Thạc Sĩ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và bước đầu thử nghiệm sinh sản cua đồng (Somanniathelp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và bước đầu thử nghiệm sinh sản cua đồng (Somanniathelphusa sisnensis, Bott 1970)

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜICẢM ƠN ii
    MỤCLỤC iii
    Danh mục các từ viết tắt v
    Danh mục các bảng . vi
    Danh mục các hìnhvẽ và đồ thị vii
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. Đặc điểm sinh học cua đồng 3
    1.1.1. Hệ thống phân loại . 3
    1.1.2. Đặc điểm hình thái . 3
    1.1.3. Phân bố và môi trường sống 4
    1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng . 4
    1.1.5. Cảm giác, vận động và tự vệ 4
    1.1.6. Đặcđiểm sinh trưởng, phân biệt giới tính, vòng đời và tập tính sống . 5
    1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 5
    1.3. Tình hình nuôi cua đồng trong nước 7
    Chương 2 :VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
    2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 11
    2.1.1. Thời gian . 11
    2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 11
    2.2. Đối tượngnghiên cứu . 11
    2.3. Thiết bị nghiêncứu 11
    2.4. Phương pháp nghiên cứuthu vàxửlýmẫu 11
    2.4.1. Thu thập số liệu sơcấp 11
    2.4.2. Thu thấp số liệu thứ cấp .11
    2.4.3.Phương pháp xác định các chỉ tiêu môi trường 11
    2.4.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu kỹ thuật .12
    2.5. Xử lý số liệu . 16
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 17
    3.1. Mùa vụ sinh sản 17
    3.1.1. Sự phát triển của TSD 17
    3.1.2. Biến thiên số cá thể thành thục . 19
    iv
    3.2. Cỡ cua thành thục sinh sản 20
    3.3. Quá trình giao vĩ (trong điều kiện nhân tạo) 21
    3.4. Quá trình phát triển của phôi . 22
    3.5. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm sinh sản cua đồng 23
    3.5.1. Diễn biến các yếu tố môi trường trong ao nuôi vỗ cua đồng bố mẹ . 23
    3.5.2. Tỷ lệ thành thục của cua đồng bố mẹ 25
    3.5.3. Năng suất cua con 26
    3.6 Ương nuôi cua con 26
    3.6.1. Diễn biến các yếu tố môi trường trong chậu ương nuôi cua con . 26
    3.6.2. Quá trình ương nuôi cua con 28
    3.6.3. Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cua từ 1 ngày tuổi đến 22 ngày tuổi . 29
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 32
    1. Kết luận .32
    2. Kiến nghị 32
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 34
    PHỤ LỤC . 35
    Phụ lục 1: Sức sinh sản cua đồng tháng 5/2010 . 35
    Phụ lục 2: Sức sinh sản cua đồng tháng 6/2010 . 36
    Phụ lục 3: Sức sinh sản cua đồng tháng 7/2010 . 37
    Phụ lục 4: Phân tích ANOVA về số lượng trứng qua các lần theo dõi . 38
    Phụ lục 5: Năng suất cua cái ngoài tự nhiên và trong ao nuôi vỗ tháng 6/2010 40
    Phụ lục 6: Năng suất cua cái ngoài tự nhiên và trong ao nuôi vỗ tháng 7/2010 41
    Phụ lục 7: Bảng phân tích ANOVA so sánh năng suất cua con giữa cua bố mẹ thu
    ngoài tự nhiên và cua bố mẹ nuôi trong ao 42
    Phụ lục 8: Các yếu tố môi trường trung bình qua các tháng trong ao nuôi vỗ . 43
    Phụ lục 9: Các yếu tố môi trường TB qua các tuần ương nuôi cua con trong chậu . 44
    Phụ lục 10: Tốc độ tăng trưởng trong quá trình ương nuôi cua con 45
    Một số hình ảnh trong quá trình nghiên cứuthử nghiệm cua đồng .46

    MỞ ĐẦU
    Trongnhững năm gần đây, ở Việt Namcùng với sự phát triển nhanh của ngành
    kinh tế, mức sống của người dân không ngừng được nâng cao vànhu cầu về những sản
    phẩm thủy sản bổ dưỡng ngày càng lớn. Do vậy,một số loài thủy sản có giá trị kinh tế
    ngoài tự nhiên đã và đang bị khai thác một cách cạn kiệt để phục vụ cho nhu cầu của
    thị trường.
    Sự phát triển nhanh về công nghiệp, nông nghiệp như hiện nay đã làm cho môi
    trường nước ngày càng bị ô nhiễm, gây ảnhhưởng lớn tới môi trườngsống củacác
    loài thủy sinh vật. Sự phát triển mạnh về nông nghiệp đã làm cho sinh cảnh của các
    loài thủy sản ngày càng bị thu hẹp, một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng trong đó
    có loài cua đồng.
    Cua đồng (Somanniathelphusasisnensis, Bott 1970)là đối tượng thuỷ sản
    truyền thống, có giá trịkinh tế ở Việt Namvàlà loài thủy sản rất thân thuộc với bà con
    nông dân. Cua đồng thuộc lớp giáp xác, bộ 10 chân (Decapoda), thường gặp ở các
    thủy vực nước ngọt nhưao, hồ, sông, suối,ruộng, vùng đồng bằng vàcảtrung du miền
    núi.
    Hiện nay, nguồn lợi cua đồng đã bị suy giảm một cách nghiêm trọng, do bị
    khai thác với mức độ ngày càng gia tăng, phương pháp khai thác mang tính hủy diệt
    cộng với việc thâm canh tăng vụ, tăng năng suất trong nông nghiệp và thay đổi hệ sinh
    thái của các thuỷ vực, cùng với việc sử dụng hoá chất độc hại trong ngành nông
    nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật thêm vào đó là sự ô nhiễm nặng nề của môi trường,
    nhiều công trình xây dựng khác;ngăn sông, đắp đập, xây dựngcầu cống, xây dựng
    thuỷ điện Nhiều loàithuỷ sản có giá trị kinh tế ngày càng trở nên hiếm hơn và dần
    dẫn đến nguy cơ bị diệt vong.
    Đứng trước thực trạng suy giảm nguồn lợi tự nhiênnhư hiện nay, để giải quyết
    những khó khăn về con giống và từng bước đưa cua đồng trở thành đối tượng nuôi phổ
    biến thì việc “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và bước đầu thử
    nghiệm sinh sản cua đồng (Somanniathelphusa sisnensis, Bott 1970),là rấtcần
    thiết.
    2
    Mục tiêu của đề tài
    Nghiên cứu này nhằm thu được các dẫn liệu bước đầu về đặc điểm sinh học
    sinh sản của cua đồng để góp phần bảo tồnvà phát triểnloài cua đồng.
    Tiếp cận đối tượng thủy sản mớilà tiền đề cho việc nghiên cứu làm cơ sở khoa
    học cho những nghiên cứu sinh sản nhân tạo, tạo con giống để gia hoá trong điều kiện
    nuôi có tác dụng làm phong phú thêm cơ cấu loài cua đồng hiện nayđể duy trì và phát
    triển nguồn lợi thủy sản cua đồng ở nước ta.
    Tạo đối tượng nuôi mới cho nông dân giúp cải thiện đời sống, tăng thu nhập,
    góp phần xoá đói giảm nghèo.
    Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Nghiên cứu này cung cấp những thông tin quan trọng về đặc điểm sinh học sinh
    sản của cua đồng làm tiền đề cho sinh sản nhân tạo và phát triển đối tượng này. Góp
    phần bảo tồn loài cua đồng trước nguy cơ tuyệt chủng.
    Tạo tiền đề cho nghiên cứu sản xuất giống, phục vụ cho nghề nuôi cua nước
    ngọttrong tương lai.
    Các nội dung của đề tài.
    Nội dung 1: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cua đồng
    -Mùa vụ sinh sản
    -Cỡ cua sinh sản, sức sinh sản
    -Quá trình giao vĩ
    -Theo dõi quá trình phát triển phôi và ấu trùng
    Nội dung 2: Nghiên cứu thử nghiệm sinh sản cua đồng
    -Kỹ thuật nuôi vỗ cuađồngbố mẹ (trong bể và ao)
    -Năngsuất cua con
    -Tạo nơi trú ẩn.
    Nội dung 3: Bước đầu ương nuôi cua con
    - Ương nuôi cua con
    -Tốc độtăng trưởng
    -Tỷ lệ sống.
    3
    Chương 1: TỔNG QUAN
    1.1.Một số đặc điểm sinh học cua đồng
    1.1.1. Hệthống phân loại
    Bộ: Decapoda
    Họ: Parathelphusidae
    Giống: Somanniathelphusa
    Loài S. sisnensis(Bott 1970)
    Hình 1-1: Hình thái ngoài của cua đồng (S. sisnensis)
    1.1.2. Đặc điểm hình thái
    + Cua cái có 4 đôi chân bụng, cua đực có 2 đôi chân bụng biến thành chân giao
    cấu.
    + Gờ sau trán bên rõ, dài không tới gốc răng ổ mắt, vùng gốc răng ổ mắt lõm sâu.
    Goi (yếm) con đực có phần gốc đốt ngọn rộng, cạnh trên thẳng ngang, phần ngọn có
    đầu mút hơi cong.
    + Giáp đầu ngực gồ cao, rộng ngang, trán hơi ngắn, cạnh trước trán hơi lõm ở
    quãng giữa, vùng gốc răng ổ mắt lõm sâu, rãnh đầu sâu. Gờ sau trán giữa rõ, thẳng
    ngang, gờ sau bên rõ, liên tục, ngắn, không tới vùng gốc răng ổ mắt. Răng cạnh bên
    hẹp, nhọn, răng sau cùng hơi chìa về phía bên.
    4
    Goi con cua đực có phần gốc đốt ngọn rộng, cạnh trên thẳng ngang, gốc ngoài
    gần vuông, phần ngọn có đầu mút hơi cong ra phía ngoài, phần bụng có đốt VII bằng
    hoặc hơi ngắn hơn đốt VI. Đốt V dài, chiều dài lớn hơn 1/2chiều rộng lớn nhất. Càng
    có đốt ngón dài hơn phần bàn.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Tài liệu tiếng việt
    1. Đặng Ngọc Thanh,Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên, định loại động vật không xương
    sống nước ngọt Bắc Việt Nam, nhà xuất bản nông nghiệp, 1979.
    2. Nguyễn Chính 1999, "Đặc điểm sinh học sinh sản vem vỏ xanh Chloromytilus
    viridisLinne, 1758",tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm
    toàn quốc lần thứ nhất, NXB nông nghiệp TP Hồ Chí Minh, trang 190 -199".
    3. Ngô Trọng Lư, Thái Bá Hồ, kỹ thuật nuôi đặc sản nước ngọt tập 3, nhà xuất bản
    nông nghiệp, 2005.
    4. Ngô Chí Phương báo cáo nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi
    thương phẩm cua đồng năm 2009.
    5. Trung tâm tin học, Bộ thuỷ sản, một số loại giáp xác thường gặp ở Việt Nam, nhà
    xuất bản nông nghiệp, 2003.
    6. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, tuyểntập báo cáo khoa học, nhà xuất bản
    nông nghiệp, 2007, Trang 147-150.
    2. Tài liệu truy cập internet
    1. http://chonongnghiep.com/forum.aspx?g=posts&m=653
    2. http://diendan.mientay.net/showthread.php?p=3567
    3.http://www.haiduongdost.gov.vn/nongnghiep/?menu=news&catid=5&itemid=108&l
    ang=vn&expand=news
    4. http://vn.myblog.yahoo.com/bienempd/article?mid=67&fid=-1&action=pr
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...