Thạc Sĩ Nghiên cứu một số giải pháp chuẩn bị kỹ thuật phòng tránh lũ quét cho thành phố yên bái – tỉnh yên b

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 28/7/16.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Tính cấp thiết của đề tài
    Lũ quét là một trong những thảm hoạ tự nhiên gây thiệt hại nặng nề về người và của đối với nhân loại trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong một số trường hợp nó có sức tàn phá khủng khiếp và trở thành thảm hoạ tự nhiên, như trận lũ quét năm 1998 ở thị xã Lai châu (cũ) đã xoá sổ cả bản Mường Lay và khu vực thị xã. Trong những năm gần đây, hiện tượng lũ quét xảy ra ngày càng phổ biến và nghiêm trọng đối với các tỉnh miền núi nước ta. Mỗi năm có đến hàng chục trận lũ quét, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, nhiều người thiệt mạng, nhà cửa và gia súc, gia cầm bị cuốn trôi, cuộc sống của người dân vùng lũ bị xáo trộn.
    Thành phố Yên Bái – tỉnh Yên Bái có đặc điểm là địa hình có độ dốc lớn, đô thị nắm bám theo các triền sông, triền suối, các lưu vực phía trên thượng nguồn thường bị tình trạng người dân đốt phá rừng và khai hoang bừa bãi, là nơi có nguy cơ xảy ra lũ quét cao.
    Vì vậy khi quy hoạch, xây dựng các đô thị miền núi nói chung và Thành phố Yên Bái – tỉnh Yên Bái nói riêng thì vấn đề nghiên cứu các giải pháp phòng tránh lũ quét, lũ bùn đá và phòng tránh trượt lở là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết.
    Mục đích nghiên cứu
    Xác định hiện trạng, nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng và phân vùng dự báo mức độ nguy hiểm dễ xẩy ra tai biến lũ quét.
    Đề xuất biện pháp khắc phục, đưa ra các khuyến cáo và các biện pháp chuẩn bị kỹ thuật có hiệu quả nhằm phòng tránh, giảm thiểu hậu quả và rủi ro đối với tính mạng và tài sản, góp phần đảm bảo môi trường sống an toàn và bền vững cho TP Yên Bái – tỉnh Yên Bái
    Nội dung nghiên cứu:
     Nghiên cứu tổng quan về lũ quét, sự hình thành và phân loại lũ quét, nguyên nhân của sự gia tăng lũ quét ở khu vực miền núi phía Bắc.
     Phân tích, đánh giá đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu và dự báo nguy cơ xảy ra lũ quét của khu vực Thành phố Yên Bái – tỉnh Yên Bái
     Tìm hiểu Các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do lũ quét gây ra ở Việt Nam và trên thế giới.
     Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật tổng hợp trong quy hoạch xây dựng và thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ quét gây ra cho Thành phố Yên Bái – tỉnh Yên Bái
    Đối tượng và pham vi nghiên cứu:
     Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và dự báo nguy cơ xảy ra lũ quét ở Thành phố Yên Bái – tỉnh Yên Bái.
     Phạm vi nghiêm cứu: Thành Phố Yên Bái – tỉnh Yên Bái và lấy một số vị trí đặc biệt để nghiên cứu, đưa ra giải pháp cụ thể.
    Phương pháp nghiên cứu:
     Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: Thu thập và nghiên cứu tài liệu, số liệu thực tế về lũ quét và đặc điểm, điều kiện hình thành lũ quét ở TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái, từ đó đánh giá chung.
     Phương pháp kế thừa: Kế thừa những lý luận khoa học của các tài liệu, các công trình khoa học của các tác giả đi trước.
     Phương pháp xử lý thông tin: Tổng hợp, phân tích và xử lý các thông tin được thu thập làm cơ sở lý luận cho đề tài
     Phương pháp thực địa: Điều tra, khảo sát thực địa hiện trạng địa hình TP Yên Bái và khu vực lân cận.
    Cấu trúc đề tài:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận kiến nghị,cấu trúc đề tài nghiên cứu gồm 3 chương.
     Chương I. Thực trạng chuẩn bị kỹ thuật phòng tránh lũ quét tại Thành phố Yên Bái
     Chương II. Cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu Chuẩn bị kỹ thuật phòng tránh lũ quét ở Thành phố Yên Bái – tỉnh Yên Bái.
     Chương III. Đề xuất một số giải pháp chuẩn bị kỹ thuật phòng tránh lũ quét cho Thành phố Yên Bái – tỉnh Yên Bái.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    NỘI DUNG 3
    CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VỀ CHUẨN BỊ KỸ THUẬT PHÒNG TRÁNH LŨ QUÉT TẠI THÀNH PHỐ YÊN BÁI 3
    1.1 Khái niệm về lũ quét: 3
    1.1.1 Định nghĩa lũ quét 3
    1.1.2 Đặc điểm của lũ quét 3
    1.2 Giới thiệu chung về thành phố Yên Bái: 4
    1.2.1. Các điều kiện tự nhiên: 4
    1.2.2 Hiện trạng kinh tế xã hội: 8
    1.2.3 Hiện trạng Hạ tầng kỹ thuật. 11
    1.2.4 Tình hình đô thị hóa và các hoạt động phá vỡ bề mặt tự nhiên . 16
    1.3 Thực trạng lũ quét tại khu vực miền núi phía Bắc 19
    1.3.1 Thực trạng chung 19
    1.3.2 Diễn biến và tình hình thiệt hại do lũ quét hàng năm 20
    1.3.3 Thực trạng một số trận lũ quét điển hình tại khu vực miền núi phía Bắc 23
    1.3.4 Sơ đồ tai biến lũ quét khu vực Tây Bắc bộ 27
    1.4 Thực trạng lũ quét tại Yên Bái 27
    1.4.1 Thực trạng một số trận lũ quét điển hình tại Yên Bái 27
    1.4.2 Thực trạng công tác phòng tránh lũ quét tại Yên Bái 32
    CHƯƠNG II. 35
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÒNG TRÁNH LŨ QUÉT Ở THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI 35
    2.1 Sự hình thành và phân loại lũ quét. 35
    2.1.1 Sự hình thành lũ quét 35
    2.1.2 Phân loại lũ quét 37
    2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành lũ quét: 40
    2.1.4 Chỉ tiêu phân loại và tiêu chuẩn đánh giá lũ quét 46
    2.2 Nguyên nhân của sự gia tăng lũ quét trong những năm gần đây. 49
    2.2.1 Các nguyên nhân tự nhiên 49
    2.2.2 Các nguyên nhân do hoạt động của con người 53
    2.3 Kinh nghiệm phòng tránh lũ quét. 57
    2.3.1 Kinh nghiệm từ các giải pháp công trình 57
    2.3.2 Kinh nghiệm từ các giải pháp phi công trình 59
    2.3.3 Ưu nhược điểm của các biện pháp phòng tránh lũ quét 60
    2.4 Dự báo các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét cho TP Yên Bái. 64
    2.4.1 Cơ sở lý luận của việc dự báo nguy cơ xảy ra lũ quét 64
    2.4.2 Thành lập bản đồ nguy cơ Tai biến lũ quét cho Thành phố Yên Bái 68
    CHƯƠNG III. 70
    ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT PHÒNG TRÁNH LŨ CHO THÀNH PHỐ YÊN BÁI – TỈNH YÊN BÁI. 70
    3.1 Quan điểm và định hướng cho sự an toàn đô thị 70
    3.1.1 Các quan điểm ứng phó với tai biến lũ quét: 70
    3.1.2 Quan điểm và định hướng phát triển bền vững cho TP Yên Bái 70
    3.2. Phân vùng các lưu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét. 72
    3.2.1 Các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét sườn dốc. 72
    3.2.2 Các lưu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét nghẽn dòng. 74
    3.2.3 Giải pháp phòng tránh và ứng phó cho từng vùng trong lưu vực. 77
    3.3 Giải pháp về quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật phòng tránh lũ quét. 79
    3.3.1 Lựa chọn đất đai xây dựng đô thị: 79
    3.3.2 Quy hoạch trị thủy các sông suối chính chảy qua đô thị 82
    3.3.3 Quy hoạch thiết kế các công trình cầu, cống hợp lý. 84
    3.4 Giải pháp điều tiết lưu lượng lũ. 86
    3.4.1 Xây dựng hồ chứa điều tiết lũ 86
    3.4.2 Xây dựng các đập tràn điều tiết, làm chậm lũ 88
    3.4.3 Phân dòng lũ 90
    3.4.4 Xây dựng bổ sung các tràn sự cố ở các hồ chứa nước 92
    3.5 Giải pháp chống xói mòn, sạt lở. 92
    3.5.1. Tăng cường lớp thảm thực vật. 92
    3.5.2 Gia cố mái kè sườn dốc 93
    3.5.3 Biện pháp kỹ thuật thủy lợi chống xói mòn sườn dốc. 95
    3.5.4 Xây dựng đê, tường chắn lũ quét 96
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
    KẾT LUẬN: 98
    KIẾN NGHỊ: 99
     
Đang tải...