Thạc Sĩ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng lộc và biện pháp kỹ thuật khống chế lộc đông đối với giống vả

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I

    ĐẶT VẤN ĐỀ



    Cây vải (Litchi Chinesis Sonn) thuộc họ Bồ Hòn (Sapindaceae) có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc. Vải thiều là cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế cao với hương vị thơm ngon, nhiều chất bổ, được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Quả vải chín có nhiều chất dinh dưỡng như đường, vitamin C và nhiều chất khoáng khác. Hoa vải hàng năm là nguồn nguyên liệu, nguồn phấn hoa cho người nuôi ong. Cây vải có bộ tán lớn, tròn tự nhiên hình mâm xôi, cành lá xum xuê quanh năm. Do vậy, cây vải không chỉ là cây ăn quả mà còn là cây góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn, rửa trôi, tạo cảnh quan môi trường sinh thái.
    Đồng Hỷ là một huyện trung du miền núi phía Bắc thuộc tỉnh Thái nguyên, Việt Nam. Khí hậu ở đây thích hợp cho việc phát triển các loại cây ăn quả, trong đó có cây vải. Tính đến năm 2008 diện tích cây vải lên tới 1496 ha, sản lượng đạt 6340 tấn với hơn 90% diện tích trồng vải Thanh Hà [22]. Tuy nhiên, sản xuất vải hiện nay trên địa bàn huyện đang gặp nhiều khó khăn do giá thu mua vải quả vào lúc chính vụ thấp. Hiện nay trên địa bàn huyện bắt đầu trồng giống Hùng Long là giống vải chín sớm được phát hiện, tuyển chọn tại xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, giống vải này đã được công nhận là giống quốc gia năm 2000. Quả của giống Hùng Long chín sớm hơn vải Thanh Hà từ 2 - 3 tuần, giá bán trên thị trường thường cao hơn vải Thanh Hà do vậy được người tiêu dùng và các hộ nông dân ưa chuộng. Nhiều hộ nông dân có nhu cầu mở rộng diện tích và thay thế một phần diện tích trồng vải Thanh Hà để nâng cao hiệu quả kinh tế của vườn quả. Tuy nhiên, giống vải này có năng suất không ổn định do tỷ lệ số cây ra quả cách năm cao. Do vậy, để có thể phát triển giống vải Hùng Long tại huyện Đồng Hỷ nói riêng và tỉnh Thái nguyên, Việt Nam nói chung cần có những nghiên cứu về




    các biện pháp kỹ thuật nhằm khống chế lộc đông giúp cây ra hoa ổn định. Xuất phát từ thực tiễn của nhu cầu sản xuất trên địa bàn chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng lộc và biện pháp kỹ thuật khống chế lộc đông đối với giống vải Hùng Long tại Đồng Hỷ - Thái nguyên, Việt Nam”.
    Mục đích của đề tài

    1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng lộc của giống vải Hùng

    Long tại Đồng Hỷ - Thái nguyên, Việt Nam.

    2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật khống chế lộc đông đến năng suất vải Hùng Long tại Đồng Hỷ - Thái nguyên, Việt Nam
    Yêu cầu của đề tài

    + Theo dõi thời gian xuất hiện và sinh trưởng của các đợt lộc giống vải

    Hùng Long tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên, Việt Nam.

    + Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến khả năng sinh trưởng lộc và năng suất vải
    + Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp khống chế lộc đông đến

    năng suất vải.



    MỤC LỤC


    Trang

    Lời cảm ơn i Mục lục .ii Danh mục các bảng v Danh mục các đồ thị .vii Danh mục các sơ đồ .vii Danh mục các ảnh viii Danh mục các chữ viết tắt .ix PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .2
    PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .4


    2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4

    2.1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu thời gian và sinh trưởng của

    các đợt lộc . 4

    2.1.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu biện pháp tác động cơ giới 4

    2.2. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CÂY VẢI .5

    2.2.1. Nguồn gốc cây vải . 5

    2.2.2. Một số giống vải chính trên thế giới . 6

    2.2.3. Một số giống vải chính của Việt Nam 8

    2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ VẢI TRÊN THẾ

    GIỚI VÀ VIỆT NAM 9

    2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới 9

    2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải tại Việt Nam . 12

    2.3.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải ở Thái nguyên, Việt Nam . 15

    2.3.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải tại huyện Đồng Hỷ . 16


    2.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NưỚC VỀ

    CÂY VẢI .17

    2.4.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái 17

    2.4.1.1. Đặc điểm thực vật học . 17

    2.4.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây vải . 21

    2.4.1.3. Yêu cầu về sinh thái của cây vải 22

    2.4.2. Nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh cây vải . 27

    2.4.3. Nghiên cứu về sử dụng chất điều hoà sinh trưởng cho vải . 29

    2.4.4. Những nghiên cứu về các biện pháp tác động cơ giới 31

    2.5. NHỮNG KẾT LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TỔNG QUAN 34

    PHẦN III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

    3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 35

    3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .35

    3.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng lộc của vải Hùng Long 35

    3.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật khống chế lộc đông

    cho Hùng Long 35

    3.3. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

    3.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển của

    vải Hùng Long . 35

    3.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm khống chế lộc

    đông, nâng cao năng suất vải Hùng Long . 36

    3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU 38
    4.1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRưỞNG LỘC

    CỦA VẢI HÙNG LONG .39

    4.1.1. Mét sè yÕu tè khÝ hËu n¨m 2007-2008 . 39

    4.1.2. Nghiên cứu thời gian xuất hiện và sinh trưởng của các đợt lộc . 42

    4.1.3. Thêi gian xuÊt hiÖn vµ sinh trãëng cña léc ®«ng 46

    4.1.4. Nguồn gốc và phân hóa của lộc xuân năm 2008 47

    4.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT KHỐNG

    CHẾ LỘC ĐÔNG .50

    4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa đến năng suất . 50

    4.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp khống chế lộc đông cho vải .57

    PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .64

    5.1. Kết luận .64

    5.2. Đề nghị 65

    TÀI LIỆU THAM KHẢO .66

    A. Tài liệu tiếng Việt 66

    B. Tài liệu tiếng Anh 70

    PHỤ LỤC ẢNH 73
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...