công tác này đó hoàn thiện qua từng giai đoạn, hoàn thiện cả về cơ chế và phương pháp quản trị và đó tạo ra lợi nhuận và tiêm lực tài chính chủ yếu của Tập đoàn. Hiện nay, VINACOMIN áp dụng khoán giá thành theo đơn giá công đoạn tổng hợp, một phương pháp quản lý chi phí, giá thành tiên tiến, khoa học; đơn giá được ban hành niêm yết công khai từng công đoạn sản xuất ; trên cơ sở đơn giá công đoạn và điều kiện sản xuất cụ thể Tập đoàn ban hành giá bán than nội bộ cho từng đơn vị. Theo cơ chế đó, để tăng lợi nhuận và hiệu quả sản xuất kinh doanh các công ty thành viên phải có biện pháp quản lý tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản xuất.
    Tuy nhiên, do mục tiêu sản lượng, nên các công ty khai thác than thuộc VINACOMIN nhiều lúc chưa thật sự quan tâm đến giảm giá thành sản xuất, còn có tình trạng "sản xuất bằng mọi giá", dẫn đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tăng cao, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khai thác than nói riêng và của ngành than nói chung.
    Xuất phát từ thực tế đó, vấn đề "Nghiên cứu một số giải pháp giảm giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần than Cao Sơn – VINACOMIN” là vấn đề có ý nghĩa thiết thực về lý luận, thực tiễn và có tính khả thi cao

    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH
    SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

    1.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất [1; 2; 3]
    1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, bản chất chi phí sản xuất
    1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
    1.2. Giá thành sản phẩm
    1.2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm
    1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
    1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và gia thành sản phẩm
    1.2.4. Các phương pháp tính giá thành
    1.2.4.1. Phân biệt đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành.
    1.2.4.2. Các phương pháp tính giá thành
    1.2.5. Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
    1.2.5.1.Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm:
    1.2.5.2. Phân tích tình hình biến động của một yếu tố và khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
    1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp khai thác khoáng sản
    1.3.1. Các nhân tố khách quan
    1.3.2. Các nhân tố chủ quan
    1.4. Công tác quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam
    1.4.1. Sự cần thiết khách quan của quản trị chi phí, giá thành
    1.4.2. Các phương pháp hạ giá thành sản phẩm
    1.4.3. Công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm của VINACOMIN
    CHƯƠNG 2
    PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
    CÁC ĐƠN VỊ KHAI THÁC THAN LỘ THIÊN CỦA CÔNG
    TY CỔ PHẢN THAN CAO SƠN - VINACOMIN
    GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

    2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần than Cao Sơn - VINACOMIN
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển [7; 13]
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần than Cao Sơn - VINACOMIN
    2.1.3. Đặc điểm khoáng sàng và công nghệ khai thác than của Công ty cổ phần than Cao Sơn [7]
    2.1.3.1. Đặc điểm địa lý
    2.1.3.2. Địa tầng và hệ thống vỉa than
    2.1.3.3. Công nghệ khai thác than của Công ty CP than Cao Sơn -VINACOMIN
    2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2006- 2010
    2.2.1. Sản lượng sản xuất
    2.2.2. Doanh thu
    2.2.3. Kết quả kinh doanh
    2.3. Phân tích chi phí và giá thành sản xuất than ở Công ty cổ phần than Cao Sơn giai đoạn 2006 - 2010
    2.3.1. Cơ chế quản lý chi phí và giá thành của Công ty cổ phần than Cao Sơn - VINACOMIN
    2.3.1.1.Cơ chế quản lý chi phí và giá thành của Tập đoàn VINACOMIN đối với Công ty cổ phần than Cao Sơn - VINACOMIN
    2.3.1.2. Quản lý chi phí và giá thành Công ty cổ phần than Cao Sơn
    2.3.2. Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Ờ Công ty cổ
    phần than Cao Sơn-Vinacomingiai đoạn 2006-2010 [2; 7]
    2.3.2.1. Tích hình thực hiện giá thành than tiêu thụ của Công ty than Cao Sơn giai đoạn 2006-2010
    2.3.2.2. Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến kết quả thực hiện giá thành sản phẩm của Công ty than Cao Sơn
    MỘT SÓ GIẢI PHÁP GIẢM GIÁ THÀNH SẢN XUẤT THAN LỘ
    THIÊN, ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CAO SƠN VINACOMIN

    3.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty [7]
    3.1.1. Mục tiêu phát triển của Công ty
    3.1.2. Quan điểm phát triển
    3.1.3. Cơ hội và thách thức
    3.2. Một số giải pháp giảm giá thành than sản xuất, tiêu thụ của công ty cổ phần than Cao Sơn - VINACOMIN
    3.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
    3.2.1.1. Nhóm giải pháp về quản tri chi phí:
    3.2.1.2. Nhóm các giải pháp về điều hành, sản xuất
    3.2.1.3. Nhóm giải pháp về công nghệ
    3.2.2. Các giải pháp giảm giá thành áp dụng cho sản xuất, tiêu thụ than tại Công ty cổ phần than Cao Sơn- VINACOMIN
    3.2.2.1. Nội địa hoá vật tư, phụ tùng sửa chữa và thay thế cho thiết bị
    3.2.2.2. Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, tổ chức lao động khoa học
    3.2.2.3. Tiết kiệm chi phí dự trữ bằng việc sử dụng mô hình tối ưu hóa lượng đặt hàng (EQC)
    3.2.2.4. Một số giải pháp khác
    3.3. Hiệu quả sản xuất của các giải pháp

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    1. Kết luận
    2. Kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...