Thạc Sĩ Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh xuất huyết ở cá rô phi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ! ii
    Mục lục iii
    Danh mục chữ viết tắt vi
    Danh mục bảng vii
    Danh mục hình viii

    1 MỞ ĐẦU 1
    1.1 Đặt vấn đề 1
    1.2 Mục đích của đề tài: 3
    1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
    1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3

    2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    2.1 Một số đặc điểm sinh học của cá rô phi 4
    2.1.1 Nguồn gốc 4
    2.1.2 Phân loại 4
    2.1.3 Đặc điểm môi trường sống và tập tính dinh dưỡng 5
    2.2 Tình hình nuôi cá rô phi 6
    2.2.1 Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới 6
    2.2.2 Tình hình nuôi cá rô phi tại Việt Nam 6
    2.3 Tình hình nghiên cứu dịch bệnh ở cá rô phi 7
    2.3.1 Tình hình nghiên cứu dịch bệnh ở cá rô phi trên thế giới 7
    2.3.2 Tình hình nghiên cứu dịch bệnh cá rô phi ở trong nước 10
    2.4 Tình hình sử dụng thuốc trong nuôi trồng thủy sản 15

    3 NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
    3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 17
    3.1.1 Thời gian nghiên cứu 17
    3.1.2 Địa điểm nghiên cứu 17
    3.2 Nội dung nghiên cứu 17
    3.3 Vật liệu nghiên cứu 17
    3.3.1 Dụng cụ, thiết bị phục vụ nghiên cứu 17
    3.3.2 Môi trường, hóa chất phục vụ nghiên cứu 18
    3.3.3 Vật liệu nghiên cứu 18
    3.4 Phương pháp nghiên cứu 19
    3.4.1 Phương pháp thu mẫu cá bệnh 19
    3.4.2 Phương pháp mổ cá để lấy nội tạng 19
    3.4.3 Phương pháp phân lập vi khuẩn Streptococcus spp. có trong mẫu bệnh
    phẩm 20
    4.4.4 Phương pháp đếm mật độ vi khuẩn 21
    3.4.5 Phương pháp định danh vi khuẩn Streptoccocus spp. 21
    3.4.6 Phương pháp xác định độc lực của các chủng vi khuẩn Streptococcus spp. 26
    3.4.7 Phương pháp xác định tính kháng nguyên 29
    3.4.8 Phương pháp kiểm tra khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn 32
    3.4.9 Phương pháp xử lý số liệu 33

    4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
    34
    4.1 Kết quả phân lập vi khuẩn Streptoccocus spp 34
    4.1.1 Kết quả thu mẫu 34
    4.1.2 Kết quả phân lập vi khuẩn 35
    4.2 Kết quả xác định một số đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Streptoccocus
    spp. phân lập được. 37
    4.2.1 Kết quả xác định một số đặc tính sinh học 37
    4.2.2 Kết quả định danh vi khuẩn 38
    4.3 Kết quả xác định độc lực của các chủng vi khuẩn Streptococcus
    agalactiae phân lập được 40
    4.3.1 Kết quả gây bệnh thực nghiệm của vi khuẩn Streptococcus agalactiae
    ở cá rô phi 40
    4.3.2 Kết quả tăng cường độc lực của các chủng vi khuẩn Streptococcus
    agalactiae 44
    4.4 Kết quả xác định tính kháng nguyên của vi khuẩn Streptococcus
    agalactiae phân lập được 46
    4.4.4 Kết quả tạo kháng nguyên cho từng chủng vi khuẩn: 46
    4.4.2 Kết quả tạo kháng thể kháng S.agalactiae trên cá rô phi 46
    4.4.3 Kết quả phản ứng ngưng kết 47
    4.5 Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn
    Streptococcus agalactiae phân lập được 49

    5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 51
    5.1 Kết luận 51
    5.2 Đề nghị 51
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
    PHỤ LỤC 55
    BÀI BÁO KHOA HỌC

    1. MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề

    Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã không ngừng phát triển và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong ngành Thủy sản nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. Với kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 4,94 tỷ USD thì đây là một trong ba ngành có đóng góp lớn nhất cho tổng kim ngạnh xuất khẩu của Việt Nam. Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, giai đoạn 2011 – 2015 ngành Thủy sản hướng đến sự phát triển bền vững, là một ngành xuất khẩu hàng hóa lớn, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc với thế giới. Mục tiêu quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh xuất khẩu đạt kim ngạch 6,5 tỷ USD vào năm 2015 và chiếm khoảng 37% trong khối nông lâm ngư nghiệp. Vì vậy việc quản lý dịch bệnh trên các đối tượng chủ lực là yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu trên. Tuy nhiên hiện tại nghề NTTS tại Việt Nam đang gặp phải những trở ngại lớn như dịch bệnh BNP trên cá tra cá basa, dịch bệnh xuất huyết trên cá rô phi, bệnh đốm đỏ trên cá trắm cỏ, bệnh đốm trắng trên tôm sú, bệnh virus trên cá chép . Để quản lý các dịch bệnh trên các đối tượng quan trọng, nhiều giải pháp đã được đặt ra như: lựa chọn các con giống sạch bệnh, quản lý tốt môi trường, dinh dưỡng, sử dụng thuốc và hóa chất, tuy nhiên chưa mang lại hiệu quả cao. Vì vậy việc phát triển và ứng dụng các chế phẩm sinh học, đặc biệt là vacxin trong NTTS có ý nghĩa cấp thiết trong việc quản lý dịch bệnh đạt hiệu quả cao hơn.
    Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi ven biển và nghề nuôi biển thì nghề nuôi cá nước ngọt vẫn khẳng định được vai trò của mình. Trong đó, đối tượng cá rô phi với những ưu điểm như cá ít bị sốc với biến đổi của môi trường và có khả năng kháng được một số bệnh, thức ăn không đòi hỏi chất lượng quá cao, giá thành sản xuất thấp nên các quốc gia đang phát triển đặc biệt chú trọng đến phát triển nuôi loài cá này. Tuy nhiên, khi phát triển nuôi cá rô phi với mật độ cao và nuôi thâm canh thì cũng phát hiện một số bệnh ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thực phẩm. Qua nghiên cứu, người ta đã chỉ ra rằng bệnh ở cá rô phi chủ yếu là do vi khuẩn, virút, nấm, và ký sinh trùng (Shoemaker, 2008). Đặc biệt là bệnh do
    do vi khuẩn Streptococcus spp. (liên cầu khuẩn) gây ra là nguyên nhân gây nên thiệt hại lớn cho cá rô phi nói riêng và cá nước ngọt nói chung, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành nuôi trồng thủy sản. Theo thống kê thì liên cầu khuẩn gây bệnh trên cá chủ yếu là hai loài Streptococcus iniae và Streptococcus agalactiae.
    Hiện nay, việc phòng trị bệnh trên cá nước ngọt ở nước ta vẫn chủ yếu dựa vào việc sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất. Hiện tại chỉ có một loại vắc-xin bảo vệ cá tra chống lại vi khuẩn Edwardsiella ictaluri. Vắc-xin ALPHA JECT ® Panga 1 được Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa công bố cấp phép tiếp thị kể từ ngày 10/4/2013. Trong khi đó trên thế giới đã có 36 loại vacxin phòng bệnh do vi khuẩn gây ra và hai loại vacxin phòng bệnh do virut. Việc phòng trị bệnh chủ yếu phụ thuộc vào các loại thuốc kháng sinh và hóa chất gần đây đã khiến cho việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do danh mục các loại thuốc và hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng. Ví dụ cụ thể đó là việc cấm sử dụng chloramphenicol, flomequine và xanh malachite đã ảnh hưởng lớn cho nghề xuất khẩu cá Tra và cá Ba Sa của Việt Nam trong năm 2005 và
    2006. Mỹ là thị trường lớn nhất cho cá da trơn của Việt Nam trước năm 2005 đã có những chính sách tăng thuế nhập khuẩu cá tra và cá Ba Sa vào nước này. Bên cạnh chính sách bảo hộ nghề nuôi cá da trơn nội địa của chính phủ Mỹ thì việc sử dụng thuốc thuộc danh mục cấm là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc khó khăn tìm thị trường đầu ra cho các sản phẩm của hai đối tượng trên. Vì vậy việc nghiên cứu, phát triển các phương pháp phòng trị bệnh có hiệu quả như sử dụng các loại thảo dược, chất tách chiết từ thảo dược và vacxin cho cá nước ngọt là rất cần thiết nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nghề. Sử dụng vacxin phòng bệnh cho cá giúp giảm tỷ lệ chết, giảm việc sử dụng các loại kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản và hạ giá thành sản phấm. Bên cạnh đó việc sử dụng vacxin cũng góp phần vào việc tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay
    chưa có bất kỳ loại vacxin phòng bệnh Streptococcosis gây bệnh trên cá rô phi được nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất tại Việt Nam. Vì vậy, việc phân lập và xác định đặc tính sinh học của Streptococcus spp. là cần thiết, là cơ sở khoa học để giúp cho việc nghiên cứu và sản xuất vacxin phòng bệnh do vi khuẩn Streptococcus spp. ở cá rô phi nuôi tại Việt Nam.
    Với mục tiêu như vậy, tôi tiến hành thực hiện đề tài: ”Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh xuất huyết ở cá rô phi nuôi tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam” nhằm cung cấp nguồn giống vi khuẩn để tiến hành nghiên cứu chế tạo kít và vacxin phục vụ cho chẩn đoán nhanh và phòng, trị bệnh.
    1.2. Mục đích của đề tài:
    Phân lập và xác định được một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Streptococcus spp. phục vụ cho nghiên cứu kit chẩn đoán và vacxin phòng bệnh xuất huyết trên cá rô phi tại một số tỉnh miền Bắc.
    1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
    Phân lập và xác định được một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh xuất huyết ở cá rô phi tại một số tỉnh miền Bắc.
    Xác định tính kháng nguyên của chủng vi khuẩn đã lựa chọn.
    Xác định khả năng mẫn cảm, kháng kháng sinh của vi khuẩn đã lựa chọn.
    1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    Nghiên cứu này nhằm chọn ra những chủng vi khuẩn có kháng nguyên đáp ứng miễn dịch tốt để phục vụ nghiên cứu sản xuất vacxin.
    Xác định khả năng mẫn cảm, kháng kháng sinh của vi khuẩn đã lựa chọn từ đó có cơ sở khoa học lựa chọn kháng sinh có tính mẫn cảm cao với loại vi khuẩn trên để điều trị bệnh Streptococcosis.
    Phục vụ cho chiến lược phòng trị bệnh trên cá rô phi nhằm tìm ra phương pháp sản xuất vacxin hiệu quả cao, chi phí sử dụng vacxin thấp và dễ áp dụng ở điều kiện của Việt Nam.
    Giúp người nuôi trồng thủy sản đưa ra biện pháp phòng và chọn thuốc điều trị theo đúng nguyên tắc sử dụng kháng sinh tránh gây ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc gây ô nhiễm môi trường và hạn chế được tồn dư kháng sinh trong cá rô phi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...