Tiến Sĩ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh sản của loài ong Apis cerana nuôi tại Thái Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích của đề tài . 2
    3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài . 2
    4. Những đóng góp mới của luận án . 3
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
    1.1.1. Một số hiểu biết về giống ong mật 4
    1.1.2. Đặc điểm giải phẫu và cấu tạo lỗ tổ ong mật 11
    1.1.3. Một số đặc điểm sinh học, sinh sản của các cấp ong 13
    1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 29
    1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 29
    1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước . 32
    1.3. Điều kiện tự nhiên, tình hình sản xuất nông nghiệp và nuôi ong tại Thái Nguyên 35
    Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 38
    2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 38
    2.2. Nội dung nghiên cứu 38
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 38 2.3.1. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu . 38
    2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu . 51
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 52
    3.1. Xác định phân loài ong nội Apis cerana ở Thái Nguyên bằng phương
    pháp di truyền phân tử 52
    3.1.1. Kết quả phân tích đa hình của các chỉ tiêu hình thái 52
    3.1.2. Kết quả phân tích đa hình trình tự đoạn ADN trên gen COI 53
    3.2. Đặc điểm giải phẫu cơ thể và lỗ tổ ong Apis cerana 58
    3.2.1. Thể tích, kích thước lỗ tổ của 3 loại hình ong 58
    3.2.2. Khối lượng của 3 loại hình ong . 61
    3.2.3. Mối quan hệ giữa nguồn gốc ra đời, mùa vụ với số lượng ống trứng
    của ong chúa . 64
    3.2.4. Mối quan hệ giữa khối lượng ong chúa đẻ với số lượng ống trứng 66
    3.2.5. Thể tích và kích thước túi dự trữ tinh . 68
    3.2.6. Số lượng tinh trùng dự trữ trong túi chứa tinh 70
    3.2.7. Mối quan hệ giữa khối lượng ong chúa với số lượng tinh trùng trong
    túi chứa tinh 71
    3.2.8. Mối quan hệ giữa tuổi của ong chúa với số lượng tinh trùng trong túi
    chứa tinh của ong chúa . 73
    3.3. Một số đặc điểm sinh học, sinh sản của ong chúa . 75
    3.3.1. Tỷ lệ chia đàn theo địa điểm và mùa vụ . 75
    3.3.2. Tỷ lệ chia đàn tự nhiên theo quy mô đàn trong vụ Xuân - Hè 76
    3.3.3. Số lượng mũ chúa chia đàn tự nhiên được xây theo mùa vụ và quy mô đàn . 77
    3.3.4. Thời điểm tập bay định hướng và bay giao phối của ong chúa 79
    3.3.5. Số lần giao phối của ong chúa 81
    3.3.6. Số lượng trứng của ong chúa 82
    3.3.7. Mối quan hệ giữa tuổi ong chúa với số lượng trứng đẻ ra 85
    3.3.8. Mối quan hệ giữa khối lượng ong chúa với số lượng trứng đẻ ra . 86 3.3.9. Số lượng trứng đẻ ra của ong chúa qua các tháng đẻ 88
    3.4. Một số đặc điểm sinh học, sinh sản của ong đực . 90
    3.4.1. Số lượng ong đực theo mùa vụ . 90
    3.4.2. Số lượng ong đực theo quy mô đàn 92
    3.4.3. Ảnh hưởng của lượng mật, phấn dự trữ và quy mô đàn đến sự hình
    thành ong đực . 94
    3.4.4. Số lượng tinh trùng của ong đực 96
    3.4.5. Mối quan hệ giữa khối lượng với số lượng tinh trùng của ong đực . 97
    3.5. Một số đặc điểm sinh học, sinh sản của ong thợ 100
    3.5.1. Số lượng ống trứng và kích thước buồng trứng của ong thợ 100
    3.5.2. Thời gian ong thợ đẻ trứng sau khi tách chúa . 101
    3.6. Tuổi thọ của 3 loại hình ong 102
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 105
    1. Kết luận . 105
    2. Đề nghị 106
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 107
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
    PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nước ta nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới, thảm thực vật rất phong
    phú và đa dạng, hoa nở quanh năm, đây là điều kiện tốt để phát triển nghề nuôi
    ong lấy mật. Chính vì vậy, nghề nuôi ong đã có từ rất lâu đời, các giống ong được
    nuôi chủ yếu là giống ong nội ( Loài Apis cerana), hiện nay được nuôi nhiều ở
    các tỉnh miền Bắc và từ những năm 60 của thế kỷ 20 chúng ta đã nhập thêm giống
    ong Ý (Apis mellifera), giống ong này chủ yếu được nuôi ở các tỉnh phía Nam
    (Phùng Hữu Chính, 2012 [4]).
    Ong mật cung cấp cho con người nhiều sản phẩm quý như: phấn hoa, sữa ong
    chúa, sáp ong, nọc ong . đây là những sản phẩm sinh học rất độc đáo, có giá trị dinh
    dưỡng cao dùng để bồi bổ sức khoẻ, sử dụng trong y học và nhiều ngành công nghiệp
    khác. Nuôi ong có nhiều lợi thế vì mọi người ai cũng có thể nuôi được, con ong
    không đòi hỏi vốn lớn vì chúng tự kiếm được thức ăn và người nuôi ong có thể tận
    dụng được các vật liệu sẵn có để làm thùng ong, đồng thời có thể sử dụng được thời
    gian và công lao động nhàn rỗi ở mọi gia đình. Ong mật ít bệnh hơn các giống vật
    nuôi khác, kỹ thuật tạo giống nhân đàn đơn giản và điều quan trọng nữa là ong làm
    tăng sự đa dạng sinh học của cây rừng, góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường. Bên
    cạnh đó, còn có một lợi ích mà ít người nhận thấy được, đó là dùng ong để thụ phấn
    cho cây trồng, đây là một biện pháp thâm canh tăng năng suất đạt hiệu quả cao. Theo
    tính toán của các nhà khoa học trên thế giới, giá trị thụ phấn do ong đem lại cho các



    cây trồng nông nghiệp đặc biệt là các loại cây ăn quả gấp từ 70 đến 140 lần giá trị của
    toàn bộ các sản phẩm ngành ong (Roubik, 1995 [134]; Free, 1998 [74]; Phùng Hữu
    Chính và cs, 1999 [8]; Pechhacker et al., 2001 [123]; Sivaram, 2004 [145]; Nguyễn
    Duy Hoan và cs, 2008 [14]; Partap, 2011 [121]).
    Ngành nuôi ong trên thế giới hiện nay đã đạt được những tiến bộ đáng kể về
    cả công tác giống, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ thuật khai thác và chế biến các
    sản phẩm có xuất xứ từ ong mật. Mặc dù vậy, khác với các loài vật nuôi khác, ong
    Apis cerana chưa được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu nhiều như ong Apis
    mellifera. Chính vì vậy, đối với ong Apis cerana vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn, nhiều
    câu hỏi cần được làm sáng tỏ như: công tác giống ong cần nghiên cứu cải thiện theo hướng nào để tiếp tục tăng năng suất mật, đặc điểm di truyền nào quyết định đến
    năng suất và chất lượng mật ong?. Giống như các loài vật nuôi khác, khả năng sinh
    sản là một trong những tiêu chí có ảnh hưởng quyết định đến năng suất sản phẩm.
    Để cải thiện và nâng cao khả năng sinh sản của mỗi giống, mỗi dòng, mỗi cá thể thì
    điều kiện tiên quyết là phải hiểu và nắm rõ được đặc điểm sinh sản của mỗi giống,
    dòng và cá thể đó. Loài ong Apis cerana là ong bản xứ châu Á, khá phù hợp với
    thời tiết, khí hậu Việt Nam, chúng thích nghi với nguồn hoa nở rải rác, phù hợp với
    nông dân nghèo vùng sâu, vùng xa vì vốn đầu tư thấp. Hiện nay loài ong Apis
    cerana có nguy cơ bị cạnh tranh về nguồn thức ăn do sự du nhập của giống ong
    Apis mellifera. Việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh sản của ong Apis cerana
    sẽ làm cơ sở cho việc chọn lọc giống, nhân đàn và quản lý nâng cao năng suất, chất
    lượng và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi ong. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu này
    cũng nhằm bảo tồn và phát triển nghề nuôi ong nội, là việc làm cần thiết của thực
    tiễn sản xuất. Xuất phát từ những sở cứ như vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
    tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh sản của loài ong Apis cerana nuôi
    tại Thái Nguyên”.
    2. Mục đích của đề tài
    Xác định một cách đầy đủ và có hệ thống các thông tin về các đặc điểm sinh
    học sinh sản của loài ong Apis cerana được nuôi phổ biến ở miền Bắc Việt Nam,
    góp phần thúc đẩy phát triển ngành ong trong và ngoài nước.
    3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    Đề tài hoàn thành sẽ bổ sung một cách đầy đủ và có hệ thống các thông tin
    về đặc điểm sinh học sinh sản của loài ong Apis cerana được nuôi phổ biến ở miền
    Bắc Việt Nam.
     
Đang tải...