Thạc Sĩ Nghiên cứu một số giải pháp chuẩn bị kỹ thuật nhằm phòng tránh ngập lụt trong QHXD khu đô thị Chân M

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 28/7/16.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Tính cấp thiết của đề tài
    Lũ lụt miền Trung nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng là một trong những tai biến tự nhiên, thường xuyên đe dọa cuộc sống của người dân và sự phát triển kinh tế xã hội trong vùng.
    Vào những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI thiên tai lũ lụt đã liên tiếp xảy ra. Đặc biệt các trận lũ lịch sử vào tháng XI và tháng XII/1999 ước tính tổn thất nhiều tỷ đồng, làm chết hàng trăm người Lũ lụt đã để lại hậu quả hết sức nặng nề, hàng ngàn hộ dân phải di dời khỏi các vùng sạt lở, ngập lụt, hệ sinh thái môi trường các vùng cửa sông ven biển bị hủy hoại nghiêm trọng.
    Lũ lụt Miền Trung có những nét đặc trưng cơ bản: tần suất lớn, trung bình hàng năm có khoảng 3 - 4 trận lũ xuất hiện trên các sông; thời gian truyền lũ rất nhanh, ngập lụt xẩy ra khi có mưa lớn chỉ sau từ 2 đến 8 giờ; thời gian duy trì ngập lụt ngắn; cường suất lũ rất lớn và rất bất ổn định, thay đổi theo từng đoạn sông và từng trận lũ; biên độ lũ cao, thời gian lũ lên rất ngắn gây ra ngập lụt nghiêm trọng.
    Khu đô thị Chân Mây nằm trong khu vực có điều kiện địa hình phức tạp gồm 3 dạng cơ bản: Địa hình đồi núi phía Nam, đây là địa hình mà nước mưa có thể đổ về khu quy hoạch rất nhanh. Địa hình đồng bằng và các doi cát ven biển, khi có lũ về dễ bị ngập úng. Địa hình thấp trũng dọc theo sông Bù Lu, thường xuyên bị ngập úng khi có lũ và khi mưa lớn.
    Theo báo cáo thế giới, Việt Nam là một trong các nước hàng đầu sẽ phải chịu tác động mạnh của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu trong 30 năm tới. Khu đô thị Chân Mây cũng như các rất nhiều các đô thị ven biển khác, hàng năm đều phải gánh chịu các trận lụt, bão lũ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Vì vậy đề tài “ Nghiên cứu một số giải pháp chuẩn bị kỹ thuật nhằm phòng tránh ngập lụt trong QHXD khu đô thị Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Huế” là rất cần thiết và thực sự cấp bách góp phần bảo vệ cuộc sống an toàn và phát triển của người dân trong khu vực cũng như góp phần đảm bảo cho khu kinh tế phát triển bền vững trong tương lai.
    Mục đích nghiên cứu
    - Nghiên cứu hiện trạng công tác chuẩn bị kỹ thuật với việc phòng chống thiên tai lũ lụt của khu đô thị Chân Mây.
    - Nghiên cứu các tác động của thiên tai lũ lụt, triều cường, nước biển dâng ảnh hưởng đến khu đô thị Chân Mây.
    - Đề xuất các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật nhằm giảm thiểu tác động của thiên tai lũ lụt.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật phòng chống ngập lụt.
    - Giới hạn không gian nghiên cứu: Khu đô thị mới Chân mây, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
    - Thời gian: giai đoạn 2010 – 2020.
    Nội dung nghiên cứu
    - Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu vực nghiên cứu
    - Đánh giá hiện trạng ngập úng, ngập lụt khu vực nghiên cứu.
    - Nghiên cứu các yếu tố thiên tai tác động đến khu vực.
    - Đề xuất công thức tính toán lũ, công thức tính toán thủy lực nhằm đưa ra các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật cho khu vực.
    - Đề xuất một số giải pháp chuẩn bị kỹ thuật nhằm phòng tránh ngập úng, ngập lụt cho khu vực.
    - Ứng dụng kết quả tính lũ trong việc xác định cao độ nền xây dựng cho khu vực.
    Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trạng, thu thập tài liệu.
    - Phương pháp phân tích, đánh giá các thông tin được thu thập.
    - Phương pháp tổng hợp, so sánh.
    - Phương pháp kế thừa có chọn lọc những kết quả đã nghiên cứu về khu đô thị Chân Mây .
    Hướng kết quả nghiên cứu
    - Đưa ra được các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật phòng tránh ngập lụt, giảm nhẹ hậu quả do ngập lụt tại khu đô thị Chân mây, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
    Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    - Nghiên cứu chung các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật có tính ứng dụng cao trong cuộc sống, để thuận tiện trong quản lý, hiệu quả trong công tác phòng tránh ngập lụt và giảm thiểu hậu quả do thiên tai, hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển đô thị bền vững trong tương lai.
    - Làm ví dụ điển hình cho các khu đô thị có điều kiện địa hình tương tự trong cả nước.
    Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan CBKT phòng tránh ngập lụt tại khu đô thị Chân Mây, tỉnh thừa Thiên Huế.
    Chương 2: Cơ sở khoa học của công tác CBKT Khu đô thị Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Huế với vấn đề phòng tránh ngập lụt.
    Chương 3: Đề xuất các giải pháp CBKT nhằm phòng tránh ngập lụt trong QHXD khu đô thị Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Huế.
     
Đang tải...