Tiến Sĩ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản nhân tạo và công nghệ sản xuất giống tôm he chân trắng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản nhân tạo và công nghệ sản xuất giống tôm he chân trắng Litopenaeus vannamei (Boone, 1931)

    MỤC LỤC
    trang
    Trang phụ bìa i
    Lời cam đoan ii
    Lời cảm ơn . iii
    Mục lục . iv
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt . viii
    Danh mục các bảng . ix
    Danh mục các hình . xii
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM CHÂN TRẮNG
    1.1.1 Hệ thống phân loại 4
    1.1.2 Đặc điểm hình thái 4
    1.1.3 Đặc điểm phân bố . 6
    1.1.4 Tập tính sống 7
    1.1.5 Tính ăn và nhu cầu dinh dưỡng 7
    1.1.6 Sinh trưởng và lột xác . 9
    1.1.7 Đặc điểm sinh sản . 11
    1.2. HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG THƯƠNG PHẨM TRÊN THẾ
    GIỚI VÀ VIỆT NAM 13
    1.2.1 Trên thế giới 13
    1.2.2 Tại Việt Nam 15
    v
    1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SINH SẢN NHÂN TẠO TÔM CHÂN TRẮNG
    . 18
    1.3.1 Nghiên cứu liên quan đến nuôi thành thục tôm chân trắng bố mẹ 18
    1.3.2 Nghiên cứu liên quan đến sản xuất giống nhân tạo tôm chân trắng . 22
    1.4. NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH Ở TÔM CHÂN TRẮNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ
    VIỆT NAM 26
    1.4.1 Trên thế giới . 26
    1.4.2 Tại Việt Nam 33
    1.5. NGHIÊN CỨU VỀ CHỌN GIỐNG TÔM CHÂN TRẮNG 34
    1.5.1 Chương trình nghiên cứu chọn giống tôm chân trắng tại Viện Hải
    Dương Hawaii (OI) 35
    1.5.2 Chương trình nghiên cứu chọn giống tôm chân trắng của SyAqua (Mỹ)
    . 37
    1.5.3 Chương trình quản lý nguồn giống tôm của tổ chức thú y thế giới (OIE)
    37
    1.5.4 Nghiên cứu sản xuất tôm chân trắng sạch bệnh tại Trung tâm giống
    Vannamei (VBC)-Indonesia . 38
    Chương 2 - VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 39
    2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 39
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu . 39
    2.1.2. Thời gian nghiên cứu 39
    2.1.3. Địa điểm nghiên cứu . 39
    2.2. SƠ ĐỒ KHỐI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI . 40
    2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 41
    vi
    2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của tôm chân trắng trong
    điều kiện nuôi nhân tạo 41
    2.3.2. Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo tôm chân trắng 42
    2.3.3. Nghiên cứu tạo nguồn tôm chân trắng bố mẹ F1-VN có nguồn gốc từ
    Hawaii, không mang các mầm bệnh nguy hiểm: TSV, IHHNV, WSSV,
    YHV, BP . 53
    2.3.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu . 58
    Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 63
    3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN NHÂN TẠO CỦA TÔM
    CHÂN TRẮNG . 63
    3.1.1. Sự phát triển buồng trứng và sức sinh sản của tôm chân trắng trong điều
    kiện nuôi vỗ 63
    3.1.2. Sự phát triển phôi của trứng và biến thái của ấu thể tôm chân trắng . 67
    3.1.3. Kích thước tôm chân trắng mẹ tham gia sinh sản lần đầu 71
    3.2. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO TÔM CHÂN TRẮNG 71
    3.2.1. Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục tôm chân trắng trong điều kiện nuôi nhân
    tạo 71
    3.2.2. Kết quả nghiên cứu ương nuôi ấu trùng tôm chân trắng 81
    3.2.3. Kết quả nghiên cứu ngưỡng chịu đựng độ mặn và pH của hậu ấu trùng
    tôm chân trắng . 91
    3.3. KẾT QUẢ TẠO ĐÀN TÔM CHÂN TRẮNG BỐ MẸ F1-VN CÓ NGUỒN GỐC
    TỪ HAWAII KHÔNG MANG CÁC MẦM BỆNH NGUY HIỂM: TSV, IHHNV,
    WSSV, YHV, BP 95
    3.3.1. Kết quả nuôi tạo đàn bố mẹ hậu bị F1-VN từ nguồn tôm Hawaii 95
    vii
    3.3.2. Đánh giá khả năng sinh sản của tôm chân trắng mẹ F1-VN tạo được từ
    nguồn tôm Hawaii . 97
    3.3.3. Đánh giá chất lượng tôm chân trắng bố mẹ F1-VN qua sự tăng trưởng,
    tỷ lệ sống và năng suất nuôi thương phẩm của hậu ấu trùng sản xuất
    được từ nguồn tôm bố mẹ F1-VN . 101
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN . 105
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ . 108
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 109
    PHỤ LỤC . xiv

    MỞ ĐẦU
    Trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nghề nuôi tôm biển đặc biệt là tôm sú
    (Penaeus monodon) thật sự đã trở thành nghề sản xuất hàng hoá có hiệu quả cao, là
    động lực chủ yếu thúc đẩy sản xuất kinh doanh của ngành nuôi trồng thuỷ sản, góp
    phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.
    Diện tích nuôi tôm nước lợ, mặn ở Việt Nam gia tăng nhanh chóng, tập trung
    chủ yếu ở nhiều tỉnh ven biển trong cả nước, từ Bắc đến Nam. Diện tích nuôi tôm ở
    Việt Nam tăng từ 50.000 ha năm 1985 lên đến 226.407 ha năm 2000 và 639.816 ha
    năm 2009 [8].
    Cùng với hiệu quả của nghề nuôi tôm sú, sự tiến bộ về khoa học – kỹ thuật đã
    đẩy nhanh công nghệ nuôi theo hướng nuôi thâm canh và nuôi công nghiệp. Tuy
    nhiên, bên cạnh những hiệu quả kinh tế xã hội mang lại thì nghề nuôi tôm sú ở nước
    ta trong những năm gần đây đang gặp không ít khó khăn như sự suy giảm chất
    lượng môi trường nuôi, chất lượng con giống, làm dịch bệnh xảy ra ở nhiều vùng
    nuôi, gây thiệt hại đáng kể.
    Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia châu Á có nghề nuôi tôm nước lợ, mặn
    phát triển đang đứng trước những thách thức to lớn, đó là làm thế nào để phát triển
    bền vững nghề nuôi tôm nước lợ, mặn trong tình hình gia tăng của ô nhiễm môi
    trường nuôi, bệnh tôm và tôm chết nhiều.
    Một giải pháp được nhiều quốc gia sử dụng hiện nay là đa dạng hoá các loài
    nuôi, đi kèm với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu trong
    quá trình sản xuất nhằm tạo ra đàn giống không nhiễm các mầm bệnh nguy hiểm,
    sinh trưởng nhanh và kháng bệnh tốt.
    Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei), đối tượng nuôi có nhiều ưu điểm, đã
    được lựa chọn cho đa dạng hoá đối tượng trong nuôi trồng thuỷ sản ở nhiều quốc
    gia châu Á [16]. Nhưng các thông tin về các đợt dịch bệnh (đặc biệt bệnh do hội
    chứng Taura), gây giảm sút sản lượng nghiêm trọng ở một số quốc gia châu Mỹ đã
    gây tâm lý e ngại cho các nhà quản lý ở các quốc gia có ý định nhập nội, thử
    2
    nghiệm và phát triển đối tượng tôm chân trắng. Tuy nhiên những thành công của
    các công trình nghiên cứu về tôm sạch bệnh và cải thiện chất lượng di truyền của
    quần đàn tôm chân trắng ở các nước châu Mỹ đã mở ra hy vọng cho việc duy trì và
    phát triển cho nghề nuôi tôm chân trắng ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều nước đã
    di nhập và nuôi tôm chân trắng như Trung Quốc, Philippin, Thái Lan, Malaisia,
    Indonesia, Ấn Độ. Trong đó, Trung Quốc là nước có nghề nuôi tôm chân trắng phát
    triển mạnh nhất, sản lượng tôm chân trắng sản xuất hàng năm của nước này khá cao,
    ước tính năm 2010 đạt 1.140.000 tấn. Thái Lan xếp thứ hai, đạt sản lượng ước tính
    năm 2010 là 553.000 tấn [14].
    Ở Việt Nam, tôm chân trắng đã được di nhập từ Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc
    vào năm 2001 đến nay phục vụ cho sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Các công
    trình nghiên cứu về tôm chân trắng trong điều kiện nuôi ở Việt Nam đến thời điểm
    này là chưa có nhiều. Vì thế, để phát triển nuôi tôm chân trắng tại Việt Nam ổn định
    và có hiệu quả cần phải có nghiên cứu, phân tích có tính khoa học và hệ thống về
    đối tượng này, đặc biệt là nghiên cứu để xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống
    và nuôi thương phẩm tôm chân trắng phù hợp với môi trường sinh thái và điều kiện
    sản xuất của Việt Nam là vấn đề cần thiết và cấp bách.
    Xuất phát từ thực tế trên và để hoàn thành chương trình đào tạo tiến sỹ, góp
    phần vào việc phát triển nuôi có hiệu quả tôm chân trắng ở Việt Nam, tôi đã nhận
    được sự cho phép của Bộ giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Thủy sản (nay là
    Trường Đại học Nha Trang) thực hiện đề tài luận án:
    “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản nhân tạo và công nghệ sản
    xuất giống tôm he chân trắng Litopenaeus vannamei (Boone, 1931)”
    Luận án này đã được thực hiện với mục tiêu, ý nghĩa khoa học - thực tiễn và
    nội dung chính như sau:
    * Mục tiêu của luận án:
    + Xác định một số đặc điểm sinh học sinh sản nhân tạo và các thông số kỹ
    thuật chủ yếu trong ương nuôi ấu trùng tôm chân trắng, làm cơ sở khoa học để xây
    dựng quy trình công nghệ sản xuất giống tôm chân trắng ở Việt Nam.
    3
    + Tạo được nguồn tôm chân trắng bố mẹ F1-VN từ nguồn tôm Hawaii, không
    nhiễm mầm bệnh virus: TSV, IHHNV, WSSV, YHV, BP.
    * Nội dung nghiên cứu của luận án:
    1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản tôm chân trắng bố mẹ trong
    điều kiện nuôi nhân tạo.
    2. Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống ương nuôi ấu trùng tôm chân trắng.
    3. Nghiên cứu tạo đàn tôm chân trắng bố mẹ F1-VN có nguồn gốc từ Hawaii,
    không mang các mầm bệnh nguy hiểm: TSV, IHHNV, WSSV, YHV, BP.
    * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:
    Nghiên cứu này nhằm cung cấp thêm những dẫn liệu khoa học về đặc điểm
    sinh học sinh sản của tôm chân trắng trong điều kiện nuôi nhân tạo, làm cơ sở để
    hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo tôm chân trắng trong điều
    kiện Việt Nam.
    Góp phần nâng cao chất lượng giống, hướng đến chủ động sản xuất giống nhân
    tạo tôm chân trắng nhằm phát triển ổn định nghề nuôi thương phẩm loài tôm này ở
    Việt Nam
    * Điểm mới của luận án:
    1. Đây là công trình nghiên cứu khoa học có hệ thống về sinh học sinh sản
    nhân tạo tôm chân trắng; là cơ sở khoa học để các nhà quản lý xây dựng qui chuẩn
    kỹ thuật về tôm bố mẹ, sản xuất giống nhân tạo tôm chân trắng.
    2. Lần đầu tiên tại Việt Nam đã nghiên cứu và tạo được 6.200 con tôm chân
    trắng bố mẹ thế hệ F1(F1-VN) không mang một số mầm bệnh nguy hiểm (WSSV,
    TSV, YHV, IHHNV, BP) từ đàn tôm nhập ở Hawaii (Hoa Kỳ), góp phần mở ra
    hướng sản xuất tôm chân trắng bố mẹ tại Việt Nam không mang mầm bệnh nguy
    hiểm, nâng cao chất lượng giống, nhằm phát triển nuôi tôm chân trắng ở Việt Nam.
    4
    Chương 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM CHÂN TRẮNG
    1.1.1. Hệ thống phân loại
    Ngành: Arthropoda
    Lớp: Crustacea
    Bộ: Decapoda
    Họ: Penaeidae
    Giống: Litopenaeus
    Loài: L. vannamei (Boone, 1931)

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     TIẾNG VIỆT
    1. Bộ Thuỷ sản, 2003. Giám sát chặt việc nuôi tôm thẻ chân trắng. Bản tin nhanh
    Kinh tế - khoa học công nghệ & môi trường. Số 4+5/2004. Tr 2-3.
    2. Tôn Thất Chất, 2009. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học tạo cơ sở khoa học
    cho việc sinh sản nhân tạo tôm rằn (Penaeus(Penaeus) semisulcatus de
    Haan, 1850) tại Thừa Thiên Huế. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, 150 tr.
    3. Nguyễn Văn Chung, 1995. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự
    phát dục của tôm sú (P. monodon). Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị
    sinh học biển lần thứ IV. Viện Hải Dương học.
    4. Nguyễn Văn Chung, 1997. Nghiên cứu khả năng sinh sản của tôm sú (P.
    monodon).từ nguồn tôm nuôi trong ao đìa. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội
    nghị sinh học biển lần thứ I. Viện Hải Dương học.
    5. Nguyễn Văn Chung, Hà Lê Thị Lộc, Tôn Thất Chất, 2004. Một số đặc điểm
    sinh học sinh sản tôm rằn, Tạp chí Thủy sản, Số 11/2004, tr.17-20.
    6. Con tôm, số 84, 2003. Đặc tính sinh học của tôm chân trắng.
    7. Cục Nuôi trồng Thủy sản và Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
    thôn, 2009a. Báo cáo tham dự hội nghị bàn biện pháp nuôi tôm bền vững
    ngày 4/9/2009 tại Nha Trang.
    8. Cục Nuôi trồng Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009. Báo
    cáo tổng kết tình hình nuôi trồng thủy sản năm 2009 tại Hà Nội.
    9. Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, 2005. Hướng dẫn chẩn đoán
    bệnh của động vật thủy sản Châu Á, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.
    10. Nguyễn Văn Hảo, 2003. Kết quả bước đầu thử nghiệm nuôi thâm canh tôm chân
    trắng (Litopenaeus vannamei) trong vùng ngọt hóa Gò Công Tây, tỉnh Tiền
    Giang. Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long (số đặc biệt). Nxb. Nông Nghiệp
    Tp. Hồ Chí Minh. Tr. 378- 390.
    11. Thái Bá Hồ, 2003. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng tôm chân trắng ở Chiếc Giang
    Trung Quốc, Tạp chí Khuyến Ngư Việt Nam. Tr 103.
    110
    12. Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2003. Kỹ thuật nuôi tôm chân trắng. Nxb. Nông
    Nghiệp, Hà Nội. Tr 5-20
    13. Trần Kia, 2002. Kết quả nuôi và cho sinh sản nhân tạo giống tôm thẻ Chân trắng
    tại Công Ty Duyên Hải Bạc Liêu, Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long (số
    đặc biệt). Báo cáo khoa học hội thảo quốc gia. Nghiên cứu khoa học phục
    vụ nghề NTTS ở các tỉnh phía Nam. Nxb. Nông Nghiệp Tp. HCM, Tr 371
    – 374.
    14. Tạp chí Thương mại Thủy sản, 2011. Aquaculturre Asia Pacific (Trung Mai
    dịch), năm thứ 12–số 137/138, tháng 5-6/2011, ISSN 1859-1175, trang 117.
    15. Thông tin Khoa học công nghệ & kinh tế Thủy sản–Bộ Thuỷ sản, 2002. Kỹ
    thuật nuôi thương phẩm tôm chân trắng (L. vannamei). Số 4. 2002.Tr 19.
    16. Thông tin Khoa học công nghệ & kinh tế Thủy sản–Bộ Thuỷ sản, 2003. Chuyên
    đề một vài hiểu biết về tôm chân trắng L. vanamei. Số 3.2003. Tr 6.
    17. Bùi Quang Tề, 2003. Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị. Nxb. Nông
    Nghiệp Hà Nội, 184 trang.
    18. Nguyễn Dũng Tiến, 2005. Nuôi tôm chân trắng ở Việt Nam. Hội thảo tôm chân
    trắng ở Việt Nam 04/2005.Vụ Nuôi trồng Thuỷ sản, Bộ Thủy sản.
    19. Đào Văn Trí & Nguyễn Thị Thanh Hoa, 2004. Ảnh hưởng của thức ăn lên sự
    phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm chân trắng (Litopenaeus
    vannamei). Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ
    (1984 – 2004). Trung tâm nghiên cứu Thủy sản III, Bộ Thủy sản.
    Nxb.Nông nghiệp, Tp. HCM. Tr 436-442.
    20. Đào Văn Trí, 2002. Tôm Chân trắng và thử nghiệm nuôi thương phẩm tại
    Khánh Hòa & Phú Yên. Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long (số đặc biệt).
    Báo cáo khoa học Hội thảo quốc gia. Nghiên cứu khoa học phục vụ nghề
    NTTS ở các tỉnh phía Nam. Nxb. Nông Nghiệp, Tp. HCM, Tr 365 – 369.
    21. Đào Văn Trí, 2005. Nghiên cứu áp dụng qui trình sản xuất giống và cơ sở khoa
    học phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm chân trắng (Litopenaneus vanamei).
    Báo cáo đề tài cấp Bộ. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III.
    111
    22. Đào Văn Trí & Nguyễn Thành Vũ, 2005. Ảnh hưởng của mật độ đến sự tăng
    trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei).
    Tạp chí thủy sản, số 12/2005, Tr 23-26.
    23. Đào Văn Trí, 2006. Đánh giá và phân tích cơ sở khoa học của phát triển nuôi
    bền vững tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở Việt Nam. Báo cáo đề
    tài cấp Bộ. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III.
    24. Đào Văn Trí, 2004. Một số kết quả về nuôi thành thục tôm sú bố mẹ (Penaeus
    monodon) trong điều kiện nhân tạo. Tạp chí KHCN Thủy sản, số ĐB/2004,
    Tr 99 - 103.
    25. Ngô Anh Tuấn, 1995. Nghiên cứu tôm sú Penaeus monodon Fabricius phát dục
    thành thục nhân tạo. Luận văn cao học, Đại học Thủy sản, Nha Trang.
    26. Phạm Anh Tuấn, 2002. Du nhập tôm he chân trắng những khía cạnh cần xem
    xét. Tạp chí Khoa học Công Nghệ, số 7/2002. Tr 30-31.
    27. Hoàng Tùng, 2002. Nghiên cứu gia hóa tôm sú (Penaeus monodon) trên thế
    giới: Những bài học và giải pháp tiếp cận cho Việt Nam. Tuyển tập báo
    cáo khoa học về NTTS tại hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ hai (24–
    25/11/2003), tr 1 – 15. Viện NCNTTS I – Bộ Thủy Sản.
    28. Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (1995), “Chất lượng nước. Tiêu
    chuẩn chất lượng nước biển ven bờ”, Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam
    TCVN 5943-1995.
    29. Đồng Xuân Vĩnh, 1991. Nghiên cứu tìm giải pháp chủ động tạo nguồn tôm bố
    mẹ thành thục và nâng cao năng suất sinh học trong các trại sản xuất tôm
    giống ở các tỉnh phía Bắc. Các công trình nghiên cứu khoa học thủy sản
    1986 – 1990.
     TÀI LIỆU TIẾNG ANH
    30. Al Stokes, Craig L. Browdy, Chuck R. Weirich, Jacob Richardson, Catherine
    M.Bruce, 2002. Double crop pond management strategy using
    Litopenaneus vanamei in south Carolina. In Aquaculture America 2002.
    112
    Book of Abstracts. Town & country Resort, San Diego, California, USA.
    27 – 30,2002. pp. 322. America Aquaculture Society.
    31. Alava V.R., Kanazawa A., Teshima S. and Koshio S., 1993. Effect of dietary
    phospholipids and n-3 highly unsaturated fatty acids on ovarian
    development of Kuruma prawn. Bull. Jap. Soc. Sci. Fish. 59:345-351.
    32. Andrews J. W., Lowell V. S., Garry J. B., 1972. The influence of dietary
    protein and energy levels on growth and survival of penaeid shrimp.
    Aquaculture, 1, 341-347.
    33. Aranyakananda P., 1993. Dietary protein and energy requirements of Penaeus
    vannamei and the optimal protein to energy ratio. Ph.D. Dissertation,
    Texas A&M University, College Station, Texas, USA.
    34. Araujo M.A., Lawrence A.L., 1991. Fatty acids of muscle and hepatopancreas
    of juvenile Penaeus vannamei after non-terminal starvation and subsequent
    feeding with semi-purified diets: evaluation of fatty acid synthesis
    capabilities. J. World Aquaculture Society, 22, 13A.
    35. Babu M., Ravi C., Marian M.P. and Kitto M.R., 2001. Factors Determining
    Spawning Success in Penaeus monodon Fabricius. Naga, The ICLARM
    Quarterly Vol. 24, Nos. 1 & 2
    36. Babu M., Kitto M. R., Ravi C. and Marian M. P., 2000. Các yếu tố quyết định
    cho đẻ thành công tôm Sú Penaeus monodon Fabricius (Đỗ Hạnh dịch từ
    NAGA, The ICLARM Vol 24, N
    o
    1&2). Tạp chí Thủy sản 6/2002: 31 -33.
    37. Blaxter J. H. S., 1969. Experimental rearing of pilchard larvae, Sardina
    pilchardus. J, mar, biol. Ass. U.K. 49: 557-575
    38. Boyd C.E., 1989. Water quality management and aeration in shrimp farming.
    In: Fisheries and Allied Aquacultures Departmental Series,Vol. No. 2.
    Alabama Agricultural Experiment Station, Auburn University, Auburn,
    AL, USA, p. 83.
    39. Brad, J. A, Steve, M., Jeffrey, A., Lotz, M. & Moss, S. 2001. Selective
    breeding of Pacific white shrimp (Litopenaeus vannamei) for growth and
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...