Thạc Sĩ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ (Synanceia v

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ (Synanceia verrucosa Bloch & Schneider, 1801)

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CÁM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC HÌNH . vi
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .3
    1.1. Phân loại và đặc điểm sinh học của cá mặt quỷ . 3
    1.1.1. Hệ thống phân loại . 3
    1.1.2. Đặc điểm phân bố và hình thái cấu tạo . 3
    1.1.3. Một số đặc điểm sinh học khác . 4
    1.2. Hiện trạng sản xuất giống và nuôi cá biển trênthế giới và Việt Nam . 5
    1.2.1. Trên thế giới 5
    1.2.2. Ở Việt Nam 9
    1.3. Các loại chất kích thích sinh sản cá mặt quỷ 12
    1.3.1. Kích dục tố màng đệm nhau thai (HCG) . 12
    1.3.2. GnRH-A, chất kháng Dopamin và phương pháp LinPe 14
    1.3.3. Não thùy cá chép . 16
    1.4. Kích thích các loài cá biển sinh sản bằng các yếu tố sinh thái . 17
    CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
    2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu . 19
    2.2. Sơ đồ nghiên cứu 20
    2.2.1. Điều tra một số đặc điểm sinh thái của cá mặt quỷ . 21
    2.2.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản 21
    2.2.2.1. Căn cứ vào hình thái bên ngoài để phân biệt giới tính . 24
    2.2.2.2. Tỷ lệ giới tính . 25
    2.2.2.3. Kích thước thành thục sinh dục lần đầu . 25
    2.2.2.4. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục . 25
    2.2.2.5. Mùa vụ sinh sản 26
    2.2.2.6. Sức sinh sản 27
    2.2.3. Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ 27
    2.2.3.1. Kiểm tra quá trình thành thục sinh dục 28
    iv
    2.2.3.2. Kích thích cá mặt quỷ sinh sản bằng các yếu tố sinh thái 29
    2.2.3.3. Kích thích cá mặt quỷ sinh sản bằng các chất kích thích sinh sản . 29
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
    3.1. Một số đặc điểm sinh thái cá mặt quỷ 31
    3.2. Đặc tính lựa chọn chất đáy của cá mặt quỷ 33
    3.3. Một số đặc điểm sinh học sinh sản . 35
    3.3.1. Đặc điểm ngoại hình phân biệt giới tính . 35
    3.3.2. Tỷ lệ đực cái cá mặt quỷ theo thời gian 37
    3.3.3. Kích thước thành thục sinh dục lần đầu 38
    3.3.4. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục 39
    3.3.5. Mùa vụ sinh sản . 42
    3.3.5.1. Sự phát triển của tuyến sinh dục theo thờigian . 42
    3.3.5.2. Hệ số thành thục . 44
    3.3.6. Sức sinh sản . 46
    3.4. Kết quả bước dầu thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ . 47
    3.4.1. Kích thích sinh sản bằng các yếu tố sinh thái 47
    3.4.2. Kích thích sinh sản bằng các chất kích thíchsinh sản . 48
    3.4.2.1. Kết quả thử nghiệm sinh sản cá mặt quỷ bằng LHRH-A . 49
    3.4.2.2. Thử nghiệm sinh sản bằng HCG và Não thùy cá chép 54
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 56
    1. Kết luận 56
    2. Đề xuất ý kiến 56
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 58
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    Ngành Thủy sản có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế của nước ta, trong
    những năm qua, ngành Thủy sản luôn nằm trong số cácngành có kim ngạch xuất khẩu
    lớn nhất; ngoài ra, ngành thủy sản còn tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm, góp
    phần không nhỏ vào việc ổn định kinh tế vĩ mô của cả nước. Có được thành công đó,
    một phần nhờ nghề NTTS luôn tạo ra những công nghệ mới, đưa đối tượng mới vào
    sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường; nhờ đó,dù có nhiều khó khăn, sản lượng
    và chất lượng sản phẩm của nghề NTTS sản luôn được nâng cao [6].
    Trong nỗ lực đi tìm các đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao cho nghề
    NTTS, gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cấp kinh phí cho Viện
    Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy Sản III thực hiện đề tàicơ sở “Nghiên cứu một số đặc
    điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ (Synanceia
    verrucosa Bloch & Schneider, 1801”. Đề tài do Tiến sĩ Võ Thế Dũng làm chủ nhiệm.
    Hiện nay, ở nước ta chỉ có 3 công trình nghiên cứu xuất bản liên quan đến loài
    cá này. Công trình nghiên cứu đầu tiên của Nguyễn Hữu Phụng (1999), chỉ nêu một số
    thông tin về phân loại và một vài vùng phân bố của loài [24]. Công trình nghiên cứu
    thứ 2 và thứ 3 của Võ Thế Dũng và CTV (2011, 2012),nêu lên một số đặc điểm sinh
    học sinh sản và thử nghiệm sinh sản nhân tạo loài cá này [5, 6].
    Cá mặt quỷ là loài cá có giá trị kinh tế cao, được người tiêu dùng ưa chuộng.
    Đặc tính của loài cá này là di chuyển chậm nên dễ bị đánh bắt, thời gian gần đây sản
    lượng giảm rõ rệt. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, việc nuôi cá là hết sức cần
    thiết. Vì vậy, để đáp ứng con giống cho người nuôi,sản xuất giống nhân tạo là việc
    phải làm; nhưng do chưa chủ động trong việc sản xuất giống, vì thế việc nghiên cứu
    đặc điểm sinh học sinh sản và sinh sản nhân tạo loài cá này là hết sức cần thiết trong
    giai đoạn hiện nay.
    Mặt khác, việc nghiên cứu sản xuất giống một số loài cá bản địa sẽ có tác dụng
    làm phong phú thêm cơ cấu đàn cá nuôi, giảm áp lực khai thác cá từ tự nhiên từ đó sẽ
    góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở nước ta một cách hữu hiệu. Từ thực tế trên,
    được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Đại học NhaTrang, Khoa Nuôi trồng Thủy
    sản và TS. Võ Thế Dũng tôi tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp Cao học, tên đề tài:
    2
    “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sinh sản
    nhân tạo cá mặt quỷ (Synanceia verrucosa Bloch & Schneider, 1801)”, các nội
    dung trong đề tài được thực hiện tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III – 33
    Đặng Tất - Nha Trang - Khánh Hòa.
    Mục tiêu của đề tài:Xác định được một số đặc điểm sinh học sinh sản vàmột
    số thông số kỹ thuật cho sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ (Synanceia verrucosaBloch &
    Schneider, 1801).
    Nội dung của đề tài:
    (1) Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cámặt quỷ.
    (2) Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ.
    Ý nghĩa khoa học:Kết quả của đề tài sẽ góp phần cung cấp những dẫn liệu
    khoa học về đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sinh sản cá mặt quỷ. Các dẫn
    liệu khoa học này có thể làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu khác về cá mặt quỷ
    nói riêng và cá biển nói chung.
    Ý nghĩa thực tiễn:Xác định một số đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm
    sinh sản cá mặt quỷ để tiến hành nghiên cứu sinh sản nhân tạo loài cá này.
    3
    3. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Phân loại và đặc điểm sinh học của cá mặt quỷ
    1.1.1. Hệ thống phân loại
    Theo Bảo tàng Úc, cá mặt quỷ có hệ thống phân loại như sau:
    Ngành: Chordata
    Lớp: Actinopteryrii
    Bộ: Scorpaeniformes
    Họ: Synanceiidae
    Giống: Synanceia
    Loài: S. verrucosaBloch & Schneider, 1801.
    Theo Nguyễn Hữu Phụng (1999), cá mặt quỷ phân bố ởvùng biển Việt Nam
    thuộc họ cá mao quỷ (Synanceiidae), bộ cá mù làn (Scorpaeniformes) với 375 loài
    trong đó có 82 loài có phân bố ở vùng biển phía tâyẤn Độ Dương; đa số các loài đều
    không có giá trị kinh tế, vì chúng thường có kích thước quá nhỏ và nguồn lợi không đủ
    cung cấp cho khai thác ở qui mô lớn [24]. Tuy nhiên, một số loài thuộc họ cá mao quỷ,
    bao gồm cả loài cá mặt quỷ rạn san hô (Synanceia verrucosa) (sau đây gọi tắt là cá mặt
    quỷ) có kích thước từ trung bình đến lớn, sản lượngnhiều và là đối tượng chính của
    nghề khai thác thủy sản ở một số nơi vùng phía Bắc Đại Tây Dương và Thái Bình
    Dương [50]. Cá mặt quỷ có thịt thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, vì thế chúng
    rất được ưa chuộng ở các nhà hàng; ngoài ý nghĩa dinh dưỡng, nó còn là một loài cá
    cảnh, vì thế giá trị của loài cá này ngày càng đượcnâng cao, hiện giá bán tại các điểm
    mua bán trung gian ở Việt Nam dao động khoảng 500.000 - 900.000/kg.
    1.1.2. Đặc điểm phân bố và hình thái cấu tạo
    Cá mặt quỷ có phân bố địa lý rộng, chủ yếu ở những vùng nhiệt đới của Ấn Độ
    Dương và Thái Bình Dương [50, 53]; đặc biệt nhiều ởcác nước Singapore, Malaysia,
    các đảo của Indonesia, Úc, Ấn Độ và phía Nam của Châu Phi [48].
    Khu vực phân bố của cá mặt quỷ có các đặc điểm sinhthái đặt trưng như nền
    đáy là bãi đá, rạn san hô và rong biển ở các đảo, các vịnh kín hoặc cá cũng có phân bố
    ở các vùng cửa sông có đáy bùn. Một số loài trong họ cá mao quỷ được tìm thấy ở
    những vùng nước sâu tới 2.359m [35, 50].
    Theo Poss và Rao (1984), màu sắc của cá mặt quỷ phụthuộc vào đặc điểm
    vùng phân bố, cá sống ngoài khơi thường có màu nâu hoặc có nhiều vết lốm đốm và
    4
    có nhiều vạch kẻ dọc màu đen trên nền sáng màu hơn,thường là màu xám hoặc màu
    hơi đỏ ở phía bụng. Những loài phân bố ở những vùngnước sâu hơn thường có màu
    đỏ, với những điểm màu đỏ sẫm, nâu hoặc đen và những đường kẻ màu trắng trên da
    [50]. Tại Úc, có hai loài cá mặt quỷ là cá mặt quỷ rạn san hô (S. verrucosa) phân bố
    nhiều ở rạn san hô lớn, từ Queensland tới phía Nam New South Wales và cá mặt quỷ
    vùng cửa sông (S. horrida). Cá sống vùng cửa sông thường có màu nâu hoặc xámvà
    có rất nhiều đốm màu vàng, cam hoặc đỏ [31], trong khi đó, tại đảo Guam, cá mặt quỷ
    có màu nâu của cát, tương ứng với màu sắc của các thủy vực nước cạn nơi mà chúng
    phân bố [49].
    Một số đặc điểm cấu tạo của cá mặt quỷ đã được Poss và Rao nghiên cứu và mô
    tả vào năm 1984. Theo đó, chúng có đầu to phủ nhiềugai, miệng khá rộng, chếch lên
    trên, có thể kéo dài được. Răng có dạng lông nhung (một vài loài có răng nanh nhỏ)
    được sắp xếp theo dạng đường hoặc mảng ở hàm trên, hàm dưới và vòm miệng
    (thường ở trên xương lá mía, thỉnh thoảng ở xương vòm miệng). Mắt cá khá to, xương
    chóp dưới mắt cá kéo dài về phía trước và bám chắc vào phía trước của nắp mang. Lề
    của phần trước mang có từ 3 - 5 gai, trong đó 3 gaitrước rất phát triển, nắp mang có 2
    gai riêng rẽ, hoặc chỉ là 1 gai đơn. Mang có khả năng mở rộng, lược mang ngắn. Vây
    lưng là vây đơn, thường có dạng hình chữ V ở phía sau của phần gai, có 8 - 18 gai đơn
    và 4 - 14 tia vây. Vây hậu môn thường có từ 2 - 4 gai đơn và 5 - 14 tia vây. Trong hầu
    hết các trường hợp, các tia ở vây lưng và ở vây hậumôn tách rời nhau. Vây ngực rộng
    hơn, giống như cái quạt với 11 - 23 tia vây. Vây đuôi có dạng hình tròn hoặc hình
    vuông, không phân nhánh. Tuyến nọc độc gắn liền vớicác gai trên vây. Cá có thể có
    hoặc không có vẩy (không kể đường bên). Ở một số loài cá có đường bên, vẩy thường
    có dạng lược (hình tròn, dài), dạng vòng (bề mặt nhẵn), hoặc cả hai dạng này hoặc
    dạng thô sơ gắn chặt trên da. Tất cả các loài cá mặt quỷ đều có đường bên, tuy nhiên,
    đường bên có thể không hoàn chỉnh hoặc chỉ như một đường rãnh mà không có vẩy.
    Hầu hết các loài đều có nhiều mụn nhỏ mọc trên đầu và toàn bộ cơ thể [50].
    1.1.3. Một số đặc điểm sinh học khác
    Cá mặt quỷ có khả năng ngụy trang và thích nghi rấttốt, khi ngụy trang, trông
    chúng giống như tảng đá hoặc tảng san hô và nó sẽ không bơi đi khỏi nơi trú ẩn kể cả
    khi nơi trú ẩn bị xáo trộn. Bằng việc sử dụng các vây ngực, chúng có thể ẩn mình

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Tài liệu tiếng việt.
    1. Nguyễn Tường Anh (1999), Một số vấn đề nội tiết học sinh sản cá. Nhà xuất
    bản Nông nghiệp, trang 171 - 176.
    2. Nguyễn Tường Anh (2005), Kỹ thuật sản xuất gống một số loài cá nuôi. Nhà
    xuất bản Nông nghiệp, 103 trang.
    3. Bộ thủy sản (2006), “Báo cáo: Đánh giá kết quả thựchiện chương trình phát
    triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2000 – 2005 và biện pháp thực hiện đến năm
    2010”. Hà Nội, tháng 3/2006.
    4. Lục Minh Diệp (2009), “Hiện trạng và triển vọng nghề sản xuất cá biển trên thế
    giới và Việt Nam”. Chuyên đề nghiên cứu sinh. Trang: 12.
    5. Võ Thế Dũng, Lê Thị Thu Hương và Võ Thị Dung (2011), “Một số đặc điểm
    sinh học của cá mặt quỷ (Synanceia verrucosaBloch & Schneider, 1801)” thu
    được ở khu vực Nam Trung Bộ. Tạp chí Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn,
    10/2011: trang 68 – 74.
    6. Võ Thế Dũng và CTV (2012), “Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá mặt quỷ
    (Synanceia verrucosaBloch & Schneider, 1801)”. Tạp chí Nông nghiệp và Phát
    triển Nông thôn, 9/2012: trang 81 – 85.
    7. Trần Văn Đan (1994), “Một số đặc điểm sinh học của cá bớp (Bostrichthys
    sinensisLacepede) ở Hải Phòng”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá
    biển, tập II. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 395 – 401.
    8. Trần Văn Đan (1995), “Nghiên cứu cơ sở khoa học chosản xuất giống và nuôi
    cá thịt cá bớp ở ven biển miền Bắc Việt Nam”, Tuyểntập: Các công trình
    nghiên cứu nghề cá biển, tập III, NXB Nông nghiệp Hà Nội, trang, 258 – 274.
    9. Trần Văn Đan, Đặng Minh Dũng, Thái Thị Kim Thanh vàCTV (2005),
    “Nghiên cứu thực nghiệm hoàn thiện công nghệ sản xuất giống cá bớp”. Tuyển
    tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển, tập IV.Nhà xuất bản Nông nghiệp
    Hà Nội, trang 256 – 278.
    Trần Văn Đan, Vũ Dũng, Đỗ Văn Khương, Cao Văn Hạnh và CTV (1994),
    “Kết quả bước đầu sản xuất giống nhân tạo cá tráp vây vàng (Mylio latus) tại
    59
    Hải Phòng”. Tuyển tập: Các công trình nghiên cứu nghề cá biển, tập II. Nhà
    xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 493 – 505.
    10. Trần Văn Đan, Đỗ Văn Khương, Vũ Dũng, Nguyễn Đức Tâm và CTV (1994),
    “Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá tráp vây vàng (Mylio latus) ở Hải
    Phòng”, Tuyển tập: Các công trình nghiên cứu nghề cá biển, tập II. Nhà xuất
    bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 506 – 514.
    11. Trần Văn Đan, Đỗ Văn Khương, Mai Công Khuê, Hà Đức Thắng và CTV
    (1994), “Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá đù
    đỏ (Sciaenops ocellatus) di nhập từ Trung Quốc tại khu vực Hải Phòng”, Tuyển
    tập: Các công trình nghiên cứu nghề cá biển, tập II. Nhà xuất bản Nông nghiệp
    Hà Nội, trang 479 - 492.
    12. Nguyễn Duy Hoan và Võ Ngọc Thám (2000), “Nghiên cứusản xuất thử giống
    cá chẽm (Lates calcariferBloch 1790) tại Khánh Hòa”, Báo cáo khoa học.
    Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa, 82 trang.
    13. Nguyễn Hữu Hùng (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá
    chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis Cuvier và Valencienes, 1828) tại
    Khánh Hòa. Luận văn Thạc sĩ ngành Ngành Nuôi trồng Thủy sản,trang 39.
    14. Phạm Quốc Hùng (2010), Nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormon steroid
    sinh dục và sinh sản trong huyết tương cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca
    waigiensis Cuvier, 1828). Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, trang 30 - 35.
    15. Phạm Quốc Hùng và Nguyễn Tường Anh (2011), Sinh sản nhân tạo cá - Ứng
    dụng hormon sreroid. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Trang 13.
    16. Nguyễn Văn Hùng và CTV (2009), “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh
    sản cá song da báo (Plectropomus leopadus)”. Tuyển tập các công trình nghiên
    cứu Khoa học Công nghệ (2005 – 2009). Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ
    Chí Minh, trang 445 – 453.
    17. Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thị Phương Trà và Nguyễn Thị Kim Anh (2009),
    “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá thia đồng tiền ba chấm
    (Dascyllus trimaculatusvùng biển Khánh Hòa”. Tuyển tập các công trình
    nghiên cứu Khoa học Công nghệ (2005 – 2009). Nhà xuất bản Nông nghiệp TP.
    Hồ Chí Minh, trang 454 – 464.
    60
    18. Đỗ Văn Khương và CTV (2001), “Nuôi vỗ và sinh sản nhân tạo cá song (Epinephelus
    tauvina ), cá giò (Rachycentron canadum)”, Tuyển tập: Các công trình nghiên cứu
    nghề cá biển, tập II. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, trang 558 – 559.
    19. Đỗ Văn Khương , Nguyễn Quang Hùng và CTV (2005), “Một vài kết quả
    nghiên cứu về sản xuất giống và ương nuôi loài cá song mỡ (Epinephelus
    tauvina)”. Tuyển tập: Các công trình nghiên cứu nghề cá biển, tập III. Nhà xuất
    bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 189 – 199.
    20. Dương Nhựt Long và Nguyễn Hoàng Thanh (2008), “Kết quả bước đầu về sinh sản
    cá leo (Wallago attuSchneider)”. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ (2): 29 -38.
    21. Đỗ Văn Minh, Đỗ Văn Khương và Nguyễn Văn Phúc (2001), “Kết quả ương
    nuôi ấu trùng cá đù đỏ (Sciaenops ocellatus) di nhập từ Trung Quốc”, Tuyển
    tập: Các công trình nghiên cứu nghề cá biển, tập II. Nhà xuất bản Nông nghiệp
    Hà Nội, trang 460 – 479.
    22. Nguyễn Trọng Nho và Tạ Khắc Thường (2004), “Nghiên cứu kỹ thuật ương cá
    con và kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca
    waigiensis Cuvier & Valenciennes, 1828) tại Khánh Hòa”, Báo cáo khoa học,
    Trường Đại học Thủy sản Nha Trang, Khánh Hòa, 89 trang.
    23. Pravdin I. F. (1973), Hướng dẫn nghiên cứu cá(bản dịch tiếng Việt của Phạm
    Thị Minh Giang). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,Hà Nội, 278 trang.
    24. Nguyễn Hữu Phụng (1999), Danh mục cá biển Việt Nam, Tập V. Bộ cá mù làn
    (Scorpaeniformes), bộ cá bơn (Tetraodontiformes), bộ cá nhám (Lophiiformes),
    bộ cá cóc (Batrachoidiformes), và bộ cá rồng (Pegasiformes,. Nhà xuất bản
    Nông nghiệp. TP. Hồ Chí Minh. 304 trang.
    25. Đào Mạnh Sơn và Đỗ Văn Nguyên (1998), “Đặc điểm sinh học, nuôi và sản
    xuất giống cá song (Epinephelus spp.) ở miền Bắc Việt Nam”. Trong tuyển tập:
    Các công trình nghiên cứu nghề cá biển, tập II. Nhàxuất bản Nông nghiệp Hà
    Nội, trang 443 – 460.
    26. Đặng Ngọc Thanh (1974), Thủy sinh học đại cương. Nhà xuất bản Đại học và
    Trung học chuyên nghiệp. Hà nội, trang 118 – 119.
    27. Võ Ngọc Thám (1992), Điều tra một số đặc điểm sinh học của cá chẽm (Lates
    calcarifer Bloch) ở đầm Nha Phu Khánh Hòa. Luận Văn Cao học ngành Nuôi
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...