Luận Văn Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh sản của Ốc nhảy (Strombus Canarium Linneaus,1758)

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài

    Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh sản của Ốc nhảy (Strombus Canarium Linneaus,1758)



    MỞ ĐẦU



    1. Sự cần thiết của đề tài

    Ốc nhảy (Strombus canarium Linneaus, 1758) là một đối tượng thân mềm biển có triển vọng trong nuôi trồng thuỷ sản do có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao. Khảo sát giá trị dinh dưỡng cho thấy thịt ốc có chứa 17 loại axit amin và nhiều khoáng vi lượng (Dương Văn Hiệp và ctv, 2007). Vỏ ốc còn có thể được làm đồ mỹ nghệ rất có giá trị. Ốc thường sống thành quần đàn trên nền đáy là cát, bùn hoặc cát-bùn và trong hệ sinh thái cỏ biển (Abbott, 1960; Erlambang & Siregar, 1995; Nguyễn Chính, 1996 và Zaidi et al., 2005). Cũng như các loài trong giống ốc nhảy Strombus, ốc S. canarium là loài ăn thực vật là chủ yếu. Thức ăn của ốc bao gồm một số loài tảo đáy, thực vật phù du, vật chất lắng đọng và cỏ biển (Erlambang & Siregar, 1995; Zaidi et al, 2005, 2008).

    Trên thế giới, ốc S. canarium phân bố ở vùng biển Ấn Độ - Tây Thái Bình dương, vùng biển Đông Nam Á, vùng biển Trung Quốc, Nhật Bản và Australia (Nateewathana, 1994; Nguyễn Chính, 1996). Theo Nguyễn Chính (1996) ốc nhảy phân bố ở Việt Nam dọc theo đường bờ biển từ Bắc vào Nam. Trong vùng sinh thái, ốc nhảy phân bố chủ yếu ở vùng triều ở độ sâu dưới 30m nước, đặc biệt phân bố nhiều ở vùng hạ triều đến dưới triều (Nguyễn Chính, 1996).

    Hiện nay, nguồn lợi ốc nhảy tự nhiên bị khai thác quá nhiều đang có nguy cơ bị cạn kiệt (Nateewathana, 1994; Zaidi et al, 2005). Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ ốc nhảy ngày càng tăng (Nateewathana, 1994; Erlambang & Siregar, 1995). Ở Việt Nam, ốc nhảy có giá trị kinh tế nên trở thành đối tượng khai thác của rất nhiều ngư dân ven biển bằng nhiều hình thức khác nhau làm cho nguồn lợi ốc nhảy suy giảm nghiêm trọng (Nguyễn Chính, 1996; Dương Văn Hiệp, 2005). Chính vì những điều này nên việc đưa ốc nhảy trở thành một đối tượng nuôi trồng thuỷ sản là cần thiết.

    Mặc dù vậy, cho đến nay các công trình nghiên cứu trên loài ốc này vẫn còn rất hạn chế. Các nghiên cứu hoặc là đã giải quyết một khâu nhỏ trong vấn đề sinh sản ốc hoặc là nghiên cứu được thực hiện khá toàn diện xong mức độ nghiên cứu chưa sâu và chưa có một công nghệ sản xuất giống cũng như công nghệ nuôi thương phẩm hoàn thiện. Do chưa sản xuất đại trà được giống nên rất khó khăn trong việc phát triển nghề nuôi ốc nhảy.

    Để góp phần tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề tồn tại trên thì việc nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản ốc nhảy là cần thiết, chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản ốc nhảy Strombus canarium Linneaus, 1758”. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.


    2. Mục tiêu nghiên cứu:

    Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của ốc nhảy Strombus canarium nhằm tăng thêm sự hiểu biết về ốc nhảy và làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy.


    3. Nội dung nghiên cúu

    3.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo cơ quan sinh dục của ốc đực và ốc cái.

    3.2. Các chỉ tiêu về sinh sản: Sức sinh sản thực tế, kích thước thành thục lần đầu, tỉ lệ đực cái.

    3.3. Tập tính và mùa vụ sinh sản

    3.4. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục

    3.5. Sự phát triển phôi và ấu trùng ốc nhảy

    3.6. Phần thí nghiệm: Thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn lên tỉ lệ sống và sinh trưởng của ấu trùng Veliger và ấu trùng bám đáy.


    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

    Những nghiên cứu của chúng tôi bổ sung thông tin và sự hiểu biết về những đặc điểm sinh học của ốc nhảy đồng thời cũng có thể làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu một số đối tượng khác.

    Về mặt thực tiễn, những nghiên cứu này làm cơ sở khoa học thiết thực cho việc xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy. Mặt khác, xét trên một phương diện nào đó những thông tin này còn góp phần trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...