Thạc Sĩ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA NGÁN (Austriella corrugata lucine Deshayes, 1843) T

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA NGÁN (Austriella corrugata lucine Deshayes, 1843) TẠI QUẢNG NINH

    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN .i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC CÁC BẢNG .vi
    DANH MỤC HÌNH vii
    MỞ ĐẦU .1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
    1.1. Tình hình nghiên cứu về ĐVTM trên thế giới và ở Việt Nam 2
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .2
    1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 5
    Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .27
    2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu .27
    2.2. Phương pháp thu và xử lý mẫu 27
    2.2.1. Sơ đồ khối .27
    2.2.2. Phương pháp thu mẫu .27
    2.2.3. Phương pháp xử lý mẫu 27
    2.3. Thu và xử lý số liệu 30
    2.3.1. Thu số liệu .30
    2.3.2. Xử lý số liệu 31
    Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33
    3.1. Hình thái và sự phát triển của tuyến sinh dục 33
    3.1.1. Hình thái 33
    3.1.2. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục 33
    3.2. Mùa vụ sinh sản 36
    3.2.1. Sự phát triển tuyến sinh dục theo thời gian 36
    3.2.2. Biến thiên cá thể thành thục 39
    3.2.3. Biến thiên độ béo 40
    3.3. Cơ cấu giới tính 41
    3.3.1. Cơ cấu giới tính theo thời gian .41
    3.3.2. Cơ cấu giới tính theo nhóm kích thước 43
    3.4. Kích thước thành thục sinh dục lần đầu .44
    3.5. Sức sinh sản tuyệt đối, tương đối .45
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .47
    Kết luận .47
    Kiến nghị .47
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    Ngán (Austriella corrugata) là động vật thân mềm hai mảnh vỏ, thịt thơm ngon,
    giàu dinh dưỡng, được nhiều người ưa chuộng. Ngán được coi là đặc sản có giá trị đặc
    trưng của một số vùng miền như Quảng Ninh, Hải Phòng và có giá bán rất cao trên thị
    trường dao động từ 200.000 – 300.000 đồng/kg.
    Hiện nay, nguồn lợi ngán bị suy giảm do khai thác quá mức, đặc biệt ở Quảng
    Ninh nơi có nguồn lợi ngán phong phú đã suy giảm rất lớn. Tuy nhiên, cho đến nay
    chưa có công trình nghiên cứu nào công bố về đặc điểm sinh học, quy trình kỹ thuật
    sản xuất giống ngán nhân tạo tại Việt Nam. Chính vìvậy, việc thực hiện đề tài
    “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ngán (Austriella corrugate
    Lucine) là rất cần thiết.
    Nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản ngán được thực hiện lần đầu tiên ở
    Việt Nam, kết quả của đề tài sẽ góp phần cung cấp những thông tin về đặc điểm sinh
    học nói chung và đặc điểm sinh học sinh sản của ngán nói riêng. Nghiên cứu ban đầu
    về đặc điểm sinh học sinh sản là cơ sở để triển khai các nội dung tiếp theo như nghiên
    cứu thử nghiệm sinh sản nhân tạo và xây dựng quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo và
    nuôi thương phẩm ngán.
    Chương 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Tình hình nghiên cứu về ĐVTM trên thế giới và ở Việt Nam
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
    Năm 2006, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản trên thế giới đạt 51,7 triệu tấn, trị
    giá 78,8 tỷ USD, trong đó nhóm ĐVTM nuôi chiếm 27% tổng sản lượng và 15% giá trị
    (tương đương 11,8 tỷ USD). Nuôi ĐVTM và nuôi cá biển đang trở thành một trong hai
    hướng phát triển mạnh của nuôi trồng thủy sản trên thế giới trong những năm gần đây
    (FAO, 2009). 64 loài ĐVTM trong số 128 loài ĐVTM cótiềm năng thương mại trên thế
    giới đã được đưa vào nuôi trồng, chủ yếu các loài nuôi thuộc nhóm ĐVTM hai mảnh vỏ.
    Lớp hai mảnh vỏ Bivalvia gồm các họ như: sò, vẹm, trai ngọc, hầu, ngao,
    Các loài trong bộ Veneroida, có các giống đang được nuôi như: Tridacna, Mactra,
    Ruditapes, Mercenaria, Tapes, Meretrix. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh sản của
    ngao như hình 1.3.
    Nash (1998) nghiên cứu sự phát triển tuyến sinh dụccủa ngao tai tượng
    Tridacna gigas ở vùng Great Barrier Reef (Nam Úc) bằng phương phápmô học cho
    biết: Tuyến sinh dục của loài ngao này phát triển trải qua 6 giai đoạn là: Giai đoạn non
    (Immature), giai đoạn phát triển giao tử sớm (Earlygametogenesis), giai đoạn phát
    triển giao tử giữa (Mid gametogenesis), giai đoạn phát triển giao tử cuối (Late
    gametogenesis), giai đoạn tàn lụi từng phần (Partlyspent), giai đoạn thoái hoá
    (Spent/regressing).
    Nghiên cứu sự khác nhau về giai đoạn giữa các phần của tuyến sinh dục, Nash
    cho biết: Phần lớn con đực và con cái có sự phát triển đồng bộ giữa phần trước và
    phần sau của noãn sào và tinh sào. Tuy nhiên một sốcon khác không có sự phát triển
    đồng bộ (có thể phần trước tuyến sinh dục đạt giai đoạn IV, trong khi đó phần sau mới
    chỉ đạt giai đoạn III). Sự khác nhau này thường thấy ở con đực. Tương tự như vậy đối
    với một số con cái, trong cùng một thời điểm xoang bào chứa cả trứng chín và trứng
    thoái hoá.
    Bằng kỹ thuật sinh thiết tế bào sinh dục (Gonad Biopsy Technique) Braley
    (1988) nghiên cứu về điều kiện thành thục và cơ cấugiới tính theo thời gian của loài
    ngao tai tượng T. derasa ở Myrmidon Reef cho biết: Sự phát triển tuyến sinh dục của
    con cái trải qua 4 giai đoạn đó là: Phát triển (Developing), chín (Ripe), thoái hoá
    (Regressive) và nghỉ (Resting).
    Hình 1.1. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng ngao dầu M. meretrix
    (Vẽ lại từ Jintana, 1999).
    A: Trứng mới đẻ, đường kính 70 -75 µm, màng keo 130 - 140 µm.
    B: Giai đoạn phân cắt.
    C: Ấu trùng chữ D, 16 giờ sau thụ tinh, dài 105 - 115 µm.
    D: Ấu trùng đỉnh vỏ (Pediveliger), 6 ngày tuổi, dài 170 - 190 µm.
    E: Ngao con và biến thái (Young Juvenile), 17 ngày tuổi, dài 300 - 510 µm.
    F: Ngao con sau 2,5 tháng tuổi với nhiều màu vỏ khác nhau.
    - Tỉ lệ giai đoạn không phân biệt chiếm ưu thế vào các tháng từ 1-5.
    - Trong điều kiện thức ăn khan hiếm tỉ lệ con đực cao hơn co cái.
    Nghiên cứu về cơ cấu giới tính theo nhóm kích thướcEverlyn (2004) cho biết:
    ở giai đoạn ấu niên ngao (Mercenaria mercenaria) thay đổi giới tính liên tục. Cũng
    trong thời kỳ này, tuyến sinh dục của đa số con đựcchứa cả tinh trùng và trứng chưa
    thành thục, sau đó tinh bào phát triển vượt trội noãn bào về cả số lượng và độ thành
    thục. Theo tác giả, trong quần đàn ngao nuôi ở Carolina, con đực chiếm 90% ở nhóm
    kích thước 28 mm. Từ 2 tuổi trở lên, tỉ lệ đực: cáitrong quần đàn có xu thế ổn định
    dần và đạt tỉ lệ 1:1.
    Về mùa đẻ của ngao được rất nhiều tác giả quan tâm.Hai nhân tố đóng vai trò
    quyết định đến mùa vụ sinh sản của ngao là nhiệt độvà thức ăn.
    Nhiệt độ là nhân tố môi trường điều chỉnh quá trìnhphát dục trong chu kỳ sinh
    sản hàng năm. Ngao ở vùng nước ấm và các vùng nhiệtđới hoặc cận nhiệt đới thường

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Thái Trần Bái, Nguyễn Văn Khang (2000), Động vật không xương sống,
    NXB Giáo dục, Hà Nội, tr 186-222, 321-330.
    2. Nguyễn Chính (1996), Một số loài động vật thân mềm (Mollusca) có giá trị
    kinh tế ở biển Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 96tr.
    3. Nguyễn Chính, Châu Thanh, Trần Mai Kim Hoà (1999), “Đặc điểm sinh
    học sinh sản vẹm vỏ xanh Chloromytilus viridis Linné, 1758”, Tuyển tập báo
    cáo khoa học Hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ nhất, NXB Nông
    nghiệp, TP Hồ Chí Minh, tr 190-199.
    4. Hoàng Thị Bích Đào (2001), “Một số đặc điểm sinh học sinh sản của sò huyết tại
    đầm Nại – Ninh Thuận”, Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo động vật thân mềm
    toàn quốc lần thứ hai, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh, tr 131-136,
    5. Nguyễn Kim Độ (1999), “Nuôi trồng động vật thân mềm trên thế giớivà Việt
    Nam”, Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần
    thứ nhất, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh, tr 143-149.
    6. Đào Minh Đông (2004), Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản tu hài Lutraria
    philippinarum, Reeve, 1854, Luận văn thạc sĩ, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nôi,
    7. Hoàng Hải (2003), Kỹ thuật nuôi ngao, Trung tâm dạy nghề và chuyển giao
    công nghệ thuỷ sản phía Bắc, Hải Phòng, 23 tr.
    8. Hà Quang Hiến (1980), Kỹ thuật nuôi Hải sản, NXB Nông thôn, Hà nội, tr
    9. Hà Lê Thị Lộc &Trương Sĩ Kỳ (2003), “Tình hình nuôi ngao M, meretrix Linne,
    1758 và M, lusoria Roding, 1798 từ vùng biển Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận”,
    Tuyển tập báo cáo Khoa học công nghệ về nuôi trồng thuỷ sản, NXB Nông
    nghiệp, Hà Nội, tr 347-355.
    10. Nguyễn Việt Nam, Lê Thanh Lựu (2001), “Nguồn lợi thân mềm 2 vỏ
    (Bivalvia) ở ven biển tỉnh Nghệ An”, Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo
    động vật thân mềm toàn quốc lần thứ nhất, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí
    Minh, tr 110-117.
    11. Trương Quốc Phú (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh hoá và
    kỹ thuật nuôi nghêu (Meretrix lyrata) đạt năng suấtcao, Luận án phó tiến sĩ
    khoa học, Đại học thuỷ sản, Nha Trang.
    12. Trương Quốc Phú (1999), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh hoá và
    kỹ thuật nuôi nghêu (Meretrix, Lyrata) đạt năng suất cao, Luận án tiến sĩ khoa
    học nông nghiệp, Đại học thuỷ sản, Nha Trang.
    13. Nguyễn Hữu Phụng, Võ Sĩ Tuấn và Nguyễn Huy Yết (2001), “Phân bố và
    nguồn lợi động vật thân mềm kinh tế thuộc lớp chân bụng (Gastropoda) và lớp
    hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở ven biển Việt Nam”, Tuyển tập báo cáo khoa học Hội
    thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ nhất, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí
    Minh, tr 27-60.
    14. Lê Minh Toán (2003), “Mùa vụ xuất hiện giống ngao Meretrix sp vùng bãi
    triều cửa sông thuộc tỉnh Thái Bình”, Tuyển tập báo cáo khao học về Nuôi
    trồng thuỷ sản tại hội nghị khoa học toàn quốc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr
    616-621.
    15. Nguyễn Thị Xuân Thu (1994), Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thí
    nghiệm sản xuất giống nhân tạo điệp quạt Chlamys nobilis Reeve, 1852, Luận
    án cao học, Đại học thuỷ sản, Nha Trang.
    16. Nguyễn Thị Xuân Thu (1998) Nghiên cứu đặc điểm sinh sản, sinh trưởng và
    kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo điệp quạt Chlamys nobilis Reeve, 1852, Luận
    án tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học thuỷ sản, Nha Trang.
    17. Nguyễn Thị Xuân Thu (2003), Sinh học và kỹ thuật nuôi động vật thân mềm,
    Nha Trang, 114tr.
    18. Nguyễn Thị Xuân Thu (2005), “Tổng quan về tình hình nghiên cứu sản xuất
    giống và nuôi động vật thân mềm ở Việt Nam – Định hướng phát triển”, Hội
    thảo toàn quốc về nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong Nuôi
    trồng thuỷ sản, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh, tr 63-72.
    19. Đỗ Công Thung, Nguyễn Đăng Ngải (1997), Bước đầu tìm hiểu đặc điểm sinh
    học và một số biên pháp kỹ thuật nuôi ngao M, meretrix ở vùng biển Tiền Hải –
    Thái Bình, Phân viện Hải dương học, Hải Phòng, 27tr.
    20. Phạm Đình Trọng (2005), “Đa dạng sinh học nguồn lợi sinh vật vùng bãi bồi ven
    biển Nam Định và phương hướng sử dụng bền vững”, Hội thảo toàn quốc về bảo
    vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản, NXB Nông nghiệp, tr 260-267.
    21. Ngô Anh Tuấn (2001), “ Đặc điểm sinh học sinh sản của điệp seo
    Comptopallium radula Linné, 1758”, Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo
    động vật thân mềm toàn quốc lần thứ hai, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh,
    tr 197-208.
    22. Ngô Anh Tuấn (2005), “ Đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất
    giống nhân tạo điệp seo Comptopallium radula Linné, 1758”. Luận án tiến sĩ.
    23. Vũ Công Tâm(2010), “Tổng quan về tình hình nghiên cứu, sản xuất giống và
    nuôi ĐVTM ở Quảng Ninh. Định hướng và phát triển”.
    24. Báo cáo Đề tài nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng bền
    vững nguồn lợi sá sùng và bông thùa tỉnh Quảng Ninh, (2005).
    25. Dự án Quy hoạch các khu bảo tồn, các vùng cấm khaithác có thời hạn và phân
    vùng, phân tuyến khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, (2010).
    26. Dự án Quy hoạch chi tiết vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung Đông Yên Hưng,
    Quảng Ninh, (2003).
    Tiếng Anh
    27. Braley R.D. (1988), “Reproductive Condition and Season of the Giant Clam
    Tridacna gigas and T, derasa utilising a Gonad Biopsy Technique”, Giant
    Clam in Asia and the pacific, Australian Centre For International Agricultural
    Reasearch, pp 98-103.
    28. Cahn A.R. (1951), “Clam Culture in Japan”, Natural Resources Section
    Report, No 146, pp 24-30.
    29. Evelyn C.P. (2004), Induced Spawning Behavior and Larval Development of
    the Hard Clam Mercenaria mercenaria (Linné, 1758) in Puerto Rico, a thesis
    submitted in partial fulfillment of the requirements for the degree of Doctor of
    Philosophy, University of Puerto Rico.
    30. FAO (1999), The living marine resources of the western central pacific,
    Volume 1, pp 320-352.
    31. Jintana N. (1999), “Breeding of the oriental hard Clam Meretri x, Meretrix (Lineus,
    1758)”, Proceedings of the 10
    th
    Congress and Workshop Tropical Marine Mollusc
    Programe, Phuket Marine Biological Center Special publication21(1), pp 203-210.
    32. Park K., Choi K. (2004), “Application of enzyme-linked immunosorbent
    assay for studying of reproduction in the Manila clam Ruditapes philippinarum
    (Mollusca: Bivalvia)”, Aquaculture, Vol 241 (2004), pp 667–687.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...