Thạc Sĩ Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Escherichia coli gây bệnh phù đầu ở lợn tại tỉnh Ph

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Escherichia coli gây bệnh phù đầu ở lợn tại tỉnh Phú Thọ và thử nghiệm điều trị
    Mô tả bị lỗi font vài chữ, file tài liệu thì bình thường


    Mục lục
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các bảng v
    Phần mở đầu 1
    Chương 1 Tổng quan tài liệu 4
    1.1 Tình hình nghiên cứu bệnh phù đầu ở lợn (edema disease of swine) 4
    1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước 4
    1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 7
    1.2 Vi Khuẩn E. coli và bệnh phù đầu ở lợn 10
    1.2.1 Vi khuẩn E. coli 10
    1.2.2 Bệnh phù đầu ở lợn 19
    Chương 2 Đối tượng, nội dung, nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 33
    2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu. 33
    2.2 Nội dung nghiên cứu 33
    2.3 Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu 34
    2.4 Phương pháp nghiên cứu 35
    Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 45
    3.1 Một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh phù đầu ở lợn tại tỉnh Phú Thọ 45
    3.1.1 Tỷ lệ lợn mắc và chết do bệnh phù đầu tại cáchuyện thuộc tỉnh
    Phú Thọ. 45
    3.1.2 Tỷ lệ lợn mắc và chết do bệnh phù đầu theo lứa tuổi. 49
    3.1.3 Tỷ lệ lợn mắc và chết do bệnh phù đầu theo mùa vụ. 52
    3.1.4 Tỷ lệ lợn mắc và chết do bệnh phù đầu theo phương thức chăn nuôi. 54
    3.2 Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ phân, phủ tạng của lợn nghi
    mắc bệnh phù đầu. 57
    3.3 Kết quả giám định một số đặc tính sinh học của các chủng vi
    khuẩn E. coli phân lập được 60
    3.4 Kết quả Xác định yếu tố gây bệnh của các chủng vi khuẩn E. coli
    phân lập được 62
    3.4.1 Kết quả xác định yếu tố dung huyết và các genm; hóa kháng
    nguyên bám dính của các chủng vi khuẩn E. coliphân lập được 62
    3.4.2 Kết quả xác định các gen m; hóa độc tố đường ruột và Verotoxin
    của các chủng vi khuẩn E. coliphân lập được 64
    3.4.3 Tổ hợp các yếu tố gây bệnh của các chủng E. coliphân lập được 66
    3.5 Kết quả xác định Serotyp kháng nguyên O của cácchủng E. coli
    phân lập được. 67
    3.6 Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng khuẩn E. coli phân lập
    được trên chuột bạch. 69
    3.7 Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm của vi khuẩn E. coli phân lập
    được với kháng sinh 71
    3.8 Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnhphù đầu ở lợn
    do vi khuẩn E. coli 74
    Kết luận và đề nghị 77
    1 Kết luận 77
    2 Đề nghị 78
    Tài liệu tham khảo 79


    Phần mở đầu
    Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các
    ngành kinh tế, ngành chăn nuôi cũng đang có những bước phát triển nhanh
    chóng. Sự phát triển của ngành chăn nuôi không chỉ đáp được ứng nhu cầu
    ngày càng tăng về số lượng và chất lượng thực phẩm trong đời sống của nhân
    dân mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao thông qua xuất khẩu các sản phẩm
    chăn nuôi.
    Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi cả nước,chăn nuôi lợn trên
    địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng đang trên đà phát triển. Là một tỉnh miền núi, với
    tổng diện tích là 3.519,1km
    2
    , bao gồm 13 huyện, thành, thị với 277 x;,
    phường, thị trấn. Cách trung tâm Hà Nội 80 km về phía Bắc, Phú Thọ là tỉnh
    có nhiều điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thích hợp cho phát triển chăn nuôi.
    Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn trên địa bàntỉnh Phú Thọ có tốc độ
    tăng trưởng khá nhanh, mức tăng đàn lợn bình quân là 5 - 6%/ năm. Nhờ có
    các chính sách hỗ trợ của tỉnh nên chăn nuôi lợn thịt hướng nạc đ; phát triển
    nhanh chóng. Hiện nay, đ; có nhiều trang trại, gia trại đ; đẩy mạnh chăn nuôi
    lợn nái, lợn thịt hướng nạc với quy mô 50 - 150 connái/trại. Chăn nuôi lợn đ;
    bắt đầu chuyển theo hướng sản xuất hàng hoá và xuấtkhẩu. Tuy nhiên, việc
    áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi chưatriệt để nên dịch bệnh
    vẫn thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại kinh tế không nhỏ cho người chăn
    nuôi. Những bệnh thường gặp ở lợn như: Tụ huyết trùng, phó thương hàn,
    suyễn và các bệnh nguy hiểm như dịch tả, lở mồm long móng v.v . đ; được
    khoanh vùng, tổ chức tiêm vacxin và từng bước được khống chế. Nhưng hiện
    nay, tại nhiều địa phương trong cả nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng,
    một trong những bệnh đang là mối quan tâm hàng đầu của người chăn nuôi,
    đó là bệnh phù đầu ở lợn do vi khuẩn E. coli gây ra.
    Bệnh phù đầu lợn là bệnh do vi khuẩn E. coligây ra. Bệnh thường xảy
    ra ở giai đoạn sau cai sữa. Lợn mắc bệnh thường có triệu chứng thần kinh,
    sưng phù đầu, mí mắt, chết rất nhanh. Bệnh do vi khuẩn gây ra nên có thể điều
    trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, do khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn
    rất cao và khi lợn bệnh đ; có triệu chứng lâm sàng thì tỷ lệ điều trị khỏi bệnh
    không cao. Do đó, Bệnh phù đầu lợn là một trong cácnguyên nhân làm giảm
    nhiều về số lượng và chất lượng đàn lợn giống.
    Theo số liệu thống kê 01/10/ 2009, tổng đàn lợn củatỉnh Phú Thọ là
    614.089 con. Trong đó, số lợn sữa có khoảng trên 220.000 con, đây là đối
    tượng dễ nhiễm bệnh, trong đó có bệnh phù đầu ở lợn.
    Qua kết quả tổng hợp và phân tích các báo cáo dịch bệnh hàng tháng
    của Trạm thú y các huyện trong tỉnh Phú Thọ cho thấy: Trên đàn lợn, bệnh
    phù đầu lợn mắc với tỷ lệ khá cao, chiếm tỷ lệ 12,33% và tỷ lệ chết trung bình
    là 22,5% trong số lợn chết do mắc các bệnh.
    Tuy nhiên, số liệu báo cáo trên có thể chưa hoàn toàn phản ánh đầy đủ
    thực tế bệnh phù đầu. Như vậy, với đàn lợn sữa có trung bình khoảng 220.000
    con, nếu tỷ lệ mắc bệnh là 10% thì có khoảng 22.000con mắc bệnh cần điều
    trị. Với tỷ lệ chết 22% trong tổng số lợn ốm thì cóhơn 4.840 con chết và thiệt
    hại về kinh tế do chi phí điều trị và thất thu do lợn chết ước khoảng 3,52 tỷ
    đồng, chưa kể số lợn điều trị khỏi tăng trọng chậm,tiêu tốn thức ăn, hiệu quả
    chăn nuôi thấp.
    Để phòng bệnh, nhiều địa phương đ; nghiên cứu sản xuất vaccine
    chuồng (Autovaccine), sử dụng đạt hiệu quả cao. Trên địa bàn tỉnh, các hộ
    chăn nuôi hiện đang sử dụng vaccine do Viện thú y sản xuất. Tuy nhiên, hiệu
    quả phòng bệnh chưa cao, chỉ đạt khoảng 50%. Nhiềuđàn lợn đ; được tiêm
    vaccine song vẫn bị phát bệnh. Như vậy có thể thấy,chủng vi khuẩn E.coli
    gây bệnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có sự khác biệt so với kháng nguyên trong
    vaccine do Viện thú y sản xuất.
    Ngành chăn nuôi đ; và đang được tỉnh Phú Thọ quan tâm chỉ đạo. Mục
    tiêu của tỉnh là đến 2015, ngành chăn nuôi chiếm tỷtrọng 40 -50% trong sản
    xuất nông nghiệp. Chăn nuôi lợn là một trong chươngtrình trọng điểm phát
    triển nông nghiệp nông thôn của tỉnh. Để ngành chănnuôi phát triển thì công
    tác phòng, chống bệnh phải được đặt lên hàng đầu. Trong đó, phòng bệnh phù
    đầu ở lợn con là một trong các biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả chăn
    nuôi, đồng thời đảm bảo đủ nguồn cung cấp con giống cho phát triển chăn
    nuôi.
    Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số
    đặc tính sinh học của vi khuẩn Escherichia coli gâybệnh phù đầu ở lợn tại
    tỉnh Phú Thọ và thử nghiệm điều trị” với mục tiêu nghiên cứu:
    - Xác định một số chủng vi khuẩn E.coli gây bệnh phù đầu cho đàn lợn ở
    tỉnh Phú Thọ.
    - Là cơ sở cho việc lựa chọn chủng vi khuẩn E.coli để sản xuất và thử
    nghiệm vaccine phòng bệnh phù đầu trên địa bàn tỉnhPhú Thọ.
    Chương 1 : Tổng quan tài liệu
    1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh phù đầu ở lợn (edemadisease of swine)
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
    Nhiều nghiên cứu đ; cho thấy, bệnh phù đầu ở lợn xảy ra phổ biến và
    xuất hiện với tần suất cao trên lợn con, đặc biệt ởgiai đoạn lợn sau cai sữa.
    Trong những năm qua, đ; có nhiều nhà khoa học trongnước nghiên cứu về
    nguyên nhân gây bệnh và các biện pháp phòng, chống bệnh phù đầu ở lợn.
    Khi nghiên cứu bệnh phù đầu lợn con ở Đồng bằng sông Cửu Long, tác
    giả Nguyễn Khả Ngự và cộng sự (2000) [15] thấy rằngtỷ lệ lợn ốm chiếm
    58,78%, tỷ lệ chết là 53,54%. Các chủng E. colichủ yếu thuộc 2 Serotyp: O26
    và O119. Trong đó: 38,14% chủng có khả năng gây dung huyết, 83,33%
    chủng sản sinh độc tố chịu nhiệt, 56,66% chủng sản sinh độc tố không chịu
    nhiệt, 50,00% chủng sản sinh cả hai loại độc tố chịu nhiệt và không chịu nhiệt
    trong số 30 chủng được xác định độc tố đường ruột.
    Nguyễn Khả Ngự (2000) [14] cũng cho biết, 90,48% chủng mang
    kháng nguyên K88 và 40% số chủng phân lập được có khả năng gây dung
    huyết mạnh trên thạch máu. Các chủng này đều có khảnăng kháng nhiều loại
    kháng sinh thông thường dùng điều trị bệnh do vi khuẩn đường ruột ở nồng độ
    kháng sinh cao.
    Nguyễn Ngọc Hải và cs. (2000) [4], đ; xác định các serotyp kháng
    nguyên của E. coli gây bệnh gồm: O138: K81; O139: K82; O141: K45ab;
    O141: K45ab: K88: K87. ứng dụng kỹ thuật PCR, Nguyễn Ngọc Hải và cs.
    (20O1) [5] đ; xác định được độc tố verotoxin và chỉthấy độc tố đường ruột
    ST, LT ở các chủng E. coliO141, rất ít thấy ở E. coli O138 và O139.


    Tài liệu tham khảo
    Tài liệu tiếng việt
    1. Tô Minh Châu, Nguyễn Ngọc Hải (1999), “Bước đầu phân lập và định
    danh E. coli gây bệnh phù đầu ở lợn con sau cai sữa”. Tạp chí khoa
    học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp(3), tr. 60- 63.
    2. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng (1986), “Bệnh gia súc non”. Nhà xuất
    bản Nông nghiệp, tr. 30- 36.
    3. Bùi Xuân Đồng (2001), “Bệnh phù đầu do Escherichia coligây ra ở lợn
    con của Hải Phòng và biện pháp phòng chống”. Tạp chí khoa học kỹ
    huật Thú y, tập IX (3), tr. 98- 99.
    4. Nguyễn Ngọc Hải, Tô Minh Châu(2000), “Tìm hiểu nguyên nhân của hội
    chứng thần kinh phù mặt ở heo sau cai sữa”. Tạp chí khoa học kỹ thuật
    Thú Ytập VII (1), tr. 27- 35.
    5. Nguyễn Ngọc Hải, Milon. A (2001), “ứng dụng kỹ thuật PCR trong
    nghiên cứu vi khuẩn Escherichia coligây phù trên heo sau cai sữa”.
    Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú Y,tập VIII (7), tr. 27- 30.
    6. Nguyễn Ngọc Hải, Bùi lưu Ly (2007),’’Sử dụng phương pháp PCR để xác
    định vi khuẩn E. coli gây bệnh phù trên heo“. Tạp chí khoa học kỹ
    thuật Thú Ytập XIV (2), tr. 39- 43.
    7. Nguyễn Ngọc Hải (2007), “Bệnh phù do vi khuẩn E. coli trong gây bệnh
    thực nghiệm trên heo cai sữa”. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập
    XIV (4), tr 55 – 62.
    8. Phan Trọng Hổ (2006), “Bệnh phù đầu ở lợn con do E.coli gây ra tại tỉnh
    Bình định- Biện pháp phòng trị”. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.
    9. Nguyễn Thị Kim Lan (2003), “Tình hình bệnh phù đầu của lợn con do E.
    coli ở một số địa phơng thuộc tỉnh Thái Nguyên”. Tạp chí khoa học kỹ
    thuật Thú Ytập X (1), tr. 64- 68.
    10. Nguyễn Thị Kim Lan (2003), “Những biểu hiện lâm sàng và bệnh tích
    của lợn con bị phù đầu do E. coli ở Thái Nguyên”. Tạp chí khoa học
    kỹ thuật Thú Ytập X (3), tr. 57- 60.
    11. Nguyễn Thị Kim Lan (2005), “Một số đặc điểm của vi khuẩn E. coli
    gây bệnh phù đầu lợn con ở Thái Nguyên và Bắc Giang. Tạp chí khoa
    học kỹ thuật Thú Y, tập VII (3), tr. 29- 33.
    12. Trần Thị Phương Nga (2005), “Phân lập, xác định các yếu tố gây bệnh
    của vi khuẩn E. coli gây bệnh phù đầu lợn con tại một số tỉnh phía Bắc
    và đánh giá hiệu quả vacxin phòng bệnh”. Luận văn Thạc sĩ khoa học
    Nông nghiệp.
    13. Lê Thanh Nghị (2005), “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của
    bệnh phù đầu ở lợn con từ 21 ngày tuổi đến 90 ngày tuổi tại huyện Sóc
    Sơn-Hà Nội và biện pháp phòng trị”. Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông
    nghiệp.
    14. Nguyễn Khả Ngự (2000), Xỏc ủịnh cỏc yếu tố gõy bệnh của E. coli
    trong bệnh phự ủầu lợn con ở ðồng bằng sụng Cửu Long, chế vacxin
    phũng bệnh,Luận ỏn Tiến sĩ Nụng nghiệp.
    15. Nguyễn Khả Ngự và cỏc cộng sự (2000), Xỏc ủịnh ủộc lực và chọn chủng
    vi khuẩn E. coli phõn lập từ lợn con mắc bệnh phự ủầu, chế tạo thử
    nghiờm vacxin phũng bệnh, Kết quả khoa học kỹ thuật thỳ y, NXB
    Nụng Nghiệp, Hà Nội 2000, tr 207 - 217.
    16. Trần Thanh Phong (1996), “Bệnh truyền nhiễm do vi trùng trên heo”.
    Tủ sách truờng Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, tr. 96- 108.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...