Thạc Sĩ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis Guenee) và

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục bảng v
    Danh mục hình vii
    1 MỞ ĐẦU i
    1.1 Đặt vấn đề 1
    1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài. 3
    2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 4
    2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới và Việt Nam 4
    2.2 Tình hình nghiên cứu về sâu hại cây ngô. 7
    2.3 Tình hình nghiên cứu về sâu đục thân ngô 10
    2.4 Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu đục thân ngô 18
    3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
    3.1 Đối tượng, địa điểm, và thời gian nghiên cứu 20
    3.2 Vật liệu, Đối tượng và dụng cụ nghiên cứu 20
    3.3 Nội dung và Phương pháp nghiên cứu. 20
    4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
    4.1 Thành phần sâu hại ngô và thiên địch của chúng tại một số xã
    của huyện Gia Lâm, Hà Nội 28
    4.1.1 Kết quả điều tra thành phần sâu hại ngô trong vụ đông và hè
    thu tại Gia Lâm, Hà Nội 28
    4.1.2 Thành phần thiên địch của các loài sâu hại ngô tại Gia Lâm, Hà
    Nội vụ đông năm 2009 và hè thu năm 2010 32
    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp . iii


    4.2 Diễn biến mật độ và tỷ lệ hại sâu đục thân ngô và tỷ lệ ký sinh tại
    Gia Lâm, Hà Nội 37
    4.2.1 Diễn biến mật độ sâu đục thân ngô tại một số điểm nghiên cứu
    tại Gia Lâm - Hà Nội 37
    4.2.2 Tỷ lệ sâu đục thân ngô bị ruồi ký sinh tại một số xã của huyện
    Gia Lâm 48
    4.3 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân ngô 52
    4.3.1 Thời gian phát dục của các pha 52
    4.3.2 Thời gian qua các pha phát dục 57
    4.3.3 Ảnh hưởng của thức ăn tới sức sinh sản của sâu đục thân 58
    4.4 Nghiên cứu giải pháp phòng trừ sâu đục thân ngô 61
    4.4.1 Hiệu lực của một số thuốc trừ sâu đục thân ngô tại Gia Lâm,
    Hà Nội. 61
    4.4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm sử lý Virtako 40WG đến
    hiệu quả trừ sâu đục thân ngô 65
    4.4.3 Hiệu quả kinh tế 67
    5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 70
    5.1 Kết luận 70
    5.2 Đề nghị 71
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
    PHỤ LỤC 76

    1. MỞ ĐẦU
    1.1 Đặt vấn đề
    Ở Việt Nam, cây ngô là cây lương thực thứ hai sau cây lúa. Nếu cây lúa
    là cây lương thực chính của con người thì cây ngô là thức ăn chính của nghề
    chăn nuôi (bao gồm gia cầm, gia súc và thủy sản). Ngoài ra ngô còn làm
    nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm. Trong
    gần hai thập kỷ qua ( 1990-2009) ngành sản xuất ngô Việt Nam đã có sự phát
    triển vượt bậc cả về lượng và chất do được sự quan tâm đặc biệt của nhà nước
    và sự nỗ lực lớn của các nhà khoa học, nhà quản lý và nông dân. Năm 1990
    diện tích trồng ngô toàn quốc đạt trên 400.000 ha, năng suất trung bình 1,5
    tấn/ha, tổng sản lượng đạt 671.000 tấn. Đến năm 2007, diện tích trồng ngô đạt
    1.072.800 ha, năng suất trung bình 3,8 tấn/ha tổng sản lượng đạt trên 4 triệu
    tấn. Mặc dù ngành sản xuất ngô Việt Nam phát triển nhanh chóng nhưng vẫn
    chưa đáp ứng được nhu cầu cho thức ăn chăn nuôi. Năm 2007, Việt Nam vẫn
    phải phải nhập khẩu 0,5 triệu tấn ngô.Ước tính vào năm 2013-2015 dân số
    Việt Nam tăng lên khoảng trên 90 triệu người nên nhu cầu thực phẩm ngày
    một lớn.
    Do có nhiều chính sách thay đổi cơ cấu giống cây trồng của Bộ Nông
    nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
    thuật vào sản xuất, thay đổi giống cũ, đưa các giống Ngô lai mới có tiềm năng
    năng xuất cao, chịu thâm canh tốt và sản xuất.
    Với những ưu điểm vượt trội về tiềm năng năng xuất, chịu thâm canh
    tốt, nhưng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh các
    giống ngô lai kém hơn so với giống cũ của địa phương đã trải qua quá trình
    chọn lọc tự nhiên. Mặt khác nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đây là điều
    kiện thuận lợi của một số loài sâu bệnh gây hại nặng cho cây Ngô nói riêng và
    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp . 1


    cho ngành nông nghiệp nước ta nói chung.
    Một trong số nhưng loài sâu gây hại quan trọng cho cây ngô mà làm
    giảm đáng kể về năng suất và phẩm chất là sâu đục thân ngô Ostrinia
    furnacalis Guenee (Lepidoptera; Pyralidae). Sâu đục thân ngô có thể gây hại
    cho các bộ phận trên cây ngô phụ thuộc vào tuổi sâu non: Ở tuổi nhỏ, chúng
    cắn lá, đục vào cuống cờ và râu ngô, tuổi lớn đục trong thân và đục trong bắp.
    Do đặc điểm của chúng là sống kín trong thân, việc phòng trừ loài sâu này
    thường gặp khó khăn hơn các loài sâu hại khác.
    Những năm gần đây người nông dân nhận thấy được tác hại cũng như
    mặt trái của thuốc bảo vệ thực vật. Ở Việt Nam, nông dân đã bước đầu sử
    dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong công tác bảo vệ thực
    vật. Với biện pháp này nhằm bảo vệ mối quan hệ qua lại giữa cây ngô- sâu
    hại- thiên địch- môi trường trong sinh quần ruộng ngô, với mục đích làm tăng
    tỷ lệ chết của các loài sâu hại ngô do các thiên địch gây ra, việc duy trì, bảo
    vệ sự phát triển của quần thể thiên địch sâu hại ngô ở điều kiện tự nhiên là
    thực sự cần thiết.
    Theo dõi quy luật phát sinh phát triển sâu hại ngô nói chung và sâu đục
    thân ngô nói riêng cũng như thiên địch của chúng trên đồng ruộng mang ý
    nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn biện pháp phòng trừ thích hợp. Việc
    nghiên cứu nhằm tìm ra các biện pháp làm giảm số lượng sâu đục thân ngô là
    yêu cầu cấp thiết trong công tác bảo vệ thực vật với mục đích ngăn chặn kịp
    thời, có hiệu quả sự phá hại của loài sâu hại, phát huy tính tích cực của lực
    lượng thiên địch góp phần tăng năng suất và chất lượng hạt ngô, đồng thời giữ
    cân bắng sinh học trên hệ sinh thái đồng ruộng, hạn chế sử dụng thuốc hóa
    học sẽ bảo vệ sức khỏe con người và hạn chế sự ô nhiễm môi trường.
    Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, để tiếp tục hoàn thiện công tác phòng
    trừ sâu hại ngô, góp phần làm cân bằng hệ thống sinh thái nông nghiệp chúng
    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp . 2


    tôi tiến hành thực hiện đề tài:
    "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu đục thân
    ngô (Ostrinia furnacalis Guenee) và biện pháp phòng chống vụ Đông 2009
    và Hè Thu 2010 tại Gia Lâm- Hà Nội
    ".
    1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài
    1.2.1 Mục đích
    Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu đục thân ngô,
    áp dụng biện pháp hoá học phòng chống sâu đục thân ngô. Từ đó làm cơ sở
    đề xuất biện pháp phòng chống chúng có hiệu quả, phục vụ cho việc sản xuất
    ngô và bảo vệ thiên địch trên đồng ruộng.
    1.2.2 Yêu cầu của đề tài
    - Điều tra xác định thành phần sâu hại trên cây ngô và thiên địch của
    chúng vụ Đông 2009 và vụ Hè Thu năm 2010 tại vùng Gia Lâm- Hà Nội.
    - Điều tra diễn biến mật độ, tỷ lệ hại của sâu đục thân ngô và tỷ lệ sâu
    bị ký sinh theo thời vụ khác nhau, giống khác nhau, chân đất khác nhau.
    - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu đục thân ngô
    - Đánh giá hiệu lực một số loại thuốc trừ sâu đối với sâu đục thân ngô
    ngoài đồng ruộng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...