Thạc Sĩ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm sản xuất giống cá đối đất (Liza subviridis Valenci

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY SẢN
    NĂM 2012
    MỤC LỤC
    Trang
    Mở đầu . 1

    Chương 1: Tổng quan tài liệu . 5
    1.1 Một số đặc điểm sinh học cá đối đất 5
    1.1.1 Đặc điểm phân loại và hình thái 5
    1.1.2 Thành phần loài và phân bố 7
    1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng 7
    1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản . 10
    1.2 Một số hoạt chất dùng để kích thích cá sinh sản . 12
    1.2.1 Não thùy thể . 13
    1.2.2 HCG . 14
    1.2.3 GnRH-A .15
    1.3 Sự phát triển phôi và tăng trưởng của một số loài cá trong điều kiện môi trường khác nhau . 16
    1.3.1 Sự phát triển phôi ở ở một số loài cá . 16
    1.3.1.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển phôi 17
    1.3.1.2 Ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển phôi . 18
    1.3.2 Sinh trưởng của một số loài cá trong điều kiện môi trường khác nhau 20
    1.4 Ảnh hưởng mật độ ương của một số loài cá . 22
    1.5 Sự biến đổi các chỉ tiêu huyết học của cá . 23
    1.6 Những nghiên cứu về vitellogenin .24
    1.7 Tình hình sản xuất giống, nuôi cá nước mặn lợ và cá đối . 26

    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu . . 30
    2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 30
    2.1.1 Thời gian nghiên cứu 30
    2.1.2 Ðịa điểm nghiên cứu . 30
    2.2 Phương pháp tiến hành nghiên cứu 30
    2.2.1 Nghiên cứu một số chỉ tiêu về đặc điểm sinh học sinh sản của cá đối đất 30
    2.2.2 Nghiên cứu các chỉ tiêu huyết học và sinh hóa liên quan đến sự thành thục và
    sinh sản của cá đối đất . 33
    2.2.2.1 Phương pháp phân tích mô học và các chỉ tiêu huyết học . 34
    2.2.2.2 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu sinh hóa 38
    2.2.3 Nghiên cứu kích thích sinh sản nhân tạo cá đối đất . 39
    2.2.3.1 Kích thích sinh sản nhân tạo cá đối đất với các loại hormone và liều lượng
    khác nhau 39
    2.2.3.2 Ấp trứng cá đối đất với độ mặn và mật độ khác nhau . 42
    2.2.4 Nghiên cứu kỹ thuật ương cá bột lên cá giống 42
    2.2.4.1 Ương cá bột lên cá hương 42
    2.2.4.2 Ương cá hương lên cá giống 45
    2.2.4.3 Ương cá đối trong giai với mật độ khác nhau . 47
    2.3.4.4 Phương pháp xác định các chỉ tiêu . 48
    2.3 Xử lý số liệu 50

    Chương 3: Kết quả và thảo luận . 51
    3.1 Đặc điểm mẫu cá đối đất được khảo sát về đặc điểm sinh học sinh sản 51
    3.1.1 Biến động kích cỡ cá đối được thu qua các tháng trong năm . 51
    3.1.2 Tương quan giữa chiều dài và khối lượng của mẫu cá đối khảo sát . 52
    3.2 Đặc điểm sinh học sinh sản của cá đối đất . 53
    3.2.1 Phân biệt giới tính . 53
    3.2.2 Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cá đối đất 54
    3.2.2.1 Các giai đoạn phát triển của buồng trứng, HSTT và đường kính trứng . 54
    3.2.2.2 Các giai đoạn phát triển của tinh sào và HSTT . 59
    v
    3.2.3 Mùa vụ sinh sản và chu kỳ sinh sản 62
    3.2.3.1 Hệ số thành thục của cá đối đất qua các tháng trong năm . 62
    3.2.3.2 Độ béo Clark (C) và Fulton (F) 63
    3.2.4 Kích cỡ thành thục 64
    3.2.5 Sức sinh sản cá đối đất 65
    3.3 Một số chỉ tiêu huyết học và sinh hóa liên quan đến sự thành thục và sinh sản
    của cá đối đất . 67
    3.3.1 Một số chỉ tiêu huyết học của cá đối đất . 67
    3.3.1.1 Biến động số lượng hồng cầu theo các giai đoạn phát triển của TSD 68
    3.3.1.2 Số lượng bạch cầu theo các giai đoạn phát triển của TSD 69
    3.3.1.3 Số lượng huyết sắc tố theo các giai đoạn phát triển của TSD 70
    3.3.1.4 Thể tích hồng cầu (MCV) theo các giai đoạn phát triển của TSD 71
    3.3.1.5 Khối lượng trung bình huyết sắc tố trong hồng cầu (MCH, pg/tb) 72
    3.3.1.6 Nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu (MCHC, %) .73
    3.3.2 Một số chỉ tiêu sinh hóa của cá đối đất 74
    3.3.2.1 Hàm lượng Vg trong máu ứng với các giai đoạn phát triển của TSD 75
    3.3.2.2 Hàm lượng protein trong máu, gan và cơ ở các giai đoạn phát triển của TSD
    76
    3.4 Kích thích cá đối đất sinh sản nhân tạo . 79
    3.4.1 Kích thích sinh sản nhân tạo cá đối đất với các loại hormone và liều lượng
    khác nhau . 79
    3.4.1.1 Thời gian hiệu ứng, tỷ lệ cá rụng trứng và sức sinh sản của cá đối đất 79
    3.4.1.2 Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ cá dị hình . 82
    3.4.1.3 Sự phát triển phôi của cá đối 86
    3.4.2 Ấp trứng cá đối đất với độ mặn và mật độ khác nhau 88
    3.4.2.1 Ấp trứng cá ở độ mặn khác nhau 88
    3.4.2.2 Ấp trứng cá với mật độ khác nhau 91
    3.5 Nghiên cứu ương cá đối đất bột lên cá giống . 91
    3.5.1 Ương cá đối đất bột lên cá hương . 91
    3.5.1.1 Ương cá đối đất bột với các loại thức ăn khác nhau .91
    3.5.1.2 Ương cá đối bột ở các độ mặn khác nhau . 95
    3.5.1.3 Ương cá đối đất bột với các mật độ khác nhau . 98
    3.5.2 Ương cá đối đất hương lên cá giống 102
    3.5.2.1 Ương cá hương lên cá giống với độ mặn khác nhau .102
    3.5.2.2 Ương cá hương lên cá giống với mật độ khác nhau 109
    3.5.2.3 Ương cá hương lên giống với thức ăn có hàm lượng protein khác nhau .112
    3.5.2.4 Ương cá đối đất trong giai với mật độ khác nhau . 115
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 121
    1. Kết luận . 121
    1.1 Sinh học sinh sản, các chỉ tiêu huyết học và sinh hóa của cá đối đất 121
    1.2 Sinh sản và ương cá đối đất . 121
    2. Kiến nghị . 123
    Danh mục các bài báo xuất bản từ công trình của tác giả . 124
    Tài liệu tham khảo . 125
    Phụ lục .
    MỞ ĐẦU
    Các loài cá đối thuộc họ Mugilidae có vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái ven biển do chúng sử dụng chất dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn ở mức độ sơ cấp (Odum, 1970). Đây cũng là đối tượng khai thác và nuôi trồng thủy sản quan trọng. Cá đối ăn phiêu sinh thực vật, mùn bã hữu cơ nên có khả năng nuôi đơn hay nuôi ghép với nhiều đối tượng thủy sản khác để vừa cải thiện năng suất, vừa tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên và cả cải thiện môi trường (Zenkevitch, 1963; Pillay, 1990; Odum, 1970; Blaber, 1977; Bardach and Whitfield, 1972; Chan & Chua, 1980; Abu et al., 1996 và Benetti & Fagundes, 1991). Năm 2008, sản lượng nuôi cá đối của thế giới đạt 13.420 tấn với giá trị ước tính đạt 19.081 USD, trong đó Indonesia có sản lượng nuôi cao nhất (8.351 tấn) (FAO, 2010).
    Ở Việt Nam, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hầu hết diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ và mặn được sử dụng để nuôi tôm biển với nhiều mô hình nuôi khác nhau. Năm 2008 tổng diện tích nuôi tôm ở ĐBSCL khoảng 604.479 ha và đạt sản lượng 324.600 tấn (FAO, 2010). Nghề nuôi tôm mang lại lợi nhuận cao cho người dân, nhưng cũng đối mặt với nhiều rủi ro do dịch bệnh, môi trường xuống cấp và bệnh tôm xảy ra liên tục từ 1994 đến nay. Năm 2007 tỷ lệ lỗ của các hộ nuôi tôm sú thâm canh tại Sóc Trăng là 21%, tỷ lệ này của mùa mưa cao hơn mùa khô hơn 15 lần (Son, 2011). Trong năm 2008, nghề nuôi tôm sú ở ĐBSCL đã bị thiệt hại rất lớn: Cà Mau (56.789 ha), Kiên Giang (42.500 ha), Trà Vinh (16.000 ha), Sóc Trăng (10.335 ha), làm cho diện tích nuôi tôm sú năm 2009 trên cả nước giảm khoảng 66 nghìn ha và kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm 6,73% so với 2008 (Bộ NN & PTNT, 2008 và 2009). Chính vì thế, để nghề nuôi thủy sản nước
    mặn lợ phát triển bền vững, việc đa dạng hóa các đối tượng nuôi và mô hình nuôi là rất cần thiết và cấp bách.
    Trong các đối tượng nuôi cá nước lợ mặn có tiềm năng, cá đối đất (Liza subviridis) là đối tượng rất triển vọng, do cá phân bố rộng trong tự nhiên ở cả vùng nước lợ nhạt đến biển. Cá có tính ăn tạp thiên về mùn bã hữu cơ nên có tiềm năng nuôi kết hợp với mô hình quảng canh cải tiến (ĐBSCL có diện tích trên 300.000 ha) và đặc biệt là cá có giá trị kinh tế cao, được ưa chuộng ở thị trường trong nước. Tuy nhiên, hiện nay nghiên cứu cơ bản về sản xuất giống và nuôi loài cá này còn rất hạn chế, kể cả các nghiên cứu ở nước ngoài. Để góp phần vào việc nghiên cứu, cũng như ứng dụng vào sản xuất giống cá đối đất, đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm sản xuất giống cá đối đất (Liza subviridis Valenciennes, 1836)” được thực hiện.
    Mục tiêu của đề tài:
    - Mục tiêu tổng quát: nhằm cung cấp những dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học của loài cá này; cũng như góp phần xây dựng qui trình sản xuất giống cá đối đất, giúp đa dạng hóa các đối tượng nuôi trồng thủy sản ven biển, hướng tới phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản trong vùng.
    - Mục tiêu cụ thể: xác định được đặc điểm sinh học sinh sản, tìm ra loại hormone cũng như liều lượng thích hợp để kích thích cá đối đất sinh sản và kỹ thuật ương nuôi cá đối đất thích hợp.
    Nhằm đáp ứng được mục tiêu của đề tài, luận án đã thực hiện các nội dung nghiên cứu sau:
    - Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá đối đất.
    - Nghiên cứu các chỉ tiêu huyết học và sinh hóa liên quan đến sự thành thục và sinh sản của cá đối đất.
    - Nghiên cứu kích thích sinh sản nhân tạo cá đối đất với các loại hormone và liều lượng khác nhau.
    - Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật ương nuôi cá bột lên cá giống.
    Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
    Về mặt khoa học, nghiên cứu này góp phần vào các nghiên cứu cơ bản về đặc điểm sinh học sinh sản, chỉ tiêu huyết học và sinh hóa của cá đối đất đất ở giai đoạn sinh sản. Bên cạnh đó, đề tài còn nghiên cứu ứng dụng như kích thích sinh sản và ương cá đối đất bột lên giống.
    Về thực tiễn, lần đầu tiên xác định được mùa vụ sinh sản, kích cỡ thành thục,
    kích cỡ trứng và sức sinh sản của cá đối đất. Đặc biệt, nghiên cứu đã xác định được loại hormone cũng như liều lượng thích hợp để kích cá đối đất sinh sản, phương pháp ấp trứng và ương cá đối đất bột lên giống góp phần xây dựng qui trình sản xuất giống cá đối đất nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi và phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản ven biển ĐBSCL.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...