Luận Văn Nghiên cứu một số điều kiện nuôi cấy mô sẹo để thu sinh khối và tái sinh cây Trinh nữ hoàng cung (Cr

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU​Cuộc sống ngày càng hiện đại thì con người lại phải đối mặt với nhiều căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh u xơ và ung thư. Theo con số thống kê hàng năm về số người chết vì bệnh u xơ, ung thư trên thế giới thì số người tử vong do ung thư tuyến tiền liệt và tử cung gây ra tại Hoa Kỳ và Châu Âu được xếp vào hàng đầu [24]. Tại Hoa Kỳ có 11,7 triệu người mắc bệnh u xơ, trong đó có 400000 người tử vong do bệnh u xơ tuyến tiền liệt và u xơ tử cung. Ở Việt Nam, hơn 50% phụ nữ bị u xơ tử cung không biểu hiện kịch tính và nếu cắt u xơ tỷ lệ tái phát khoảng 10%. Vì vậy, với nguyện vọng to lớn là tìm kiếm từ thảo dược những viên thuốc mới phục vụ sức khỏe cộng đồng, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu để tìm ra loài thảo dược chứa các chất có hoạt tính chống ung thư.
    Năm 1980, các nhà khoa học đã quan tâm hàng đầu đến việc nghiên cứu thành phần hoá học của cây thuốc có nhiều tác dụng dược lý là Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.). Từ lâu, Trinh nữ hoàng cung (TNHC) là cây thuốc dân gian có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh của nhân dân Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc . như bệnh bong gân, thấp khớp, mụn nhọt, áp xe, tê thấp, đau nhức . Gần đây, các nhà khoa học đã khám phá ra TNHC là dược liệu có tác dụng điều trị u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới và u xơ tử cung ở phụ nữ và đặc biệt là chống ung thư. Họ tìm ra trong dịch chiết của cây TNHC có chứa các chất có hoạt tính chống ung thư, đó là hợp chất Alcaloid - chất hữu cơ mang tính chất kiềm có tác dụng tích cực trong y học chống ung thư [3]. Hiện nay, để tiện cho việc sử dụng và điều trị bệnh thì TNHC được chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau là thuốc Panacrin, Crila, Katana, chè tan . Bởi vậy, vấn đề đặt ra là cần phải cung cấp đủ nguồn nguyên liệu đáp ứng cả về số lượng và chất lượng cho việc sản xuất các sản phẩm từ TNHC. Do đó, trong những năm qua các nhà khoa học đã và đang tìm kiếm phương pháp thích hợp nhất với việc ứng dụng các thành tựu khoa học trong nhân giống cây TNHC. Một trong các phương pháp đó là nhân giống vô tính bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro. Đây là phương pháp thể hiện tính ưu việt trong việc nhân nhanh một dòng chọn lọc, có phẩm chất tốt, hàm lượng thành phần hoá học có tác dụng dược lý cao, tạo nguồn cây giống đồng đều, sạch bệnh, giữ được các đặc tính quý của nguyên liệu ban đầu với hệ số nhân giống cao gấp nhiều lần so với phương pháp nhân giống truyền thống. Xuất phát từ ý nghĩa khoa học trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài : “Nghiên cứu một số điều kiện nuôi cấy mô sẹo để thu sinh khối và tái sinh cây Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.) ” với những nội dung sau:
    1. Nghiên cứu chế độ khử trùng phù hợp với mẫu củ cây TNHC.
    2. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ NAA, 2,4-D đến khả năng tạo mô sẹo từ củ cây TNHC.
    3. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp NAA, BAP và kinetin đến khả năng nhân sinh khối mô sẹo.
    4. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp giữa NAA, BAP, nước dừa và kinetin đến khả năng tái sinh cây.
    5. Nghiên cứu ảnh hưởng của sự kết hợp IBA, GA3 và BAP đến khả năng nhân chồi.
    6. Nghiên cứu ảnh hưởng của IBA đến khả năng tạo cây hoàn chỉnh.




    MỤC LỤC
    TÓM TẮT KẾT QUẢ KHÓA LUẬN 1
    MỞ ĐẦU 2
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. Sơ lược về cây Trinh nữ hoàng cung 4
    1.1.1. Nguồn gốc và vị trí phân loại 4
    1.1.2. Đặc điểm sinh thái và hình thái 4
    1.1.3. Tác dụng dược lý 6
    1.1.4. Thành phần hoá học 7
    1.2. Tình hình sử dụng Trinh nữ hoàng cung ở Việt Nam và trên thế giới 8
    1.2.1. Trên thế giới 8
    1.2.2. Đối với Việt Nam 8
    1.3. Nuôi cấy mô tế bào thực vật 9
    1.3.1. Vài nét về lịch sử nuôi cấy mô tế bào thực vật 9
    1.3.2. Các kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật 11
    1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới nuôi cấy mô tế bào thực vật 12
    1.3.4. Ứng dụng của nuôi cấy mô tế bào thực vật trong nhân giống in vitro 16
    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 18
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 18
    2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 18
    2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 18
    2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá 21
    2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu 22
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
    3.1. Nghiên cứu hiệu qủa khử trùng 23
    3.2. Ảnh hưởng của auxin đến khả năng tạo mô sẹo 25
    3.3. Ảnh hưởng của tổ hợp NAA, BAP và kinetin đến khả năng nhân sinh khối mô sẹo 28
    3.4. Ảnh hưởng của tổ hợp NAA, BAP và kinetin đến khả năng tái sinh cây Trinh nữ hoàng cung 32
    3.4.1. Ảnh hưởng của tổ hợp NAA, BAP và kinetin đến khả năng tái sinh cây Trinh nữ hoàng cung từ mô sẹo 32
    3.4.2. Ảnh hưởng của tổ hợp NAA, BAP và kinetin đến khả năng tái sinh cây Trinh nữ hoàng cung từ lõi củ 35
    3.5. Ảnh hưởng của sự kết hợp giữa IBA, GA3 và BAP đến khả năng nhân chồi Trinh nữ hoàng cung 37
    3.6. Ảnh hưởng của IBA đến khả năng tạo cây hoàn chỉnh 40
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...