Thạc Sĩ Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 4
    Chương 1
    TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1. Nhận thức về đa dạng sinh học 7
    1.2. Lịch sử nghiên cứu Đa dạng sinh học ( ĐDSH ) Việt Nam 8
    1.2.1. Những công trình nghiên cứu về đa dạng thực vật 9
    1.2.2. Những công trình nghiên cứu về đa dạng động vật 9
    1.2.3. Những công trình nghiên cứu động - thực vật tại Phong Quang 10
    Chương 2
    KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI
    KHU VỰC NGHIÊN CỨU
    2.1. Đặc điểm tự nhiên 12
    2.1.1. Vị trí địa lý 12
    2.1.2. Địa hình - địa thế, địa chất và thổ nhưỡng 13
    2.1.3. Khí hậu thuỷ văn 15
    2.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội xã Phong Quang 16
    2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 16
    2.2.2. Thực trạng phát triển y tế, văn hoá 18
    2.3. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất 19
    2.3.1. Tình hình quản lý đất đai 19
    2.3.2. Hiện trạng sử dụng các loại đất đai 19
    Chương 3
    MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1. Mục tiêu đề tài 22
    3.2. Nội dung nghiên cứu 22
    3.2.1. Nghiên cứu tính ĐDSH của KBTTN Phong Quang 22
    3.2.2. Tình hình sử dụng DDSH ở KBTTT Phong Quang 22
    3.2.3. Đánh giá công tác bảo tồn DDSH ở KBTTN Phong Quang 22
    3.2.4. Đề xuất các giải pháp quản lý tính ĐDSH ở KBTTN Phong Quang 22
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 23
    3.3.1. Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) 23
    Trang
    3.3.2. Phương pháp kế thừa và chuyên gia 23
    3.3.3. Kiểm tra bổ xung 23
    3.3.3.1. Điều tra tính ĐDSH 23
    3.3.3.2. Điều tra đa dạng văn hoá, phong tục, tập quán và lễ hội 24
    3 3.3.3. Điều tra khai thác, sử dụng lâm sản, canh tác nương rẫy và thu nhập kinh tế. 24
    3.3.4. Nội nghiệp 24
    3.4. Phạm vi nghiên cứu 27
    Chương 4
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
    4.1. Đa dạng sinh học của KBTTN Phong Quang và giá trị. 28
    4.1.1. Đặc điểm ự đa dạng khu hệ thực vật KBTTN Phong Quang 28
    4.1.2. Đặc điểm về sự đa dạng cấu trúc tổ thành loài và giá trị của khu hệ động vật KBTTN Phong Quang. 30
    4.1.2.1. Thành phần loài 30
    4.1.2.2. Đặc điểm phân bố tự nhiên theo sinh cảnh của các loài động vật rừng trong KBTTN Phong Quang. 31
    4.1.2.3. Đặc điểm giá trị động vật rừng KBTTN Phong Quang 33
    4.1.2.4. Tình trạng các loài động vật rừng KBTTN Phong Quang 34
    4.2. Đặc điểm các hoạt động kinh tế xã hội của xã Phong Quang. 34
    4.2.1. Dân số và dân tộc 34
    4.2.2. Trình độc học vấn 36
    4.2.3. Vấn đề giới 37
    4.2.4. Tài sản của các hộ điều tra 40
    4.2.5. Dinh dưỡng 40
    4.2.6. Các hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi 41
    4.2.6.1. Các hoạt động nông nghiệp 41
    4.2.6.2. Các hoạt động chăn nuôi 46
    4.3. Tình hình khai thác lâm sản. 47
    4.3.1. Khai thác gỗ 47
    4.3.1.1. Gỗ làm nhà, bếp, chuồng trại và làm các vật dụng khác 47
    4.3.1.2. Khai thác gỗ trái phép 48
    4.3.1.3. Khai thác củi 52
    4.3.2. Hoạt động săn bắn và buôn bán động vật hoang giã 53
    Trang
    4.3.3. Khai thác lâm sản phi gỗ 56
    4.4. Thu nhập tiền mặt của các hộ điều tra 61
    4.5. Nhận thức và vai trò của các cá nhân, tổ chức trong vấn đề bảo tồn. 63
    4.5.1. Nhận thức của người dân về thành lập khu bảo tồn 63
    4.5.2.Vai trò của cá nhân, tổ chức tham gia quản lý tài nguyên rừng 64
    4.6. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, tồn tại, thách thức đối với công tác bảo tồn 64
    4.6.1. Những điểm mạnh và thuận lợi đối với công tác bảo tồn 64
    4.6.2. Những khó khăn, tồn tại và thách thức đối với công tác bảo tồn 66
    4.7. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn có sự tham gia 67
    4.7.1. Nhóm các giải pháp về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng 67
    4.7.2. Nhóm các giải pháp về khoa học và công nghệ 68
    4.7.2.1. Qui hoạch sử dụng hợp lý đất, đi đôi với lựa chọn cây trồng vật nuôi để khai thác tiềm năng, thế mạnh của các loại đất đai 69
    a). Dự báo phát triển dân số và qui hoạch đất khu dân cư 69
    b). Qui hoạch đất chuyên dùng 70
    c). Qui hoạch đất nông nghiệp 72
    d). Qui hoạch đất lâm nghiệp 79
    e). Qui hoạch đất chưa sử dụng 82
    g).Qui hoạch khu trung tâm xã 82
    4.7.2.2. Giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin 86
    a). Ứng dụng công nghệ thông tin để chỉ đạo sản xuất 86
    b). Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý tài nguyên 86
    4.7.2.3. Sử dụng nguyên vật liệu thay thế và tiết kiệm năng lượng 87
    4.7.3. Nhóm các giải pháp về tuyên truyền, giáo dục và đào tạo. 87
    4.7.4. Nhóm các giải pháp về vốn 88
    KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
    MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KBTTN PHONG QUANG
    PHỤ BIỂU










    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Các kiểu gen, các loài và các hệ sinh thái trên trái đất là sản phẩm của quá trình tiến hoá trên 3 tỷ năm và từ đó đến nay, các sản phẩm và tính đa dạng sinh học (ĐDSH) này đã, đang duy trì sự sống của hơn 6 tỉ người trên hành tinh chúng ta [31,34]. Để duy trì sự sống, con người chắc chắn còn phụ thuộc mãi mãi vào chúng và ĐDSH sẽ là cơ sở quan trọng đối với sự phồn thịnh của xã hội loài người.
    Tuy nhiên, ĐDSH trên trái đất đã và đang bị suy thoái. Theo Quĩ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) thì suy thoái ĐDSH trên thế giới diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh [25]. Suy thoái ĐDSH không những đã gây nên nhiều tổn thất nặng nề về tính mạng, của cải mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường sinh thái toàn cầu. Nhằm ngăn chặn sự suy thoái ĐDSH ngày càng tăng, toàn thể nhân loại, đặc biệt là các tổ chức của Liên hợp quốc và nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) suốt thời gian qua đã đầu tư nhiều công sức cũng như tài chính cho sự nghiệp bảo tồn. Những nỗ lực trong lĩnh vực bảo tồn đã thu được những kết quả nhất định, nhiều loài động, thực vật đã tránh được hiểm hoạ của sự tuyệt chủng.
    Bên cạnh những thành tựu đạt được, sự suy thoái ĐDSH trên thế giới chưa hẳn hoàn toàn được ngăn chặn, nhiều loài động, thực vật quí hiếm vẫn bị giảm sút về số lượng, đặc biệt là ở các nước kém phát triển và đang phát triển.
    Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên tính ĐDSH. Một giải rộng các thảm thực vật bao gồm nhiều kiểu rừng phong phú đã được hình thành, đó là những khu rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng khô cây họ dầu, rừng tre nứa đến những khu rừng tràm Nam bộ rộng lớn [13]. Mặc dù có những tổn thất quan trọng về diện tích rừng trong suốt thời qua nhưng đến nay, Việt Nam vẫn còn được coi là nước có tính ĐDSH. Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy, ít nhất Việt Nam có 600 loài nấm, 1000 loài tảo, 793 loài rêu, 1042 loài thực vật nổi, 10.580 loài thực vật bậc cao có mạch, 225 loài thú, 828 loài chim, 258 loài bò sát, 82 loài ếch nhái, 3.109 loài cá, trên 5.000 loài côn trùng và hàng nghìn loài động vật không xương sống khác [4]. Một trong những đặc điểm quan trọng của tính ĐDSH của Việt Nam là rất giàu yếu tố đặc hữu. Chúng ta có tới 3 khu đặc hữu chim trên tổng số 221 khu đặc hữu toàn thế giới, có 27,7% số loài và 3% số chi thực vật, 14 loài thú, 10 loài chim, 33 loài bò sát, 21 loài ếch nhái là đặc hữu. Việc phát hiện các loài thú mới ở rừng Trung Bộ trong những năm của thập kỷ 90 như Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Cầy Tây nguyên (Viverrera taynguyenensis), Mang Trường Sơn (Canimuntiacus truongsonensis), . càng cho thấy tính ĐDSH của Việt Nam không phải chỉ dừng lại ở những gì mà chúng ta đã biết.
    Tuy nhiên, cùng với những biến cố về lịch sử, kinh tế xã hội (chiến tranh, khai thác không hợp lý, sự gia tăng dân số, nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng tăng, nạn săn bắn bừa bãi, buôn bán, xuất khẩu các loài động thực vật quí hiếm cùng với sự yếu kém trong công tác quản lý, .), nguồn tài nguyên rừng Việt Nam nói chung và tính ĐDSH nói riêng đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng. Từ hơn 14 triệu ha rừng tự nhiên năm 1943, đến nay giảm còn trên 9 triệu ha, độ che phủ rừng bình quân toàn quốc chỉ đạt khoảng 28,2% nằm dưới mức an toàn sinh thái [19]. Mất rừng tự nhiên, nơi cư trú của các loài động vật thu hẹp, nguồn thức ăn của chúng bị hạn chế đã buộc chúng phải di cư hoặc co cụm lại và cuối cùng 2 loài (Tê giác 2 sừng, Heo vòi) đã bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên, 1 loài (Hươu sao) chỉ còn trong điều kiện nuôi nhốt và hàng trăm loài khác đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng [19]. Theo báo cáo của WWF Việt Nam năm 2000 đã cảnh báo tốc độ suy giảm ĐDSH ở nước ta nhanh hơn rất nhiều so với một số quốc gia khác trong khu vực.
    Trong nhiều năm qua, công tác bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, bảo tồn tính ĐDSH quốc gia đã được Đảng và Nhà nước quan tâm rất lớn, được thể hiện qua việc xây dựng, ban hành hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn ĐDSH (Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, Luật bảo vệ môi trường năm 1993, ký tham gia Công ước ĐDSH năm 1993, Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam năm 1995, ký tham gia Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp ( CITES ). Bên cạnh hệ thống pháp luật Quốc gia và Quốc tế, Đảng và Chính phủ cũng đã thực hiện việc xây dựng hệ thống rừng đặc dụng. Đến nay một hệ thống rừng đặc dụng gồm 108 khu với tổng diện tích trên 2,08 triệu ha (Quyết định số 08/2001/QĐ - TTg). Hệ thống các khu bảo tồn Việt Nam đã và đang góp phần đắc lực vào sự nghiệp bảo tồn ĐDSH, bảo vệ nguồn gen đặc hữu, quí hiếm của nước nhà. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì việc nghiên cứu để làm cơ sở khoa học cho việc quản lý và phát triển bền vững ở các Vườn Quốc gia, các Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) vẫn còn nhiều hạn chế.
    KBTTN Phong Quang tỉnh Hà Giang được thành lập theo Quyết định số 194/CT, ngày 09 tháng 8 năm 1986 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là khu vực có tính ĐDSH cao, với nhiều hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi điển hình của vùng Đông Bắc Việt Nam, nhiều loài động thực vật quí hiếm được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm [51]. Tuy nhiên, công tác quản lý bảo vệ và phát triển khu bảo tồn này còn những hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau mà quan trọng nhất là ảnh hưởng của cộng đồng người dân địa phương vào tài nguyên rừng. Để góp phần tạo ra cơ sở về lý luận và thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn ĐDSH ở KBTTN Phong Quang, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Quang, tỉnh Hà Giang".
    Bảo tồn ĐDSH có sự tham gia là một cách tiếp cận mới đã được một số nước trên thế giới áp dụng có kết quả. Các giải pháp thực hiện được dựa trên mối quan hệ qua lại giữa các hệ sinh thái tự nhiên và hệ xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...