Thạc Sĩ Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số giống lúa lai tại tỉnh Đắk Nông

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . ii
    LỜI CẢM ƠN iii
    MỤC LỤC . iv
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . viii
    DANH MỤC BẢNG . ix
    DANH MỤC HÌNH . . x
    MỞ ĐẦU . . 1
    1 Đặt vấn đề . . 1
    2 Mục tiêu của đề tài . . 2
    3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 2
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 3
    1.1 Những nghiên cứu về nguồn gốc và phân loại cây lúa . . 3
    1.1.1 Nguồn gốc cây lúa . 3
    1.1.1.1 Nơi xuất phát lúa trồng . . 3
    1.1.1.2 Tổ tiên lúa trồng . 4
    1.1.2 Phân loại cây lúa . . 4
    1.1.2.1 Theo đặc tính thực vật học . 4
    1.1.2.2 Theo sinh thái học địa lý . . 4
    1.1.2.3 Theo điều kiện môi trường canh tác . . 5
    1.2 Tình hình nghiên cứu, sản xuất lúa gạo trên thế giới và trong nước . 5
    1.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới . . 5
    1.2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam . 6
    1.2.3 Tình hình sản xuất lúa gạo ở tỉnh Đăk Nông . 8
    1.2.4 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa lai trên thế giới . . 9
    1.2.5 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa lai ở Việt Nam . 10 v
    1.3 Một số biểu hiện ưu thế lai về các đặc tính nông học ở lúa lai F1 so với
    lúa thuần 13
    1.3.1 Ưu thế về khả năng hấp thụ nước khi ngâm ủ hạt giống . 13
    1.3.2 Ưu thế lai về bộ rễ . 13
    1.3.3 Ưu thế lai về khả năng đẻ nhánh của lúa lai . 14
    1.3.4 Ưu thế lai về một số đặc tính sinh lý . 15
    1.3.5 Ưu thế lai về khả năng chống chịu 15
    1.3.6 Ưu thế lai về năng suất hạt 16
    1.4 Hiện tượng bất dục đực và các phương pháp khai thác ưu thế lai ở cây lúa 16
    1.4.1 Hiện tượng bất dục đực ở cây lúa . 16
    1.4.2 Phương pháp tạo giống lúa lai “ ba dòng” 17
    1.4.2.1. Khái niệm và đặc điểm 17
    1.4.2.2. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp “ ba dòng” 17
    1.4.3. Phương pháp lai “ hai dòng ’’ . 18
    1.4.3.1. Bất dục đực di truyền nhân cảm ứng với môi trường (Environmental
    Sensitive Genic Male Sterile- EGMS) 18
    1.4.3.2 Ưu điểm và hạn chế lai của phương pháp lai hai dòng . 19
    1.5. Những nghiên cứu về một số đặc điểm nông sinh học của cây lúa 19
    1.5.1 Thời gian sinh trưởng 19
    1.5.2 Bộ lá lúa và khả năng quang hợp 20
    1.5.3 Thân lúa và khả năng đẻ nhánh 21
    1.5.4 Những nghiên cứu về dinh dưỡng và kỹ thuật bón phân cho lúa . 22
    1.5.5 Cấu trúc dạng cây và mô hình cây lúa năng suất cao . 24
    1.5.6 Nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết đến sinh trưởng cây lúa . 24
    1.5.6.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ 24
    1.5.6.2 Ảnh hưởng của ánh sáng . 25
    1.5.6.3 Ảnh hưởng của nước tới cây lúa . 25 vi
    1.5.7 Mối quan hệ giữa năng suất và các yếu tố liên quan 26
    1.5.7.1 Chất khô tích luỹ và năng suất lúa 26
    1.5.7.2 Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa . 27
    1.6 Các nghiên cứu về chất lượng gạo và yếu tố ảnh hưởng 28
    1.6.1 Chất lượng xay xát 28
    1.6.2 Chất lượng thương mại 29
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
    2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm thí nghiệm 31
    2.1.1. Đối tượng thí nghiệm 31
    2.1.2. Thời gian và địa điểm thí nghiệm . 31
    2.2. Nội dung nghiên cứu . 32
    2.3. Phương pháp nghiên cứu . 32
    2.3.1. Bố trí thí nghiệm 32
    2.3.2. Điều kiện thí nghiệm . 33
    2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện . 33
    2.3.4. Xử lý số liệu: . 37
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 38
    3.1. Điều kiện khí hậu và thời tiết tại khu vực nghiên cứu 38
    3.2 Kết quả nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của các giống lúa lai 40
    3.2.1 Thời gian sinh trưởng 40
    3.2.2 Đặc điểm cây mạ khi cấy 43
    3.2.3 Chiều cao cây 45
    3.2.4 Khả năng đẻ nhánh 50
    3.2.5 Chỉ số diện tích lá cúa các giống lúa ở các thời kỳ sinh trưởng . 55
    3.2.6 Khối lượng chất khô tích luỹ của các giống lúa thí nghiệm . 56
    3.2.7. Hàm lượng Chlorophyll trong lá của các giống lúa thí nghiệm 58
    3.2.8 Một số đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm . 60 vii
    3.2.9 Tình hình sâu bệnh hại 62
    3.2.10 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất hạt của các giống lúa 65
    3.3 Chất lượng gạo 69
    3.3.1 Chất lượng xay xát của các giống lúa thí nghiệm . 69
    3.3.2 Chất lượng thương mại của các giống lúa thí nghiệm 71
    3.4 Mối liên hệ giữa năng suất và các yếu tố liên quan 73
    3.4.1 Tương quan giữa chỉ số diện tích lá và năng suất thực thu 73
    3.4.2 Tương quan giữa khối lượng chất khô và năng suất thực thu . 74
    3.4.3 Tương quan giữa hàm lượng diệp lục với các yếu tố cấu thành năng suất
    và năng suất thực thu . 75
    3.4.4 Tương quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu 76
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
    TÀI LIỆU THAM KHẢO viii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    đ/c Đối chứng
    IRRI International rice research institute
    (Viện nghiên cứu lúa quốc tế)
    KL Khối lượng
    NXB Nhà xuất bản
    NSLT Năng suất lý thuyết
    NSTT Năng suất thực thu
    TB Trung bình
    TL Tỷ lệ ix
    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng lúa ở Việt Nam qua các năm . . 7
    Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Đăk Nông qua các năm . . 8
    Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa lai ở Việt Nam từ 1991-2001 11
    Bảng 1.4. Lượng phân bón cho lúa . 23
    Bảng 2.1. Danh sách các giống lúa lai đưa vào thí nghiệm . 31
    Bảng 3.1. Các yếu tố khí tượng tại khu vực nghiên cứu năm 2008 và 2009 . 39
    Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm . 41
    Bảng 3.3. Một số đặc điểm cây mạ khi cấy của các giống lúa thí nghiệm . 44
    Bảng 3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm . 46
    Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm . 49
    Bảng 3.6. Động thái đẻ nhánh cúa các giống lúa thí nghiệm . 51
    Bảng 3.7. Tốc độ đẻ nhánh cúa các giống lúa thí nghiệm 54
    Bảng 3.8. Chỉ số diện tích lá của các giống lúa thí nghiệm(số m 2 lá/1m 2 đất) 55
    Bảng 3.9 Khối lượng chất khô tích lũy 57
    Bảng 3.10. Hàm lượng Chlorophyll trong lá của các giống lúa thí nghiệm 59
    Bảng 3.11. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm 61
    Bảng 3.12. Tình hình sâu bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm 63
    Bảng 3.13. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất hạt của các giống lúa 66
    Bảng 3.14. So sánh NSTT của các giống lúa thí nghiệm với giống đối chứng 67
    Bảng 3.15. Chất lượng xay xát của các giống lúa thí nghiệm 70
    Bảng 3.16. Chất lượng thương mại của các giống lúa thí nghiệm . 72 x
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm ở vụ
    Đông Xuân (A) và Hè Thu (B) 47
    Biểu đồ 3.2. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ở vụ Đông Xuân
    (A) và Hè Thu (B) 52
    Biểu đồ 3.3. Năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm 67
    Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa chỉ số diện tích lá và năng suất thực thu của các
    giống lúa thí nghiệm . 74
    Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa khối lượng chất khô và năng suất thực thu của các
    giống lúa thí nghiệm . 75
    Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa hàm lượng diệp lục với các yếu tố cấu thành năng suất
    và năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm . 76
    Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực
    thu của các giống lúa thí nghiệm . 78 1
    MỞ ĐẦU
    1 Đặt vấn đề
    Lúa gạo là một loại lương thực chính, cung cấp lương thực cho hơn một
    nửa dân số thế giới. Hiện nay, dân số của thế giới là hơn 6 tỷ người, dự báo con
    số này sẽ đạt tới 8 tỷ vào năm 2030. Trong khi dân số tăng thì diện tích đất
    canh tác bị thu hẹp dần do đất được chuyển sang các mục đích sử dụng khác,
    gây áp lực lên sản xuất lương thực của thế giới ngày càng gia tăng. Cách duy
    nhất để con người giải quyết tốt vấn đề này là ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
    thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất các loại cây trồng.
    Về mặt lý thuyết, cây lúa có khả năng cho sản lượng cao hơn nếu điều
    kiện canh tác như hệ thống tưới tiêu, tính chất lý hóa của đất, biện pháp thâm
    canh và giống được cải thiện. Trong các yếu tố đó, giống đóng vai trò rất quan
    trọng. Thành công trong những nghiên cứu về lúa lai đã mở ra một triển vọng
    mới giúp thế giới có một cái nhìn lạc quan hơn về vấn đề lương thực trong
    tương lai [27].
    Đăk Nông là một tỉnh nằm trên cao nguyên Nam Trung bộ, có điều kiện
    khí hậu, đất đai phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của nhiều loại cây trồng
    nói chung và cây lúa nước nói riêng. Về tiềm năng phát triển, cây lúa là một
    cây trồng quan trọng - đáp ứng nhu cầu lương thực của địa phương và tiến tới
    sản xuất lúa gạo hàng hoá ở các vùng sản xuất lúa tập trung của các huyện
    trong tỉnh như: Krông Nô, Cư Jút, Đăk Mil, Đăk GLong và một số tiểu vùng khác.
    Hiện nay, các giống lúa gieo trồng ở tỉnh Đăk Nông gồm có một số
    giống lúa thuần như IR64, VND 95-20, OM 1490 Những giống lúa thuần do
    được trồng trong thời gian khá dài, nên đang có hiện tượng thoái hóa giống làm
    cho năng suất giảm và sâu bệnh tăng. Giống lúa lai gieo trồng phổ biến trong
    tỉnh là lúa lai 3 dòng Nhị Ưu 838 được nhập từ Trung Quốc, tuy có năng suất
    cao nhưng chất lượng gạo không ngon, không chủ động về giống cũng như giá 2
    thành hạt giống còn khá cao so với thu nhập của người nông dân ở tỉnh
    Đăk Nông.
    Nhân rộng diện tích lúa lai là một giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng
    suất, sản lượng lúa; ổn định lương thực, tăng thu nhập cho người dân ở giai
    đoạn hiện nay và trong tương lai. Tuyển chọn một số giống lúa lai được chọn
    tạo trong nước có năng suất cao và chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện tự
    nhiên và xã hội của tỉnh Đăk Nông là việc làm rất thiết thực, nên chúng tôi thực
    hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số giống lúa
    lai tại tỉnh Đăk Nông”.
    2 Mục tiêu của đề tài
    - Đánh giá được đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển, khả năng
    chống chịu sâu bệnh, năng suất và phẩm chất hạt của các giống lúa lai trong vụ
    Hè Thu năm 2008, Đông Xuân 2008-2009 tại tỉnh Đăk Nông.
    - Tìm ra được mối quan hệ giữa một số yếu tố nông sinh học và năng
    suất hạt của các giống lúa lai thí nghiệm tại tỉnh Đăk Nông.
    - Bước đầu xác định được một số giống lúa lai có năng suất cao, chất
    lượng tốt và phù hợp với điều kiện sản xuất lúa gạo tại tỉnh Đăk Nông.
    3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Nắm bắt và cung cấp thông tin về đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát
    triển, khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất, phẩm chất hạt, mối quan hệ
    giữa một số yếu tố nông sinh học và năng suất hạt của các giống lúa lai gieo
    cấy trong vụ Hè Thu năm 2008, Đông Xuân 2008-2009 tại tỉnh Đăk Nông.
    - Góp phần tuyển chọn được một số giống lúa lai có năng suất cao, chất
    lượng tốt và khả năng thích ứng tốt với điều kiện sinh thái của vùng để bổ sung
    vào cơ cấu giống của tỉnh. 3
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1 Những nghiên cứu về nguồn gốc và phân loại cây lúa
    1.1.1 Nguồn gốc cây lúa
    1.1.1.1 Nơi xuất phát lúa trồng
    Cây lúa trồng hiện nay đã trải qua một lịch sử tiến hóa rất lâu dài và khá
    phức tạp, với nhiều thay đổi rất lớn về đặc điểm hình thái, nông học, sinh lý và
    sinh thái để thích nghi với điều kiện khác nhau của môi trường. Sự tiến hóa này
    bị ảnh hưởng rất lớn bởi hai quá trình chọn lọc: chọn lọc tự nhiên và chọn lọc
    nhân tạo.
    Makkey cho rằng vết tích cây lúa cổ xưa nhất được tìm thấy trên các di
    chỉ đào được ở vùng Penjab Ấn Độ, có lẽ của các bộ lạc sống ở vùng này cách
    đây khoảng 2000 năm.
    Theo Grist D.H cây lúa xuất phát từ Đông Nam Á, từ đó lan dần lên phía
    Bắc. Gutchtchin, Ghose, Erughin và nhiều tác giả khác thì cho rằng Đông
    Dương là cái nôi của lúa trồng. De Candolle, Rojevich lại quan niệm rằng Ấn
    Độ mới là nơi xuất phát chính của lúa trồng. Đinh Đĩnh (Trung Quốc) dựa vào
    lịch sử phát triển lúa hoang ở nước ta cho rằng lúa trồng xuất xứ ở Trung Quốc.
    Một số nhà nghiên cứu Việt Nam lại cho rằng nguồn gốc cây lúa là ở miền nam
    nước ta và Campuchia.
    Sampath và Rao (1951) cho rằng sự hiện diện của nhiều loại lúa hoang ở
    Ấn Độ và Đông Nam Á chứng tỏ rằng Ấn Độ, Miến Điện hay Đông Dương là
    nơi xuất xứ của lúa trồng, Sato (Nhật Bản) cũng cho rằng lúa có nguồn gốc ở
    Ấn Độ, Việt Nam và Miến Điện.
    Tuy có nhiều ý kiến chưa thống nhất về nguồn gốc cây lúa, nhưng căn cứ
    vào các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ, đặc điểm sinh thái học, của cây lúa
    trồng và sự hiện diện rộng rãi của các loài lúa hoang dại trong khu vực, lịch sử
    và đời sống các dân tộc Đông Nam Á lại gắn liền với lúa gạo đã minh chứng 4
    với nguồn gốc của lúa trồng và nhiều người đồng ý rằng nguồn gốc cây lúa là ở
    vùng đầm lầy Đông Nam Á, rồi từ đó lan dần đi khắp nơi [20].
    1.1.1.2 Tổ tiên lúa trồng
    Hai loài lúa trồng hiện nay là Oryza sativa L. ở Châu Á và Oryza
    glaberrima Steud ở châu Phi, mà xuất xứ của nó còn có nhiều nghi vấn.
    Chang ( 1976) đã tổng kết nhiều tư liệu nghiên cứu và đưa ra cơ sở tiến
    hóa của các lúa trồng hiện nay ở Châu Á và Châu Phi. Theo ông, cả hai loài lúa
    trồng đều có chung một thủy tổ, do quá trình tiến hóa và chọn lọc tự nhiên lâu
    đời, đã phân hóa thành hai nhóm thích nghi với điều kiện ở hai vùng địa lý xa
    rời nhau là Nam- Đông Nam Châu Á và Châu Phi nhiệt đới [20].
    1.1.2 Phân loại cây lúa
    1.1.2.1 Theo đặc tính thực vật học
    Lúa là cây hằng năm có tổng số nhiễm sắc thể 2n = 24. Về mặt phân loại
    thực vật học, cây lúa thuộc họ Gramineae (Hòa thảo), tộc Oryzeae, chi Oryza.
    Oryza có khoảng 20 loài phân bố chủ yếu vùng nhiệt đới ẩm của Châu Phi,
    Nam và Đông Nam Châu Á, Nam Trung Quốc, Nam và Trung Mỹ và một phần
    ở Úc Châu ( Chang, 1976 theo Đe Datta, 1981). Trong đó, chỉ có hai loài là lúa
    trồng, còn lại là lúa hoang. Loài lúa trồng quan trọng nhất, thích nghi rộng rãi
    và chiếm đại bộ phận diện tích lúa thế giới là Oryza sativa L. Loài này hầu như
    có mặt khắp nơi từ đầm lầy đến sườn núi, từ vùng xích đạo, nhiệt đới đến ôn
    đới, từ khắp vùng phù sa nước ngọt đến vùng đất cát sỏi ven biển nhiễm mặn
    phèn Một loài lúa trồng nữa là Oryza glaberrima Steud, chỉ được trồng giới
    hạn ở một số quốc gia tây châu Phi và hiện đang bị thay thế dần bởi Oryza
    sativa L [20].
    1.1.2.2 Theo sinh thái học địa lý
    Nhóm Indica bao gồm các giống lúa từ Sri Lanka và Nam Trung Quốc,
    Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, Philipines, Đài Loan và nhiều nước khác ở vùng
    nhiệt đới. Trong khi nhóm Japonica bao gồm các giống lúa từ miền Bắc và 5
    Đông Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên, nói chung là tập trung ở các vùng
    á nhiệt đới và ôn đới. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản sau đó đã thêm một nhóm
    thứ 3 là Javanica để đặt tên cho giống lúa cổ truyền của Indonesia là bulu và
    gundil. Từ “Janvanica” có nguồn gốc từ chữ Java là tên của một đảo của
    Indonesia. Từ “Japonica” xuất xứ từ chữ Japan là tên nước Nhất Bản. Còn
    “Indica” có nguồn gốc từ India (Ấn Độ). Như vậy, tên gọi của ba nhóm thể
    hiện nguồn gốc xuất phát của các giống lúa từ ba vùng địa lý khác nhau [20].
    1.1.2.3 Theo điều kiện môi trường canh tác
    Quan điểm canh tác học chia lúa trồng O.sativa thành 4 loại hình thích
    ứng với điều kiện canh tác khác nhau.
    - Lúa cạn (upland rice) là loại được gieo trên đất cao thoát nước, không
    có bờ ngăn để dự trữ nước và sống nhờ chủ yếu vào nước mưa tự nhiên.
    - Lúa có tưới (irrigated rice or flooded rice): được trồng trên những
    cánh đồng có công trình thủy lợi, nên chủ động được tưới tiêu theo yêu cầu
    của từng thời kỳ sinh trưởng.
    - Lúa nước sâu (rainfed or lowland rice): được gieo trồng ở vùng đất
    thấp không có điều kiện rút nước khi mưa lớn hoặc rút nước chậm nên bị ngập
    trong thời gian ngắn và nước ngập không quá sâu.
    - Lúa nước nổi (deepwater or flooing rice): là loại hình gieo trước mùa
    mưa, khi mưa lớn lúa đã đẻ nhánh, nước dâng cao, cây lúa vươn lóng rất
    nhanh (khoảng 10cm/ngày) để ngoi theo, vượt lên trên mực nước [46].
    1.2 Tình hình nghiên cứu, sản xuất lúa gạo trên thế giới và trong nước
    1.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
    Hiện nay trên thế giới có khoảng 114 nước trồng lúa và phân bố ở tất cả
    các châu lục. Diện tích trồng lúa trên thế giới chiếm 1/5 diện tích trồng trọt
    nhưng phân bố không đều, trên 90% diện tích lúa tập trung ở châu Á, các châu
    lục khác như châu Mỹ, châu Phi, châu Âu, châu Đại Dương có trồng lúa nhưng
    với diện tích không nhiều [50]. 6
    Diện tích trồng lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từ năm 1955 đến 1980.
    Trong vòng 25 năm nay, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,36
    triệu ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm
    1999 (156,77 triệu ha) với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm. Từ
    năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và có xu hướng
    giảm dần, đến 2005 còn ở mức 152,9 triệu ha[20].
    Năng suất lúa ở các châu lục khác nhau rất xa. Châu Úc có năng suất
    đứng đầu thế giới (81,70 tạ/ha) sau đó là châu Âu 55,9 tạ/ha rồi đến Bắc Mỹ.
    Những khu vực có năng suất cao nhất có thể giải thích như sau: Đây là những
    nơi có đất đai, khí hậu thích hợp cho việc trồng lúa nước. Hầu hết các khu vực
    này có nền công nghiệp phát triển đã hỗ trợ mạnh mẽ cho nông nghiệp, hơn
    nữa diện tích trồng lúa không lớn nên buộc họ phải thâm canh để có đủ sản
    lượng lương thực đáp ứng nhu cầu trong khu vực, mặt khác trình độ dân trí,
    trình độ canh tác cao, các tiến bộ kỹ thuật được đáp ứng đầy đủ nên năng suất ở
    những khu vực này cao hơn. Châu Mỹ Latinh, châu Phi có năng suất lúa thấp
    nhất thế giới. Năng suất lúa châu Á được xếp vào hàng thứ 4 sau châu Úc, châu
    Âu và Bắc Mỹ [19].
    Sản xuất gạo toàn cầu đã tăng lên đều đặn từ khoảng 200 triệu tấn vào
    năm 1960 tới 605 triệu tấn vào năm 2004. Hiện nay có 3 quốc gia sản xuất lúa
    gạo hàng đầu là Trung Quốc (31% sản lượng thế giới), Ấn Độ (20%), Indonesia
    (9%). Ba nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là: Thái Lan (26% sản lượng
    gạo xuất khẩu),Việt Nam (15%) và Hoa Kỳ (11%) và những nước nhập khẩu
    gạo nhiều là: Indonesia (14%), Bangladesh (4%), Brazil (3%) [56].
    1.2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
    Gạo là lương thực chính và lâu đời của người dân Việt Nam nên cây lúa
    được trồng trên khắp mọi miền của đất nước.
    Năm 1982, nước ta đã chuyển từ nước phải nhập khẩu gạo hàng năm
    sang tự túc được lương thực[17]. Năng suất lúa đã gia tăng vượt bậc từ dưới
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...