Thạc Sĩ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái nhện đỏ nâu hại chè (Oligonychus coffeae Nietner) và

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cây chè là một trong những cây trồng quan trọng của Việt Nam nói chung, cho các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc nói riêng. Cây chè không chỉ góp phần quan trọng vào giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản hàng năm của Việt Nam mà còn là cây xóa đói giảm nghèo, cây cho thu nhập cao, ổn định cho hàng triệu hộ lao động nông thôn. Với vai trò quan trọng nêu trên. Nhà nước hết sức quan tâm đến việc mở rộng diện tích, đầu tư khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng. Vì vậy sản phẩm chè ngày càng khẳng định được uy tín của mình, đã có mặt ở trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến năm 2005, cả nước có tổng số 123.742ha chè, diện tích chè kinh doanh là 102.000ha, sản lượng đạt 133.350 tấn chè khô. Cả nước có khoảng 260 doanh nghiệp xuất khẩu chè, kim ngạch đạt 96.887.000 USD.
    Hiện nay Việt Nam đã trở thành nước thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, hàng năm thu được nhiều triệu đô la cho đất nước, cây chè Việt Nam chắc chắn sẽ còn nâng cao vị thế của mình trong những năm tới. Tuy nhiên sản phẩm chè còn nhiều điểm yếu, trong đó dư lượng nhiều độc tố quá mức cho phép do sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học là một trong những điểm yếu quan trọng nhất. Do đó uy tín sản phẩm chè của Việt Nam trên thị trường thế giới chưa cao, giá bán thấp và chưa thâm nhập được nhiều vào các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản.
    Ba Vì, Hà Nội có diện tích trồng chè là 1700 ha, cây chè đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện, cây giải quyết công ăn việc làm, ổn định chính trị xã hội cho vùng ven đô đang bị công nghiệp hóa và đô thị hóa mất dần đất canh tác. Tuy nhiên các loài dịch hại như bọ trĩ, rầy xanh, bọ xít muỗi, nhóm nhện nhỏ đang là những trở ngại chính cho năng suất và chất lượng chè của địa phương, trong đó nhện đỏ nâu (Oligonychus coffeae Nietner) là một trong các đối tượng sâu hại quan trọng bậc nhất tại đây, chúng xuất hiện và gây hại quanh năm trên vườn chè, chúng không chỉ gây thiệt hại ở các tầng lá bánh tẻ, khi mật độ cao chúng leo lên cả các tầng lá non và búp để gây hại làm rụng lá hàng loạt. Nhện đỏ nâu (Oligonychus coffeae Nietner) dùng vòi hút dạng kim châm hút dịch cây làm cây chè sinh trưởng kém, búp chè bị mù xoè nhiều, lá cây bị hại biến màu nâu lốm đốm đến màu tím đồng, trên mặt lá có nhiều bụi bẩn màu trắng xám. Chè bị hại nặng mép lá non cong lên, lá rụng dần, năng suất bị giảm sút nghiêm trọng. Cây chè bị nhện đỏ nâu gây hại nghiêm trọng sinh trưởng chậm, khô cằn và không thể cho búp các lứa sau, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả khả năng cho năng suất của các năm sau đó nếu không có các giải pháp chăm sóc kịp thời. Chính vì vậy người trồng chè đã sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu và phun nhiều lần với liều lượng gấp 2 – 3 lần so với khuyến cáo, phun định kỳ 5- 7 ngày 1 lần, với đủ các loại thuốc và đôi khi trộn nhiều loài thuốc với nhau để trừ nhện đỏ nâu gây hại. Tuy nhiên các biện pháp mà người trồng chè sử dụng đã không mang lại hiệu quả mong muốn mà còn làm tăng đầu tư cho sản xuất chè, điều nguy hiểm hơn là góp phần gia tăng tính kháng thuốc của nhện đỏ nâu, giảm chất lượng sản phẩm, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất và giảm hiệu quả sản xuất cũng như khả năng xuất khẩu chè.
    Ở nước ta, việc nghiên cứu về nhện đỏ nâu hại chè chưa nhiều, cho đến thời điểm thực hiện công trình nghiên cứu này vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu về nhện nhỏ hại chè nói chúng, nhện đỏ nâu nói riêng cho vùng chè Ba Vì, Hà Nội. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến phát sinh và gây hại của chúng, trên cơ sở đó nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng chống chúng hiệu quả, an toàn là hết sức cần thiết. Để đáp ứng các yêu cầu của khoa học và thực tiễn sản xuất, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái nhện đỏ nâu hại chè (Oligonychus coffeae Nietner) và biện pháp phòng trừ tại Ba Vì - Hà Nội"
    2. Mục đích, yêu cầu của đề tài:
    2.1. Mục đích
    Trên cơ sở xác định một số loài nhện nhỏ quan trọng hại chè, đặc điểm sinh học và một số yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến phát sinh phát triển của nhện đỏ nâu (Oligonychus coffeae Nietner), từ đó đề xuất biện pháp phòng trừ nhện đỏ nâu bằng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, hiệu quả và thân thiện với môi trường
    2.2. Yêu cầu.
    - Xác định thành phần loài nhện nhỏ hại chè tại Ba Vì, mức độ gây hại của nhện đỏ nâu và thực trạng công tác phòng trừ loài nhện đỏ nâu tại Ba Vì.
    - Xác định được một số đặc điểm sinh học, một số yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến phát sinh và gây hại của nhện đỏ nâu tại vùng chè Bà Vì, Hà Nội làm cơ sở nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng chống.
    - Đề xuất biện pháp phòng trừ nhện đỏ nâu bằng việc sử dụng hợp lý, hiệu quả một số loại thuốc bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất chè an toàn.
    [FONT=Verdana, Arial, Tahoma, Calibri, Geneva, sans-serif][FONT=verdana, tahoma, arial]

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...