Thạc Sĩ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm ương nuôi ấu trùng Phyllosoma tôm hùm bông (Panuli

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm ương nuôi ấu trùng Phyllosoma tôm hùm bông (Panulirus ornatus Fabricius, 1798) giai đoạn I và II trong hai kiểu bể ương khác nhau

    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    DANH MỤC BẢNG .v
    DANH MỤC HÌNH . vi
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN . 3
    1.1. Một số đặc điểm sinh học của tôm hùm bông P. ornatus 3
    1.1.1. Phân loại và hình thái . 3
    1.1.2. Phân bố 4
    1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng . 6
    1.1.4.Đặc điểm sinh trưởng . 7
    1.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường lên sinh trưởng tôm hùm. 8
    1.2.1. Nhiệt độ nước 9
    1.2.2. Độ mặn và hàm lượng oxy hòa tan 12
    1.2.3. Một số yếu tố môi trường khác .12
    1.3. Một số nghiên cứu về các giai đoạn biến thái của ấu trùng tôm hùm 13
    1.4. Một số nghiên cứu về hệ thống bể nuôi ấu trùng Phyllosoma 17
    1.5. Một sốnghiên cứu vềbệnh trên ấu trùng tôm hùm 18
    CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .21
    2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .21
    2.2. Vật liệu nghiên cứu .21
    2.2.1. Dụng cụ thí nghiệm .21
    2.2.2. Nguồn nước thí nghiệm .22
    2.2.3. Nguồn tôm bố mẹ .22
    2.2.4. Nguồn ấu trùng .23
    2.3. Phương phápnghiên cứu .24
    2.3.1. Thí nghiệm nghiên cứu một số đặc điểm sinh học .24
    2.3.2.Theo dõi bệnh của ấu trùng trong thời gian thí nghiệm 25
    iv
    2.3.3. Thử nghiệm ương nuôi ấu trùng trong 2 kiểu bể Raceways và Upwelling 26
    2.4. Thu thập và xử lý số liệu .28
    2.4.1. Phương pháp đo kích thước và quan sát ấu trùng Phyllosoma .28
    2.4.2. Các thông s ố môi trường trong hệ thống nuôi 28
    2.4.3. Xác định các thông số và công thức tính .29
    2.4.4. Công thức pha độ mặn 29
    2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu .30
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
    3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học ấu trùng Phyllosoma loài Panulirus
    ornatus. 31
    3.1.1. Đặc điểm hình thái ấu trùng Phyllosoma. 31
    3.1.2.Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ
    sống của ấu trùng tôm hùm bông 42
    3.2. Theo dõi bệnh của ấu trùng Phyllosoma trong thời gian thí nghiệm .45
    3.3. Thí nghiệm ảnh hưởng 2 loại kiểu bể nuôi Race way và Up-welling lên sinh
    trưởng và tỷ lệ sống ấu trùng Phyllosoma loài P.ornatus 47
    IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 51
    KẾT LUẬN. 51
    ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 51
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .52
    PHỤ LỤC 1

    MỞ ĐẦU
    Tôm hùm là một đối tượng nuôi có giá trị kinh tế. Từ năm 1992 nghề nuôi
    tôm hùm ở Việt Nam đã bắt đầu phát triển. Số lượng lồng nuôi tôm hùm đã tăng từ
    khoảng 500 lồng (1994) lên đến 55.000 lồng (2006). Sản lượng tôm hùm nuôi cũng
    tăng rất nhanh, từ 25 tấn (1994) lên 2300 tấn (2004), sau đó ổn định khoảng 2000
    tấn/năm. Nghề nuôi tôm hùm bằng lồng trên biển đã thực sự góp phần thay đổi đời
    sống kinh tế -xã hội của các cộng đồng ngư dân ven biển. Đồng thời Việt Nam đã
    trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về sản lượng tôm hùm nuôi với kim ngạch xuất
    khẩu khoảng 100 triệu đô la Mỹ hàng năm[1].
    Trong các loài tôm hùm được nuôi hiện nay, tôm hùm bông (Panulirus
    ornatus Fabricius, 1798) là loài có những đặc điểm riêng vượt trội về tiến hóa và
    phân bố sinh thái, hình thái bên ngoài và kích thước, khả năng sinh trưởng và sinh
    sản so với 48 loài khác cùng thuộc họ tôm hùm gai (Palinuridae). Chúng phân bố
    rộng khắp ở vùng biển nhiệt đới từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương. Ở nướcta,
    tôm hùm bông phân bố từ vùng biển Bắc bộ đến Nam - Trung bộ, nhưng tập trung
    chủ yếu ở vùng biển Trung bộ và đã trở thành đối tượng nuôi biển quan trọng ở các
    tỉnh miền Trung (trích Báo cáo thực trạng nuôi biển ở Việt Nam năm 2006)[1].
    Tuy nhiên hiện nay nghề nuôi tôm hùm bông ở nước ta cũng như trên thế
    giới gặp nhiều khó khăn do nguồn giống vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, vì
    vậy không chủ động về số lượng và thời vụ, làm hạn chế khả năng mở rộng quy mô
    nuôi. Việc chủ động sản xuất con giống tôm hùm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    rất lớn.
    Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu các đặc điểm sinh học, thử
    nghiệm ương nuôi ấu trùng tôm hùm song vẫn chưa đạt được kết quả đáng kể mà
    mới chỉ dừng lại ở quy mô trong phòng thí nghiệm với tỷ lệ sống của ấu trùng đến
    giai đoạn giống còn rất thấp. Nguy ên nhân chính do quá trình biến thái lột vỏ của ấu
    trùng dài và phức tạp, bệnh trên ấu trùng và tình trạng ấu trùng ăn lẫn nhau [25].
    Ở Việt Nam đến naycông trình nghiên cứu về ấu trùng tôm hùm nói chung và
    tôm hùm bông nói riêng còn rất ít với kết quả thu được còn rất hạn chế.
    Để từng bước tiếp cận với công nghệ sảnxuất giống tôm hùm, Bộ Khoa học
    và Công nghệ đã phê duy ệt đề tài cấp Nhà nước“Nghiên cứu đặc điểm sinh học ấu
    2
    trùng tôm hùm bông (Panulirus ornatus) làm cơ sở cho việc tạo công nghệ sản xuất
    giống” thực hiện trong 2 năm (2009-2010) thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm
    cấp Nhà nước có mã số KC.06/06-10. Trong khuôn khổ của đề tài,được sự đồng ý
    của khoa Nuôi trồng Thuỷ Sản Trường Đại Học Nha Trang, Viện Nghiên cứu nuôi
    trồng Thuỷ Sản III, tôi đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học
    và thử nghiệm ương nuôi ấu trùng Phyllosoma tôm hùm bông (Panulirus
    ornatus Fabricius, 1798)giai đoạn Ivà IItrong haikiểu bể ương khác nhau".
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là cung cấp thêm một số thông tin mới về đặc
    điểm sinh học và thông số kỹ thuật trong ương nuôi ấu trùng Phyllosoma tôm hùm
    bông ở giai đoạn I và II.
    Để thực hiện mục tiêu trên, nội dung chính của đề tài bao gồm:
    1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của ấu trùng tôm hùm bông
    1.1. Thời gian lột vỏ, số lần lột vỏ và đặc điểm hình thái.
    1.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng
    2. Theo dõi các dấu hiệubệnh xuất hiện trên ấu trùng,phân tích mẫu bệnh và thử
    nghiệm điều trị.
    3. Thử nghiệm ương nuôi ấu trùng trong 2 kiểu bể ương khác nhau là Raceways và
    Up-welling.
    Kết quả của đề tài sẽ có ý nghĩa thực tiễn trong việc góp phần đưa ra phương
    pháp phân loại và mô tả đặc điểm hình thái của ấu trùng tôm hùm bông, làm tiền đề
    cho những nghiên cứu tiếp theo.

    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
    1.1. Một số đặc điểm sinh học của tôm hùm bông P. ornatus
    1.1.1. Phân loại và hình thái
    Vị trí phân loại
    Trên thế giới, những nghiên cứu về đặc điểm phân loại tôm hùm nói chung
    được bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ XVIII. Tuy nhiênđến đầu thế kỷ XX, do xác định
    được ý nghĩa kinh tế và để quản lý nguồn lợi các loài tôm hùm, các nghiên cứu về
    tôm hùm mới được chú ý [7].
    Một trong những họ tôm hùm có giá trị kinh tế là họ tôm hùm gai Palinuridae.
    Trong 48 loài tôm hùm thuộc họ tôm hùm gai, tôm hùm bông Panulirus ornatus
    Fabricius, 1798 là loài có đ ặc điểm riêng vượt trội về phân bố, hình dáng, kích
    thước, khả năng sinh trưởng, sinh sản và là loài có giá trị kinh tế cao nhất.
    Trên thế giới, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu phân loại và đặt tên cho
    loài tôm hùmnàynhư Fabricius (1798), George (1970) và Holthuis (1991) [18, 27].
    Ở Việt Nam, tên khoa học của loài tôm hùm bông Panulirus ornatus Fabricius,
    1798 được lưu trong “Danh mục tôm biển Việt Nam” do Nguyễn Văn Chung và
    Phạm Thị Dự biên soạn (1995) được nhiều nhà khoa học chấp nhận [3].
    Ngành: Arthropoda
    Lớp:Crustacea
    Bộ: Decapoda
    Họ: Palinuridae
    Giống[​IMG]anulirus
    Loài: P. ornatus(Fabricius, 1798).
    Đặc điểm hình thái
    Đặc điểm hình thái của tôm hùm bông đã được mô tả trong nhiều nghiên cứu,
    tiêu biểu là George và Holthuis (1965) nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu và
    phân loại một số loài tiêu biểu của giống Panulirus và Jasus và chính thức đưa ra
    khóa phân loại cho họ Palinuridae (trích Nguyễn Thị Bích Thúy, 1998) [7].
    Phillips (1980) và Williams (1988) đã khẳng định họ tôm hùm gai có 48 loài
    được phân thành 8 giống [46], [57].
    Những nghiên cứu về hình thái học tôm hùm của Holthuis (1991) đã chứng tỏ
    tôm hùm gai là nhóm có kích thước lớn nhất trong lớp giáp xác [27].
    4
    Hồ Thu Cúc và CTV (1984) đã công bố
    một số đặc điểm hình thái c ủa 7 loài tôm hùm
    thuộc họ Palinuridae trong đó có loài tôm hùm
    bông (Hình 1.1) [2].
    Từ năm 1987 đến 1990, Phạm Thị Dự
    cũng đưa ra những đặc điểm phân loại chủ yếu
    là màu sắc toàn thân, hình dạng vỏ đầu ngực,
    vỏ các đốt bụng và các chân phụ của 8 loài tôm
    hùm (bao gồm cả tôm hùm bông) đã tìm được
    ở vùng biển phía nam [4].
    Nguyễn Thị Bích Thúy (1998) đã mô tả
    tôm hùm bông (Panulirus ornatus), còn được gọi là tôm hùm saonhư sau: toàn thân
    có màu xanh nước biển rất hài hòa. Kích thước cơ thể lớn, có cá thể đạt tới 9kg. Đôi
    râu 2 dài gấp 1,5 lần chiều dài cơ thể. 5 đôi chân bò có những vòng ngang màu nâu
    đậm. Các đốt bụng không có rãnh ngang. Vỏ lưng mỗi đốt bụng có dải màu xanh
    thẫm và có 1-2 chấm màu kem nghiêng về 2 bên, 2 cặp gai ở phiến gốc râu 1 có cặp
    sau bé hơn cặp trước, đôi gai hốc mắt rất dài và nhọn [7].
    1.1.2. Phân bố
    Phân bố địa lý
    Trên thế giới, tôm hùm bông phân
    bố tại vùng Tây ấn Độ Dương, từ vùng
    biển đỏ và đông Châu phi đến phía nam
    Nhật Bản, có mặt tại đảo Solomon, Papua
    New Guinea, vùng phía bắc, tây, tây nam,
    đông bắc và phía đông của Úc, New
    Caledonia and Fiji. Gần đây nhất, năm
    1988, tôm hùm bông còn tìm thấy tại Israel
    thuộc phía đông Mediterranean [61] (Hình
    1.2).
    Tại Việt Nam, tôm hùm phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền trung Từ Quảng
    Bình Đến Bình Thu ận, đặc biệt tập trung ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình
    Thuận [60].
    Hình 1.2.Phân bố tôm hùm bông
    trên thế giới.
    Hình 1.1.Tôm hùm bông
    Panulirus ornatus Fabricius 1798.
    5
    Phân bố sinh thái
    Nghiên cứu về sinh thái học, nhiều tác giả như Hernkind (1975), Lipcius
    (1982), Cobb (1985), William (1988) đ ã kết luận tôm hùm gai sống ở cả các vùng
    biển ôn đới và nhiệt đới, nhưng hầu hết những giống có thành phần loài phong phú
    đều tập trung ở vùng biển nhiệt đới. Môi trường sống của chúng từ vùng trung triều
    đến vùng biển sâu tới 3000m, với hang hốc có nền đáy là đá,bùn, cát hoặc thảm
    thực vật [24], [35], [12], [57].
    Bên cạnh đó, khi nghiêncứu đặc điểm sinh thái, các nhà khoa học thường
    quan tâm đến khía cạnh phân bố sinh thái từng giai đoạn trong chu kỳ sống do mỗi
    giai đoạn sống của chúng gắn liền với một điều kiện sinh thái nhất định và mang
    tính thích nghi của loài rõ rệt.
    Thời kỳ ấu trùng Phyllosoma thường sống trôi nổi trong tầng mặt như những
    sinh vật phù du từ những vùng biển không quá xa bờ đến những vùng biển khơi nhờ
    sóng, gió và hải lưu [58].
    Sau khi ấu trùng Phyllosoma trải qua khoảng 12 đến 15 lần lột xác biến thái,
    chúng chuy ển sang giai đoạn ấu trùng Puerulus bắt đầu đời sống định cư [7].
    Phillips (1975), Calinski và Lyons (1983), Phillips và MacMillan (1987), Nishida
    và CTV (1990) cho rằng ấu trùng Puerulus có xu hướng di chuyển vào những vùng
    biển nông có điều kiện sinh thái thuận lợi. Trong những vùng biển ven bờ, chúng
    thường định cư ở những nơi có địa hình phức tạp hoặc có nhiều rong che phủ (trích
    theo Lipcius và Cobb (1994) [36]. Đồng thời, kiểu sống định cư sống đáy theo
    không gian và thời gian của ấu trùng Puerulus cũng được Little (1977), Herrkind và
    Butler (1986), Booth (1989), Bannerot và CTV (1991), Heatwole và CTV (1991)
    chứng minh phụ thuộc vào chu kỳ trăng (trích theo Parken) [45].
    Sau khoảng 4 lần lột xác và biến thái, ấu trùng Puerulus trở thành tôm hùm
    con (juvenile) với màu sắc và hình thái rất giống con trưởng thành, chúng trải qua ít
    nhất 2 pha sinh thái khác biệt. Giai đoạn đầu môi trường sống của chúng tương tự
    môi trường sống của ấu trùng Puerulus, cư trú trong các bãi rong biển rậm rạp, trên
    các cành um tùm của thực vật biển bậc cao hoặc ở trong các hang, khe nhỏ của rạn
    đá gần bờ. George và Main (1967) cho rằng hầu hết các loài của nhóm Panulirus
    sống ở vùng nước ấm, nhiệt độ dao động từ 20-30
    o
    C, trung bình khoảng 25
    o
    C [17].
    Đó là vùng thềm lục địa, vĩ độ từ 35-10
    o
    C, với độ sâu phân bố từ 1-5m. Lipcius và

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tham khảo tiếng Việt
    1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2006. Báo cáo thực trạng nuôi biển
    ở Việt Nam năm 2006,30 trang.
    2. Hồ Thị Thu Cúc (1984), Một số đặc điểm sinh học của tôm hùm, Báo cáo
    khoa học, Trường Đại học Thủy sản, 23 trang.
    3. Nguyễn Văn Chung và Phạm Thị Dự (1995), Danh mục tôm biển Việt Nam,
    Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 170 trang.
    4. Phạm Thị Dự (1990), tôm hùm Palinuridae biển Nam-Việt Nam, Báo cáo
    khoa học, Viện Hải Dương Học, trang 1-10.
    5. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguy ễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội. Bệnh
    học thủy sản.Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội
    6. Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2006. Kỹ thuật nuôi
    giáp xác, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 235 trang.
    7. Nguyễn Thị Bích Thúy (1998), Nghiên cứu các đặc điểm sinh học nhằm góp
    phần bảo vệ nguồn lợi tôm hùm ở vùng ven biển miền Trung Việt Nam,Luận
    án Tiến sỹ khoa học sinh học,Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Khoa học
    vàCông nghệ quốc gia, 193 trang.
    8. Nguyễn Thị Bích Thúy (1998), “Một số dẫn liệu về ảnh hưởng của các điều
    kiện môi trường lên sinh trưởng của tôm hùm con (juvenile) tôm hùm bông
    Panulirus ornatus ở vùng biển miền Trung Việt Nam”, Tuy ển tập Nghiên
    cứu biển (số 8),Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 9 trang.
    Tài liệu tiếng Anh
    9. Bourne, D. G., N. Young, N. Webster, M. Payne, M. Salmon, S. Demel, and
    M. Hall. 2004. Microbial community dynamics in a larval aquaculture
    system of the tropical rock lobster, Panulirus ornatus. Aquaculture 242,
    pp:31-51.
    10. Chittleborough, R. G. (1976). Growth of Juvenile Panulirus longipes cygnus
    (George) on coastal reefs compared with those reared under optimal
    environmental condition Aust. J. mar. freshwater. Res, pp: 279-295.
    11. Chow, S., N. Suzuki, N. Imai & T. Yoshimura, 2006. Molecular species
    identification of spiny lobster phyllosoma larvae of the genus Panulirus from
    the northwestern Pacific. Mar. Biotechn., 8: 260 -267. [online as: DOI no.
    10.1007/S10126-005-5151-9].
    53
    12. Cobb, J. S and Wang, D. (1985). Fisheries biology of lobsters and
    Crayfishes. In the Biology of Crustacea, Vol. 10, academic Press, New York,
    pp: 167-274.
    13. Danielle J. Johnstonand Arthur Ritar, 2001. Mouthpart and foregut ontogeny
    in phyllosoma larvae of the spiny lobster Jasus edwardsii (Decapoda:
    Palinuridae)
    Marine and Freshwater Research52(8) 1375 -1386
    14. Diggles, B. K., G. A. Moss, J. Carson, and C. D. Anderson. 2000. Luminous
    vibriosis in rock lobster Jasus verreauxi (Decapoda: Palinuridae) phyllosoma
    larvae associated with infection by Vibrio harveyi. Dis. Aquat. Org. 43, pp:
    127-137.
    15. Engle, J. M. (1979), Ecology and growth of Juvenile Califonia spiny lobster,
    Panulirus interruptus (Randall). Ph. D thesis, University of Southem
    Califonia.
    16. Grant C. L, Bruce F. P, and Greg, B. M. (2004), Effects of temperature and
    food density on the survival and growth of early stage phyllosoma of the
    western rock lobster, Panulirus cygnus. Aquaculture 242 (2004), pp: 207-215.
    17. George, R. W. and Main, A. R. (1967). The evolution of spiny lobsters
    (Palinuridae), a study of evolution in the marine environment. Evolution, pp:
    803-820.
    18. George, R. W., and Kensler, C. B (1970). Recognition of marine spiny
    lobsters of the Jasus lalandii group (crustacea: decapoda: palinuridae).
    Freshwater Res. 4, pp: 292-311.
    19. Greg G. Dubber, George M. Branch*, Lara J. Atkinson(2004). The effects
    of temperature and diet on the survival, growth and food uptake of aquariumheld postpueruli of the rock lobster Jasus lalandii. Aquaculture 240 (2004),
    pp: 249-266
    20. Greg Smith, Matt Salmon, Matt Kenway, Michael Hall, 2009. Description of
    the larval morphology of captive reared Panulirus ornatus spiny lobsters,
    benchmarked against wild-caught specimens. Aquaculture 295, pp: 76-88.
    54
    21. Hameed, A. S. S., and P. V. Rao. 1994. Studies on the chemical control of a
    Vibrio campbellii-like bacterium affecting hatchery -reared Penaeus indicus
    larvae. Aquaculture 127, pp: 1-9.
    22. Handlinger, J., J. Carson, A. J. Ritar, B. J. Crear, D. P. Taylor, and D.
    Johnston. 1999. Disease conditions of cultured phyllosoma larvae and
    juveniles of the southern rock lobster (Jasus edwardsii, Decapoda;
    Palinuridae), pp: 75-87.
    23. Harris, L. J., and L. Owens. 1999. Production of exotoxins by two luminous
    Vibrio harveyi strains known to be primary pathogens of Penaeus monodon
    larvae. Dis. Aquat. Org. 38, pp: 11-22.
    24. Hernkind, W. F. (1975); Vanderwalker, J. And Barr, L. Population diamics,
    ecology and behaviour of spiny lobster Panulirus argus, Sci. Bull. Nat. Hist.
    Mus, pp: 20, 31-34.
    25. Hirokazu Matsuda Andtaisuke Takenouchi, 2005. New tank design for larval
    culture of Japanese spiny lobster, Panulirus japonicas. New Zealand Journal
    of Marine and Freshwater Research, 2005, Vol. 39: 279 -285 0028-8330/05/3902-0279. The Royal Society of New Zealand.
    26. Holly S. Cate and Charles D. Derby, 2001. Morphology and distribution of
    setae on the antennules of the Caribbean spiny lobster Panulirus argus reveal
    new types of bimodal chemo-mechanosensilla. Cell and Tissue Research,
    Biomedical and Life Sciences, Volume 304, Number 3, pp: 439 -454.
    27. Holthuis, L. B. (1991), FAO species catologue. Marine Lobsters of the
    world. FAO Fisheries Synopsis (Vol. 13, No. 125). Food and Agriculture
    Organization of the United Nations, Rome, Italy, 292 pp.
    28. Illingworth, J.; Tong, L. J.; Moss, G. A.; Pickering, T. D. 1997: Upwelling
    tank for culturing rock lobster (Jasus edwardsii) phyllosomas. Marine and
    Freshwater Research 48: 911-914.
    29. Inoue, M. 1981: Studies on the cultured phyllosoma larvae of the Japanese
    spiny lobster Panulirus japonicus (von Siebold). Special Report of
    Kanagawa Prefectural Fisheries Experimental Station 1: pp:1-91. (In
    Japanese.)
    55
    30. Jones C. M. (2009), Temperature and Salinity Tolerances of the Tropical
    Spiny Lobster, Panulirus ornatus. World Aquaculture Society.
    31. Jonhson, M. W., 1971a. On palinurid and scyllarid lobster larvae and their
    distribution in the South China Sea (Decapoda, Palinuridea). Crustaceana,
    21: 247-282.
    32. Jonhson, M. D., 2006. Feeding and digestion in the phyllosoma larvae of
    Ornate spine lobster, Panulirus ornatus(Fabricius) and the implications for
    their culture. The university of western Australia, p: 1 -7.
    33. Kittaka, J., 1997. Culture of larval spiny lobsters: a review of work done in
    northern Japan. Marine and
    34. Kittaka, J. 2000: Culture of larval spiny lobster. In: Phillips, B. F.; Kittaka, J.
    ed. Spiny lobsters: fisheries and culture. 2nd ed. Oxford, Blackwell Scientific
    Publications, pp: 508-532.
    35. Lipcius, R. N and Herrnkind, W. F. (1982). Molt cycle alterations in
    behavior, feeding and diet rhythms of a decapod crustacean, the piny lobster
    Panulirus argus. Mar. Biol, pp: 241-252.
    36. Lee, K. K., S. R. Yu, F. R. Chen, T. I. Yang, and P. C. Liu. 1996. Virulence
    of Vibrio alginolyticus isolated from diseased tiger prawn, Penaeus
    monodon. Curr. Microbiol. 32, pp: 229-231.
    37. Liu, P. C., K. K. Lee, and S. N. Chen. 1996. Pathogenicity of different
    isolates of Vibrio harveyi in tiger prawn, Penaeus monodon. Lett. Appl.
    Microbiol. 22, pp: 413-416.
    38. Liu, P. C., and K. K. Lee. 1999. Cysteine protease is a major exotoxin of
    pathogenic luminous Vibrio harveyi in the tiger prawn, Penaeus monodon.
    Lett. Appl. Microbiol. 28, pp: 428-430.
    39. Matsuda, H., yamakawa. T., 2000. The complete development and
    morphological changes of Larvae Panulirus longiper under laboratory
    conditions. Fisheries Science 66, pp: 278-293.
    40. Matthew S. P, Mike R. H, Lindsay S. and David G. B, 2007, Microbial
    Diversity within Early-Stage Cultured Panulirus ornatus Phyllosomas.
    Applied and environmental microbiology, vol. 73, no. 6, pp: 1940-1951.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...