Thạc Sĩ Nghiên cứu một số giải pháp để chuyển đổi nghề te xiệp ở huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ CHUYỂN ĐỔI NGHỀ TE XIỆP Ở HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU

    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT . 6
    LỜI NÓI ĐẦU . 7
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 9
    I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC 9
    II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC . 14
    III. ĐÁNH GIÁ CHUNG 18
    IV. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 19
    V. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI . 21
    CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 23
    I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 23
    II. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU . 23
    III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 23
    IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
    4.1. Phương pháp nghiên cứu tổng quát 23
    4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 25
    4.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 25
    4.2.2. Phương pháp xây dựng mô hình chuyển đổi 27
    4.2.3. Phương pháp xác định cỡ mẫu điều tra . 27
    4.2.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu . 28
    4.3. Tài liệu nghiên cứu . 28
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 30
    I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI 30
    1.1. Vị trí địa lý, địa hình 30
    1.2. Đặc điểm khí hậu 30
    1.3. Tài nguyên biển 30
    1.4. Diện tích và dân số . 31
    II. THỰC TRẠNG NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN Ở NGỌC HIỂN 31
    2.1. Năng lực tàu thuyền khai thác hải sản 31
    2.2. Cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản . 34
    2.3. Năng suất và sản lượng khai thác 35
    2.4. Lao động đánh cá . 37
    III. THỰC TRẠNG NGHỀ TE XIỆP Ở HUYỆN NGỌC HIỂN 38
    3.1. Ngư trường, mùa vụ và đối tượng đánh bắt . 38
    3.2. Số lượng và chủng loại tàu thuyền 39
    3.3. Kết cấu vỏ tàu và chủng loại máy thủy . 41
    3.4. Ngư cụ và trang thiết bị khai thác . 43
    3.5. Tình trạng sử dụng chất nổ, xung điện trong nghề Te xiệp . 47
    3.6. Lao động đánh cá trong nghề Te xiệp . 48
    3.7. Sản lượng và năng suất khai thác 50
    3.8. Chất lượng sản phẩm khai thác . 52
    3.9. Hiệu quả kinh tế nghề Te xiệp . 53
    3.10. Hiện trạng kinh tế xã hội của các hộ ngư dân nghề Te xiệp . 54
    IV. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI NGHỀ TE XIỆP ĐỂ BẢO VỆ
    NGUỒN LỢI HẢI SẢN VEN BỜ 55
    4.1. Đề xuất hướng chuyển đổi nghề Te xiệp . 55
    4.2. Cơ sở khoa học của việc chuyển đổi nghề . 56
    4.3. Xác định mô hình để chuyển đổi nghề Te xiệp . 58
    4.4. Quy trình chuyển đổi nghề Te xiệp sang nghề mới 58
    4.5. Đánh giá hiệu quả của mô hình sau khi chuyển đổi . 60
    4.5.1. Thông tin về hộ thực hiện mô hình . 60
    4.5.2. Đánh giá hoạt động sản xuất sau khi chuyển đổi . 61
    4.5.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình . 66
    4.6. Các giải pháp chung để chuyển đổi nghề Te xiệp . 67
    4.6.1. Chuyển đổi nghề Te xiệp sang nghề khai thác khác 67
    4.6.2. Chuyển đổi nghề Te xiệp sang nghề nuôi trồng thủy sản 69
    4.6.3. Chuyển đổi nghề Te xiệp sang nghề dịch vụ khác . 69
    4.7. Đề xuất các giải pháp nhân rộng mô hình . 70
    4.7.1. Giải pháp về thể chế chính sách 70
    4.7.2. Giải pháp đề xuất các nhóm nghề chuyển đổi 71
    4.7.3. Giải pháp về hỗ trợ tài chính 72
    4.7.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực . 72
    4.7.5. Giải pháp về nhân rộng mô hình 73
    4.7.6. Giải pháp về lựa chọn đối tượng chuyển đổi 73
    4.7.7. Giải pháp thông tin, tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi hải sản 74
    4.7.8. Giải pháp về công tác khuyến ngư 75
    CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
    KẾT LUẬN . 77
    KIẾN NGHỊ 79
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

    LỜI NÓI ĐẦU
    Huyện Ngọc Hiển thuộc tỉnh Cà Mau nằm ở vị trí tận cùng của đất nước. Với địa
    hình là một bán đảo, ba mặt tiếp giáp biển với bờ biển dài 98 km. Vùng biển Ngọc
    Hiển nằm giao thoa giữa 2 ngư trường trọng điểm Đông Nam Bộ (bờ biển dài 72 km)
    và Tây Nam Bộ (bờ biển dài 26 km). Trên vùng biển Ngọc Hiển có cụm đảo Hòn
    Khoai giữ vai trò rất quan trọng đối với khai thác thủy sản và an ninh quốc phòng [21].
    Hệ thống sông ngòi với mật độ dày đặc được nối với nhau tạo thành mạng lưới
    chằng chịt và thông ra biển với nhiều cửa sông, rạch lớn nhỏ, trong đó có 5 cửa sông
    lớn quan trọng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng làm cho nguồn tài nguyên
    sinh vật biển ở vùng biển Ngọc Hiển đa dạng và phong phú vào bậc nhất nước ta. Với
    lợi thế là một ngư trường có nguồn lợi hải sản giàu có cùng với điều kiện tự nhiên rất
    thuận lợi cho nghề khai thác hải sản, nên Ngọc Hiển luôn là một trong những địa
    phương có sản lượng khai thác cao của tỉnh Cà Mau.
    Tuy nhiên, nghề khai thác hải sản ở Ngọc Hiển chủ yếu phát triển mạnh ở các
    vùng nước gần bờ và ven đảo. Việc phát triển nhanh chóng đội tàu đánh bắt bằng các
    nghề Te xiệp có công suất nhỏ đã dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm trong hoạt động
    khai thác, đặc biệt là khai thác hải sản ven bờ.
    Vùng biển ven bờ Ngọc Hiển đang ngày càng chịu nhiều sức ép do các hoạt động
    khai thác hải sản quá mức của con người như: sử dụng kích thước mắt lưới quá nhỏ,
    khai thác quá mức, sử dụng các phương pháp khai thác hủy diệt, sử dụng các loại ngư
    cụ khai thác có hại, ô nhiễm môi trường Nhìn chung nguồn lợi hải sản ven bờ đang
    ngày càng suy giảm cả về chất lượng và số lượng. Nhiều dấu hiệu cho thấy sự bền
    vững của nghề khai thác hải sản ven bờ ở Ngọc Hiển đang đứng trước những thử thách
    nghiêm trọng. Mặt khác, mọi hoạt động khai thác hải sản ven bờ, đặc biệt là hoạt động
    khai thác hải sản của những loại nghề gây xâm hại nguồn lợi như nghề Te xiệp vẫn
    đang diễn ra khá tự do và càng trở nên khó kiểm soát.
    Trước thực trạng đó, vấn đề cấp thiết cần giải quyết là điều chỉnh cơ cấu nghề
    nghiệp nhằm giảm áp lực khai thác đối với nguồn lợi hải sản ven bờ trên cơ sở khai
    thác hợp lý và bền vững nguồn lợi hải sản. Nghiên cứu đề xuất các phương pháp
    chuyển đổi công nghệ khai thác hải sản ven bờ trên cơ sở giảm dần những nghề có ảnh
    hưởng xấu đến nguồn lợi như nghề Te xiệp.
    Từ thực trạng nguồn lợi và khai thác hải sản ở các vùng nước ven bờ Ngọc Hiển
    nêu trên cũng như nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp khai thác hải sản ven bờ của cộng
    đồng ngư dân nghề Te xiệp. Vấn đề cấp bách đặt ra là giảm cường độ khai thác vùng
    ven bờ, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp khai thác hợp lý, đảm bảo sinh kế cho ngư dân
    ven biển góp phần phát triển bền vững nghề khai thác hải sản. Do đó, việc nghiên cứu
    giải pháp để chuyển đổi nghề Te xiệp là một yêu cầu bức thiết.
    Để góp phần giải quyết vấn đề trên, việc tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số giải
    pháp để chuyển đổi nghề Te xiệp ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau” là rất cần thiết.
    Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đánh giá thực
    trạng và đề xuất một số giải pháp hợp lý để chuyển đổi nghề Te xiệp. Tăng cường việc
    bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững ngành thủy
    sản ở địa phương.
    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
    Hiện nay, tình trạng khai thác hải sản ven bờ ở nhiều nước trên thế giới cũng như
    khu vực Đông Nam Á đều đã quá mức cho phép, nguồn lợi cạn kiệt, hiệu quả kinh tế
    của các hoạt động khai thác giảm dần. Các nước đều nhận thấy tầm quan trọng của
    việc quản lý và phát triển nghề cá ven bờ theo hướng bền vững, đưa ra các chính sách
    hạn chế số lượng tàu thuyền khai thác, cấm và hạn chế hoạt động các ngư cụ và
    phương pháp khai thác có hại, đồng thời cũng có các giải pháp hiệu quả để giải quyết
    việc làm cho số lao động dư thừa trong quá trình thực thi chính sách. Kiểm soát chặt
    chẽ và phát triển nghề khai thác hải sản ven bờ bền vững [29].
    Năm 1995, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) đã
    đưa ra Bộ Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm. Năm 1997, trên cơ sở Bộ Quy tắc
    này, Trung tâm Phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) đã xây dựng bản hướng
    dẫn chi tiết về nghề cá có trách nhiệm (Code of Conduct for Responsible Fisheries)
    phù hợp với điều kiện nghề cá các nước Đông Nam Á, trong đó mục 7.6.4 có ghi “các
    hình thức đang tồn tại của các ngư cụ, phương pháp và hoạt động thực tế phải được
    kiểm tra và phải có các biện pháp đảm bảo rằng nếu ngư cụ, phương pháp và hoạt
    động đó không theo đúng việc đánh bắt có trách nhiệm thì cần phải loại bỏ và thay thế
    bởi các biện pháp được chấp nhận khác” [28] và mục 8.4.2 ghi rõ “các quốc gia phải
    cấm sử dụng chất nổ, chất độc và các hoạt động khai thác mang tính hủy diệt khác”
    [28].
    Theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNPF), hơn 2/3 nguồn lợi hải sản trên thế giới
    bị khai thác quá mức. Điều này đã làm cho hoạt động nghề cá chuyển sang quy mô lớn
    hơn và việc sử dụng ngư cụ hủy diệt cũng gia tăng nhằm khai thác triệt để nguồn lợi.
    Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEF), các phương pháp khai thác
    hủy diệt là mối đe dọa lớn nhất vì nó không những làm cho nguồn lợi suy giảm nhanh
    chóng mà còn tàn phá các hệ sinh thái môi trường. Các phương thức khai thác hủy diệt
    nguy hiểm nhất phải kể đến là lưới Kéo, Te đẩy, thuốc nổ, chất độc Cyanua. Tác hại
    của lưới Kéo, Te đẩy là vơ vét toàn bộ nền đáy, đe dọa đến đa dạng sinh học.
    Theo thống kê của FAO, nhiều vùng biển “giàu có” của thế giới nay đã trở nên
    nghèo nàn, 12/16 vùng nghiên cứu cho thấy ít nhất 70% trữ lượng cá đã bị khai thác
    hoàn toàn hoặc khai thác quá mức. Nguồn lợi thủy sản có 590 đối tượng kinh tế thì
    47% bị khai thác hoàn toàn, 18% bị khai thác quá mức và 9% bị cạn kiệt hoàn toàn
    trong đó có sự đóng góp đáng kể của các nghề lưới Kéo, Te xiệp, lưới Rùng . Điều
    này cho thấy chúng ta đã vượt qua ngưỡng khai thác cực đại và cần phải có những biện
    pháp quản lý phù hợp để hạn chế việc khai thác nguồn lợi [32].
    Trước nguy cơ nguồn lợi hải sản, hệ sinh thái bị tàn phá nghiêm trọng bởi các
    nghề khai thác có tính chọn lọc thấp như Te xiệp, lưới Kéo, lưới Rùng và các phương
    pháp khai thác hủy diệt như xung điện, chất nổ, chất độc. Một số giải pháp về khai
    thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản hợp lý được áp dụng trên thế giới như sau [31]:
    1.- Giảm số lượng tàu thuyền khai thác và chuyển đổi nghề nghiệp:
    Từ giữa thập kỷ 90 Mỹ giảm sản lượng khai thác bằng cách loại bỏ tàu cũ và các
    nghề gây xâm hại nguồn lợi, hỗ trợ vốn để đóng tàu làm các nghề không hủy diệt
    nguồn lợi.
    Trung Quốc loại bỏ hoàn toàn các tàu nhỏ cũ nát khai thác ven bờ, kém hiệu quả
    như lưới Kéo, Te xiệp và tăng cường tập huấn cho ngư dân về các nghề khai thác hiệu
    quả và nghề nuôi trồng thủy sản.
    Nhật Bản và châu Âu thực hiện chương trình cắt giảm cường lực khai thác và áp
    dụng khoa học công nghệ tiên tiến, chuyển đổi lực lượng khai thác ven bờ sang nuôi
    trồng thủy sản [32].
    Chi Lê từ năm 2000, cấm mọi hoạt động khai thác hải sản từ 5 hải lý trở vào bờ,
    chuyển ngư dân sang nuôi cá Hồi xuất khẩu đứng thứ nhì thế giới 171.000 tấn.
    Liên minh châu Âu cắt giảm 2% tàu khai thác hàng năm. Số lượng tàu cá giảm từ
    96.000 chiếc (2000) xuống 88.701 chiếc (2003). Trong đó, 13% tàu lưới Kéo, 6% tàu
    lưới Rùng, 3% tàu lưới Rê, 16% tàu câu và 62% là tàu Te xiệp, Vó mành, nghề khác
    [26].
    Từ năm 1983 - 1998, Hà Lan cắt giảm 32% số lượng tàu thuyền các nghề ven bờ
    như lưới Kéo, Te xiệp, lưới Rùng và 7% cường lực khai thác. Kết quả là ngành khai
    thác Hà Lan đã tăng lợi nhuận vào năm 1998 [26].
    Phát triển nghề nuôi hải sản để bù đắp hải sản thiếu hụt, giải quyết sinh kế cho
    ngư dân thất nghiệp do cắt giảm tàu thuyền đánh cá hoặc các nghề cấm khai thác là
    giải pháp được nhiều nước áp dụng [17]. Đây là giải pháp quan trọng mang lại hiệu
    quả nhanh chóng trong việc giảm áp lực cho nghề khai thác ven bờ.
    Nhật Bản, Nauy, Anh, Chi Lê, Hy Lạp, Indonesia, Philippin . đã phát triển nghề
    nuôi nhân tạo một số đối tượng hải sản để thay thế cho nghề khai thác các loài này
    ngoài tự nhiên vì nguồn lợi đã cạn kiệt và tạo việc làm cho một số ngư dân đánh cá bị
    cấm khai thác.
    2.- Xây dựng các khu bảo tồn biển và rạn nhân tạo:
    Tại Tanzania, Chính phủ đã tổ chức thiết lập các khu bảo tồn tự nguyện ở các
    ngư trường trọng điểm để hạn chế tình trạng đánh cá hủy diệt tràn lan. Sau một thời
    gian triển khai, việc sử dụng các phương pháp khai thác hủy diệt để khai thác cá giảm
    đáng kể và nguồn lợi hải sản phục hồi rõ rệt [36].
    Malaysia từ năm 1994, vùng từ 2 hải lý trở vào bờ của 38 hòn đảo trở thành khu
    bảo tồn biển, duy trì đa dạng sinh học [36].
    Thái Lan xây dựng 6 km rạn san hô nhân tạo tại vùng biển ven bờ thuộc tỉnh
    Nakhomsithammarat [35].
    Đài Loan thiết lập các khu bảo tồn biển, các rạn nhân tạo và các khu vực cấm
    khai thác dọc theo bờ biển, thực hiện việc thả giống ra biển để tăng nguồn lợi hải sản
    [10].
    3.- Cấm có thời hạn một số loại nghề:
    Pêru cấm các nghề khai thác cá Cơm, cá Trích trong mùa sinh sản (từ 21/4 đến
    20/5).

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Hoàng An, 2006. Thực trạng và giải pháp bảo vệ khu vực cấm khai
    thác bãi bồi thuộc vườn quốc gia mũi Cà Mau
    2. Nguyễn Văn Chiêm - Thả tôm trở lại biển - Tạp chí thủy sản 7/2003
    3. Nguyễn Duy Chỉnh và nnk, 2004. Quy hoạch nghề khai thác hải sản gần bờ
    vùng biển Đông - Tây Nam Bộ đến năm 2010
    4. Phạm Ngọc Đẳng - Nguồn lợi tôm biển Việt Nam - Chuyên khảo biển Việt
    Nam, tập IV, 1994
    5. Nguyễn Chu Hồi và nnk, 2006. Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và kinh tế
    để chuyển đổi nghề Te xiệp sang nghề khác không xâm hại nguồn lợi hải sản
    6. Nguyễn Long, 2004. Quản lý có trách nhiệm nghề cá biển Việt Nam
    7. Phạm Thược, 1995. Nghiên cứu đánh giá tình hình nguồn lợi thủy sản ở vùng
    biển phía Tây tỉnh Minh Hải
    8. Phạm Thược, 1998. Điều tra đánh giá nguồn lợi hải sản gần bờ. tiếp tục
    nghiên cứu khu vực cấm và hạn chế đánh bắt để bảo vệ nguồn lợi hải sản
    9. Phạm Thược - Cơ sở khoa học cho vấn đề quản lý bền vững nguồn lợi hải sản
    vùng biển gần bờ Việt Nam - Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá
    biển, tập II, 2001
    10. Lê Trọng - Công tác nâng cao trữ lượng nguồn lợi tại Nhật Bản và Đài Loan -Tạp chí Thông tin Khoa học Công nghệ và Kinh tế thủy sản 6/2002, trích dịch
    từ SEAF.ASIAN. No 12/2001
    11. Bộ thủy sản, 2005 - 2006. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch Nhà
    nước hàng năm và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm tới
    của ngành Thủy sản
    12. Chi cục BVNLTS Cà Mau, 2005. Báo cáo số liệu tổng điều tra tàu cá và
    thuyền viên tỉnh Cà Mau năm 2004
    13. UNBD tỉnh Kiên Giang, 2003. Báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị
    01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và 4 năm thực hiện Quyết định
    1236/QĐ - UB của UBND tỉnh Kiên Giang
    14. Luật thủy sản số 17/2003/QH11 được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ
    nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003
    15. Một số vấn đề về khôi phục và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản - Tạp
    chí Thông tin Khoa học Công nghệ và Kinh tế thủy sản 2/2003
    16. Một số vấn đề quản lý nguồn lợi thủy sản ven bờ trên cơ sở cộng đồng tại các
    thôn ven biển xã Ninh Ích. huyện Ninh Hòa. tỉnh Khánh Hòa - Tạp chí Thông
    tin Khoa học Công nghệ và Kinh tế thủy sản 2/2002
    17. Nuôi trồng thủy sản có thể thay thế cho nghề khai thác cá vùng rạn hay không
    - Tạp chí Thông tin Khoa học Công nghệ và Kinh tế thủy sản 11/2005, bài
    dịch từ Global Aquaculture Avocate. No 2 - 2004
    18. Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản qua 10 năm thực hiện - Tạp
    chí Thông tin Khoa học Công nghệ và Kinh tế thủy sản 1/2000
    19. Quyết định số 10/QĐ - CP ngày 11/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê
    duyệt Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến
    năm 2020
    20. Sở thủy sản Cà Mau, 2001 - 2006. Báo cáo tổng kết hàng năm và phương
    hướng thực hiện nhiệm vụ năm tiếp theo
    21. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên huyện Ngọc Hiển tại Website:
    http://www.camau.gov.vn
    22. Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2004. Quy hoạch tổng thể phát triển
    ngành thủy sản tỉnh Cà Mau đến năm 2010
    23. Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2005. Tổng quan nghề cá tỉnh Cà Mau
    24. Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2006. Quy hoạch tổng thể phát triển
    ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
    25. EU Commission, 2002. Proposal for a Council Regulation on the conservation
    and sustainable exploitation of fisheries resources under the Common
    Fisheries Policy. COM (2002), 185 final
    26. Davidse WP, 2000. The effects of transferable property rights on the fleet
    capacity and ownership of harvesting rights in the Dutch Demersal North Sea
    fisheries. In: Shotton R, editor. Use of property rights in fisheries
    management. FAO fisheries technical paper 404/2.
    27. Jeanette Fitzsimons MP, 2002. Sustainable Fisheries - Does the Quota
    Management System protect us from overfishing
    28. FAO, 1995. Code of Conduct for Responsible Fisheries
    29. FAO, 1996. Integration of Fisheries Into Coastal Area Management
    30. FAO, 1999. Indicators for Sustainable Development of Marine Capture
    Fisheries
    31. FAO, 2002. Interactive Mechanism for Small - Scale Fisheries Management
    32. FAO, 2004. The State of the World Fisheries and Aquaculture
    33. FAO, 2004. Report of the National Conference on Responsible Fisheries in
    Viet Nam. FAO/Fish Code. Review No 9
    34. FAO, 2004. Report of the National Workshop on the Code of Conduct for
    Responsible Fisheries and its Practical Application to Coastal Aquaculture
    Development in Viet Nam. FAO/Fish Code. Review No 12
    35. Fish for the people. Vol 1. No 1/2003
    36. SEAFDEC, 1995. Proceeding of The 1st Regional Workshop on Enhancing
    Coastal Resource
    37. SEAFDEC, 1998. Reponsible Fishing Operation
    38. Steffen H., Markus S., 2005. Flexible management of fishing rights and a
    sustainable fisheries industry in Europe. In Marine policy, 9 pp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...