Tiến Sĩ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý - sinh thái và phương pháp nhân giống sinh dưỡng cây Hoàng đàn gi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

    MỞ ĐẦU

    Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc trung tâm của Đông Nam Châu á, trong vùng nhiệt đới bắc bán cầu. Đất đai ở Việt Nam có 3/4 là đồi núi và cao nguyên. Theo dự đoán của các nhà thực vật học, nước ta có khoảng 12.000 loài thực vật có mạch, trong đó đã định tên được chừng 10.484 loài và có khoảng 2.300 loài đã được nhân dân dùng làm nguồn lương thực, thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc, lấy gỗ, củi, tinh dầu và nguyên liệu khác [99]. Chắc chắn trong hệ thực vật Việt Nam còn nhiều loài mà con người chưa biết công dụng của chúng, trong đó khoảng 40% thực vật là đặc hữu của Việt Nam. Nhiều loài cây, cỏ đã được tuyển chọn trồng phổ biến trong nhân dân ta. Hệ động vật Việt Nam cũng rất phong phú. Hiện nay đã thống kê được 280 loài thú, 828 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài ếch nhái, 471 loài cá nước ngọt, khoảng 2500 loài cá biển và rất nhiều loài côn trùng. Nguồn tài nguyên sinh vật nói chung và thực vật nói riêng là cơ sở vững chắc cho sự tồn tại của nhân dân Việt Nam trong nhiều năm qua cũng là cơ sở cho sự phát triển của đời sống nhân dân Việt Nam trong tương lai [68].
    Tuy nhiên, thảm thực vật rừng nước ta đã bị thu hẹp rất nhanh chóng trong thế kỷ 20, diện tích rừng giảm từ 43% năm 1945 xuống còn dưới 30% năm 2000. Sự thu hẹp diện tích này do nhiều nguyên nhân như bom đạn và chất độc hóa học trong chiến tranh, sự gia tăng dân số quá nhanh, việc khai thác quá mức tài nguyên rừng, việc áp dụng quá rộng rãi các giống mới trong sản xuất nông lâm nghiệp, . đã dẫn tới sự mất cân bằng hệ sinh thái và nhiều loài thực vật và động vật khác có nguy cơ tuyệt chủng.
    Vì vậy, hội nghị thượng đỉnh Riodeneiro 1992 là tiếng chuông báo động cho chính phủ các nước trên hành tinh chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ lớp thảm xanh bao phủ bề mặt trái đất đang bị phá hoại và tổn thương nghiêm trọng. Muốn bảo vệ thảm xanh đó, vấn đề bảo vệ hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới đóng một vai trò rất quan trọng và đã trở thành mối lo chung của cả nhân loại.
    Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách trên, trong những năm gần đây, nhà nước ta đã quyết định thành lập 11 vườn quốc gia, 52 khu bảo tồn thiên nhiên, 16 khu bảo tồn động vật hoang dã và 22 khu văn hóa - lịch sử - môi trường với tổng diện tích khoảng 2.370.270 ha, chiếm gần 7% diện tích toàn lãnh thổ [68]. Bạch Mã là một trong 11 vườn quốc gia nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng nói trên, chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gene động thực vật, di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi du lịch và nghiên cứu khoa học. Các khu rừng đặc dụng hiện có được phân bố suốt từ bắc chí nam, đại diện cho các vùng khí hậu, từ nhiệt đới, á nhiệt đới, cao nguyên, ven biển, hải đảo, . để bảo tồn nhiều hệ sinh thái đặc trưng của Việt Nam.
    Các đỉnh núi cao, một nguồn tài nguyên hạn chế của vườn quốc gia Bạch Mã (VQGBM) cần phải được bảo vệ: rừng ở đây đặc trưng là kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới, thường phân bố ở độ cao trên 900 m so với mặt biển. Các kiểu rừng này đã bị suy giảm trầm trọng khi người Pháp xây dựng khu nghỉ mát ở đỉnh Bạch Mã. Sau đó là các hoạt động khai thác tiêu cực của con người ở khu vực lân cận khi tuyến đường ô tô từ Cầu Hai - Bạch Mã được hoàn thiện. Hiện nay, các trạng thái rừng này đang tiếp tục bị đe dọa bởi các dự án qui hoạch phục vụ dịch vụ du lịch sinh thái. Trong quá trình chọn đề án quy hoạch du lịch cần phải được cân nhắc nhiệm vụ chính phải được ưu tiên của VQGBM là bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, còn các chương trình khác là không ngoài làm tăng giá trị phục hồi hệ sinh thái và làm giảm những tác động có hại đến môi trường cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên ở đây.
    Cây Hoàng Đàn Giả (Dacrydium elatum Wallich ex Hooker ) thuộc họ Kim giao (Podocarpaceae), có hình dáng đẹp, ngoạn mục, gỗ tốt, mịn, thớ thẳng, hơi cứng, có tổ thành phân bố khá cao ở các đỉnh núi cao của VQGBM. Mặc dù, loài này phân bố tương đối rộng nhưng trong thời gian qua do việc khai thác để lấy gỗ sử dụng, làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu và đang có nguy cơ tuyệt chủng nên đã được các nhà khoa học liệt kê vào sách đỏ Việt Nam. Do đó, một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phải tiến hành điều tra sự phân bố, kết hợp khoanh nuôi bảo vệ, nghiên cứu những đặc điểm sinh lý - sinh thái để làm cơ sở khoa học thực nghiệm trong việc nhân giống và gây trồng phổ biến bằng các con đường vô tính hoặc hữu tính phục vụ cho công tác phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn được tính đa dạng tài nguyên di truyền loài. Xuất phát từ những ý nghĩa trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý - sinh thái và phương pháp nhân giống sinh dưỡng cây Hoàng Đàn Giả (Dacrydium elatum Wallich ex Hooker) ở vườn Quốc gia Bạch Mã”.
    Đề tài thành công sẽ tạo ra cơ sở khoa học để xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng thêm một loài cây bản địa thuộc nhóm hạt trần, tiến tới sẽ trồng thực nghiệm và trồng phổ biến phục hồi hệ sinh thái vùng đệm, di thực trồng làm cây cảnh, cây lục hóa đô thị đang có xu hướng quy hoạch phát triển, đồng thời tạo thêm nguồn nguyên liệu phong phú, đáp ứng nhu cầu tại chỗ. Qua đó, các hoạt động lâm nghiệp sẽ tạo thêm nguồn thu nhập, giải quyết việc làm nhằm xóa đói giảm nghèo cho nhân dân địa phương, tạo điều kiện ổn định và bền vững cho sự nghiệp bảo tồn đa dạng sinh học trong khu vực ngày được tốt hơn.
     
Đang tải...