Tiến Sĩ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 17

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống ở giai đoạn cá bột, tại Nha Trang, Khánh Hòa

    MỞ ĐẦU
    Trong những năm gần đây, tình hình nuôi tôm ở nước ta đã và đang gặp một số khó
    khăn. Môi trường ô nhiễm, dịch bệnh lây lan ngày càng nghiêm trọng, khó kiểm soát,
    và quản lý. Để góp phần cải thiện và phát triển ổn định nghề nuôi trồng thủy sản ở
    Việt Nam, cần nghiên cứu phát triển đa dạng hóa cácđối tượng nuôi, các hình thức
    nuôi, luân canh xen vụ và tận dụng hệ thống ao đìa nuôi tôm đang bỏ hoang đưa vào
    nuôi cá biển. Do đó việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm các
    loài cá biển có giá trị kinh tế là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay.
    Mặt khác, nước ta có bờ biển dài hơn 3.260km, có nhiều đảo tạo nên nhiều vùng
    biển, eo biển, vũng vịnh kín gió, nhiều đầm phá rộng lớn, rất thuận lợi cho việc phát
    triển nuôi cá biển. Đặc biệt là nuôi cá biển bằng lồng. Tuy nhiên, nghề nuôi cá biển chỉ
    mới đóng góp một phần nhỏ (dưới 1%) so với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của
    nghề cá nói chung. Nguyên nhân chủ yếu là chúng ta chưa tập trung nghiên cứu các
    đối tượng cá nuôi nước lợ mặn. Nghề nuôi cá biển ở nước ta hiện nay chủ yếu là thu
    gom và nuôi giữ sống bằng lồng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để xuất khẩu.
    Các loài cá kinh tế đã và đang được nuôi, mặc dù đãnghiên cứu sản xuất giống nhân
    tạo, nhưng số lượng chưa nhiều, chủ yếu lấy giống từ tự nhiên và nhập ngoại. Số
    lượng và chất lượng không ổn định, chưa có quy trình nuôi cụ thể cho từng loài. Do đó
    việc sản xuất giống số lượng nhiều, cung cấp ổn định cho sự phát triển nuôi cá biển
    bền vững lâu dài sẽ còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn.
    Bên cạnh việc quy hoạch và định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững,
    nghề nuôi cá biển ở nước ta bắt đầu có những bước phát triển đáng kể. Nhiều loài cá
    có giá trị kinh tế đã và đang được nghiên cứu nuôi như: cá mú (Epinephelus spp), cá
    giò (Rachycentron canadum), cá hồng (Lutjanus erythropterus) cá hồng Mỹ
    (Scyaenops ocellatus), cá chẽm (Lates calcarifer), cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca
    waigiensis) cá cam (Seriola spp), Một số đối tượng đã được đưa vào sản xuất trên
    qui mô lớn, góp phần vào việc tăng sản phẩm xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
    nội địa. Các loài thuộc họ cá sơn biển (Centropomidae) mà điển hình là cá chẽm (Lates
    calcarifer) đã được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau. Hiện đã có qui trình
    sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm hoàn thiện.
    Cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus(Forsskal, 1775) là loài phân bố tương đối
    rộng. Trên thế giới, cá hồng bạc phân bố dọc theo bờ biển các nước như: Ấn Độ,
    2
    Srilanca, vịnh Bengal, Bắc Australia, New Guinea, Indonesia, Philippine, Malaysia,
    Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản Ở Việt Nam, cá hồng bạc phân bố vùng
    biển các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên
    Giang. Nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng biển các tỉnh Nam Trung bộ từ Đà Nẵng
    đến Bình Thuận và quần đảo Trường Sa. Giống như mộtsố loài cá mú, cá chẽm mõm
    nhọn, cá hồng bạc cũng là loài cá rạn, sống chủ yếuở những vùng biển có đáy rạn đá
    san hô, nhiều rong biển (Nguyễn Hữu Phụng, Lê TrọngPhấn, 1995). Cá hồng bạc có
    giá trị kinh tế cao, cỡ cá 600g đến 1,5kg/con, giá bán cá sống 120.000 đến
    150.000đ/kg. Cá hồng bạc còn được xuất khẩu sang thị trường các nước: Trung Quốc,
    Đài Loan, Nhật Bản và tiêu thụ mạnh trong thị trường nội địa. Tuy vậy ở Việt Nam
    hiện nay, những nghiên cứu về loài cá này chưa nhiều.
    Để cá hồng bạc trở thành đối tượng nuôi chính ở vùng nước lợ và nuôi lồng trên
    biển cùng với các loài cá biển có giá trị kinh tế khác, cần phải tập trung nghiên cứu
    nhiều vấn đề. Trong đó nghiên cứu đặc điểm sinh họcsinh sản và sản xuất giống nhân
    tạo là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, nhằm đáp ứng nhu cầu con giống
    cho nuôi thương phẩm, góp phần thúc đẩy nghề nuôi cá biển ở Việt Nam phát triển
    trong những năm tới, thực hiện theo quyết định: "Quy hoạch phát triển nuôi cá biển
    đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020" phê duyệt ngày 08 tháng 07 năm 2011
    của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
    Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, tôi được Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý
    cho thực hiện đề tài luận án:
    “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồng bạc Lutjanus
    argentimaculatus(Forsskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinhtrưởng, tỷ
    lệ sống ở giai đoạn cá bột, tại Nha Trang, Khánh Hòa”
     MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN
    Luận án nghiên cứu xác định, bổ sung các dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học
    sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus
    (Forsskal, 1775).
    3
     Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
    ã Ý nghĩa khoa học
    Luận án đã thu được các dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học sinh sản và kỹ
    thuật sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus(Forsskal, 1775)
    tại Khánh Hòa, phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo kỹ thuật sản xuất giống cá
    biển.
    ã Ý nghĩa thực tiễn
    + Luận án nghiên cứu thành công kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc,
    cung cấp các chỉ tiêu kỹ thuật trong việc nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ, cho cá đẻ,
    ương cá bột, ương cá giống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu sản xuất giống nhân
    tạo các loài cá hồng ở Việt Nam.
    + Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc, cung cấp cho nuôi thương
    phẩm, nhằm thực hiện chủ trương đa dạng hóa các đốitượng nuôi và góp phần
    đẩy mạnh nghề nuôi cá biển ở Việt Nam.
     CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA LUẬN ÁN:
    1. Một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồng bạc
    2. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá hồng bạc
    3. Kỹ thuật ương nuôi cá bột mới nở đến cá giống cỡ 3-5cm
     ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN:
    1. Nghiên cứu bổ sung các dẫn liệu về một số đặc điểm sinh học, đặc biệt là
    đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồng bạc trong tựnhiên và trong điều
    kiện nuôi dưỡng tại Khánh Hòa.
    2. Công trình đầu tiên tại Việt Nam thành công trong việc nghiên cứu nuôi vỗ
    thành thục cá bố mẹ, và sinh sản nhân tạo cá hồng bạc
    3. Công trình đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức
    ăn, độ mặn, mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá hồng bạc giai
    đoạn mới nở đến 30 ngày tuổi và kỹ thuật ương nuôi cá bột, cá giống đối
    tượng này.
    4
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ BIỂN
    1.1.1. Trên thế giới
    Nghề nuôi cá biển trên thế giới tuy mới phát triển vào những năm 80 của thể kỷ
    XX, nhưng đã đạt được những kết quả khả quan và trởthành hướng mới rất quan trọng
    để phát triển nghề cá thế giới nói chung và của từng quốc gia có biển nói riêng.
    Hiện nay trên thế giới nghề nuôi cá biển phát triển mạnh nhất ở Tây Bắc Âu, Địa
    Trung Hải, Nam Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương.
    + Khu vực Tây Bắc Âu: Đây là khu vực đứng đầu thế giới về nuôi cá biển cảvề
    sản lượng, trình độ khoa học công nghệ, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường, đối
    tượng nuôi chủ yếu là cá hồi đại dương (Salmo salar).
    - Nauy là nước đang dẫn đầu thế giới về nuôi cá biển. Vào đầu thập kỷ 80 của thế
    kỷ XX, Nauy đã chọn chiến lược mũi nhọn phát triển là nuôi cá biển phục vụ xuất
    khẩu. Tập trung nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo,chế biến thức ăn công nghiệp,
    nghiên cứu các công nghệ nuôi tăng sản, cách phòng,chữa bệnh cho cá nuôi và các
    biện pháp bảo vệ môi trường. Thiết kế chế tạo các thiết bị nuôi cá công nghiệp như hệ
    thống lồng biển, các hệ thống trại ương cá giống, các máy móc cơ khí hóa và tự động
    hóa phục vụ nuôi cá. Sản lượng cá hồi nuôi của Nauy3 thập kỷ gần đây tăng rất
    nhanh. Hiện nay Nauy chiếm 65% sản lượng cá hồi đạidương nuôi và chiếm 33%
    tổng sản lượng nuôi tất cả các loại cá hồi trên thếgiới. Hình thức nuôi chủ yếu bằng
    lồng biển hoặc nuôi trong các bể bê tông xây sát biển. Năng suất đạt khoảng 10kg/m
    3
    lồng trong một vụ nuôi. Cá thương phẩm khối lượng từ 2 – 4kg/con. Nghề nuôi cá biển
    của Nauy trở thành lĩnh vực sản xuất rất lớn và đạthiệu quả cao. Năm 2010, sản lượng
    cá biển nuôi của Nauy hơn 1 triệu tấn, trong đó hơnmột nửa là cá hồi, còn lại là cá
    tuyết, cá bơn và cá thu. Năm 2010, xuất khẩu cá hồiNauy đạt mức cao kỷ lục 31,4 tỉ
    Krone Nauy, tức 5,4 tỉ USD, tăng 1,39 tỷ USD so vớinăm 2009. Chỉ trong tháng
    12/2010, xuất khẩu cá hồi Nauy đạt tổng cộng 0,63 tỉ USD, mức cao kỷ lục trong một
    tháng. Về khối lượng, so với năm 2009, xuất khẩu cáhồi năm 2010 là 784.000 tấn
    tăng thêm 73.000 tấn.[78]
    - Anh Quốc đứng thứ 2 về nuôi cá hồi. Nghề nuôi cá hồi của Anh chủ yếu ở vùng
    biển thuộc Scotland. Hình thức nuôi công nghiệp, đạt trình độ cơ giới hóa và tự động
    hóa rất cao. Tất cả các cơ sở nuôi cá hồi đều được trang bị máy tính ngay từ thập kỷ 80
    5
    của thế kỷ XX. Tổng thể tích các lồng nuôi cá đạt 7,3 triệu m
    3
    . Mức tăng sản lượng
    gần đây đạt rất cao, trung bình 10% năm. Năng suất nuôi trung bình đạt 9,5kg/m
    3
    lồng
    trong một vụ nuôi. Cá thương phẩm 2 – 2,5kg/con. Sản lượng năm 2009 là 144.000
    tấn, đến năm 2020, người nuôi cá hồi ở Xcốtlen có thể tăng sản lượng lên mức
    200.000 tấn.
    Ngoài ra nghề nuôi cá biển cũng đang phát triển mạnh ở Iceland, Ireland, Đan
    Mạch, Hà Lan và Phần Lan. Các đối tượng nuôi chủ yếu là cá hồi, cá bơn, cá tuyết, cá
    thu. Trong tương lai nghề nuôi cá biển ở Tây Bắc Âuđược coi là hướng mới đầy triển
    vọng. [31], [78]
    + Khu vực Địa Trung Hải: là khu vực nuôi cá vược (chẽm) châu Âu lớn nhất thế
    giới. Đến cuối thế kỷ XX, sản lượng cá vược nuôi ở đây đã đạt 100 nghìn tấn. Ngoài
    cá vược là chủ lực, nhiều nước đã phát triển nuôi cá hồi, cá tầm gốc Nga, cá ngừ vây
    xanh, cá chình và cá rô Phi, nhưng chỉ chiếm 3% sảnlượng.
    Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Tây Ban Nha là các nước đang dẫn đầu về nuôi cá biển
    ở khu vực này. Các quốc gia Hồi giáo như: Ai Cập, Tuynidi, Ma Rốc, Xiri mãi tới
    năm 1994 – 1995 mới bắt đầu tiến hành nuôi cá biển,nhưng chỉ sau 2 năm đã đạt sản
    lượng vài nghìn tấn cá vược/mỗi nước.
    - Năm 1986, Hy Lạp mới bắt đầu thí nghiệm nuôi hai loài cá vược Địa Trung Hải
    đang có nhu cầu rất cao ở thị trường Italia, Pháp, Đức, Tây Ban Nha Hai đối tượng
    được chọn nuôi là cá vược châu Âu (Dicentrachus labrax) và cá tráp vàng (Sparus
    aurata) theo tỷ lệ tương ứng là 52% và 48%. Hình thức nuôi công nghiệp bằng lồng
    biển, thức ăn tổng hợp chất lượng cao, phòng trừ bệnh tốt nên sản lượng tăng nhanh.
    Năm 2007, Hy Lạp đã trở thành quốc gia nuôi cá biểnlớn nhất khu vực Địa Trung Hải
    và dẫn đầu Châu Âu về sản xuất cá vược, sản lượng đạt 98 nghìn tấn. Nuôi cá vược
    nhanh chóng trở thành lĩnh vực sản xuất mũi nhọn của nghề cá Hy Lạp. Xuất khẩu đạt
    490 triệu USD năm 2007.
    - Nghề nuôi cá vược ở Italia cũng phát triển rất nhanh, đạt 26,5 nghìn tấn năm 2010,
    đứng thứ 3 ở khu vực Địa Trung Hải. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có sản lượng cá vược
    nuôi đứng thứ 2 ở khu vực Địa Trung Hải (năm 2010 đạt 40 nghìn tấn). Nghề nuôi cá
    vược của Thổ Nhĩ Kỳ phát triển cả ở Địa Trung Hải và Hắc Hải. Công nghệ nuôi đạt
    trình độ cao, phương thức nuôi công nghệp bằng lồngbiển. Năm 2010 sản lượng cá

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt
    1. Nguyễn Tường Anh (1999), Một số vấn đề về nội tiết học sinh sản cá, Nhà
    xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 238 trang.
    2. Bộ Thủy sản (2005), Quy hoạch tổng thể nuôi cá biển đến năm 2015 và tầm
    nhìn 2020, 2050, Quyết định số 203/QĐ – BTS, Dự án quy hoạch nhóm sản
    phẩm thuộc Chương trình phát triển Nuôi trồng Thủy sản, phần II - 25 trang.
    3. Cục Nuôi trồng Thủy sản (2009), Báo cáo kết quả nuôi thủy sản tại Quảng
    Ninh và Hải Phòng, Thực hiện hoạt động của hợp phần SUDA/ 2009/3.5.6.1.
    26 trang.
    4. DANIDA Bộ Thuỷ sản (dự án SUMA) (2003), Danh mục các loài nuôi biển
    và nước lợ ở Việt Nam, trang 8-31.
    5. DANIDA Bộ Thuỷ sản (dự án SUMA) (2004), Sổ tay Kỹ thuật sản xuất giống
    cá Mú đen(Epinephelus malabaricus), 36 trang.
    6. DANIDA Bộ Thuỷ sản (dự án SUMA) (2004), Sổ tay Kỹ thuật sản xuất giống
    cá Mú chuột(Cromileptes altivelis), 40 trang.
    7. Lưu Thị Dung và Phạm Quốc Hùng (2005), Mô phôi học thuỷ sản, Giáo trình
    đại học, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.124 trang.
    8. Trần Văn Đan, Vũ Dũng, Đỗ Văn Khương, Cao Văn Hạnh (2000), “Kết quả
    bước đầu sản xuất giống nhân tạo cá Tráp vây vàng(Mylio latus) tại Hải Phòng
    năm 1999”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển, tập (II), Nhà
    Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Trang: 493-505.
    9. Nguyễn Duy Hoan, Võ Ngọc Thám (2000), Nghiên cứu sản xuất thử giống cá
    Chẽm Lates calcarifer(Bloch, 1790) tại Khánh Hòa, Báo cáo khoa học, 82
    trang.
    10. Lại Văn Hùng (2004), Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, Nhà
    xuất bản Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh. 123 trang.
    11. Trương Sĩ Kỳ (1994), Kỹ thuật nuôi cá Ngựa ở biển Việt Nam, Nhà xuất bản
    Nông nghiệp, Hà Nội. 40 trang.
    12. Đỗ văn Khương (2001), Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi một số
    loài cá biển có giá trị kinh tế cao trong điều kiệnViệt Nam, Báo cáo tổng kết đề
    135
    tài khoa học và công nghệ cấp nhà nước, Viện Nghiêncứu Hải sản Hải Phòng,
    Bộ Thủy sản. 76 trang.
    13. Kungvankij (1986), Sinh học và kỹ thuật nuôi cá Chẽm Lates calcarifer
    (Bloch, 1790), Nguyễn Thanh Phương dịch (1994), Nhàxuất bản Nông nghiệp,
    Hà Nội. 77 trang.
    14. Chung Lân (1969), Đặc điểm sinh học và sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi,
    Dương Tuấn dịch. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. 307 trang.
    15. Nguyễn Đình Mão (1998), Cơ sở sinh học một số loài cá kinh tế ở các đầm
    phá ven biển Nam Trung bộ phục vụ cho việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi,
    Luận án Tiến sĩ Sinh học. 155 trang.
    16. Nguyễn Đình Mão, Lê Anh Tuấn (2007), “Tình hình nuôi cá giò
    (Rachycentron canadum)ở Việt Nam”, Tạp chí thủy sản số 3/2007. Trang 23-25.
    17. Nguyễn Đình Mão, Nguyễn Địch Thanh (2007), Nghiên cứu một số đặc điểm
    sinh học sinh sản của cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775)
    tại Nha Trang, Khánh Hòa, Đề tài cấp bộ. 58 trang.
    18. Nguyễn Trọng Nho (2001), Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá chẽm
    mõm nhọn Psammoperca waigiensis (Cuvier & Valenciennes, 1882), Báo cáo
    Khoa học đề tài SUMA. 56 trang.
    19. Lê Trọng Phấn, Trần Đôn, Hồ Sĩ Bình (1999), Cơ sở Sinh học cá biển nhiệt
    đới Việt Nam. Phần I, Vịnh Bắc bộ. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 232
    trang.
    20. Pravdin. I. F (1963), Hướng dẫn nghiên cứu cá, Phạm Thị Minh Giang dịch.
    Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật. 278 trang.
    21. Nguyễn Hữu Phụng, Lê Trọng Phấn, Đỗ Thị Như Nhung (1995), Danh mục
    cá biển Việt Nam. Tập 3. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, trang 240-308.
    22. Đào Mạnh Sơn and ctv (1995), Nghiên cứu kỹ thuật vớt và sản xuất giống,
    nuôi, vận chuyển sống cá song (Epinephlus spp), cá cam (Seriola spp), cá vược
    (Lates calcarifer), Báo cáo tổng kết đề tài KN. 04.06, Viện nghiên cứu Hải sản
    Hải Phòng. 119 trang.
    23. Đào Mạnh Sơn, Đặng Văn Nguyên (1998), Đặc điểm sinh học, nuôi và sản
    xuất giống cá song (Epinephelus spp) ở miền Bắc Việt Nam, Tuyển tập các
    136
    công trình nghiên cứu nghề cá biển, tập (I), Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà
    Nội. Trang: 96-125.
    24. Vũ Trung Tạng, Nguyễn Đình Mão (2005), Giáo trình ngư loại học, Nhà
    xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 221 trang.
    25. Võ Ngọc Thám (1995), Điều tra một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá
    Chẽm Lates calcarifer(Bloch, 1790) tại đầm Nha Phu, Khánh Hòa, Luận văn
    Thạc sĩ. 103 trang.
    26. Phạm Minh Thành, Nguyễn Văn Kiểm (2009), Cơ sở khoa học và kỹ thuật
    sản xuất cá giống, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Tp Hồ Chí Minh. 215 trang.
    27. Nguyễn Nhật Thi (1991), Cá biển Việt Nam, Cá Xương vịnh Bắc bộ, Nhà xuất
    bản Khoa học Kỹ thuật. Trang: 84-85.
    28. Nguyễn Tuần, Đỗ Văn Khương, Nguyễn Văn Phúc (2001), “Công nghệ nuôi
    vỗ và sinh sản nhân tạo cá vượcLates calcarifer (Bloch, 1790)”, Tuyển tập các
    công trình nghiên cứu nghề cá biển, Viện Nghiên cứuHải sản, tập (II), Nhà
    Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Trang: 443-459.
    29. Nguyễn Tuần, Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh, Võ Minh Sơn, Nguyễn Văn Đảm,
    Nguyễn Hữu Thanh (2002), “Nghiên cứu công nghệ sinh sản nhân tạo cá mú
    chấm nâu (Epinephelus coioides)”,Viện nghiên cứu NTTS II. Trang: 2 – 5.
    30. Mai Đình Yên, Vũ Trung Tạng, Bùi Lai, Trần Mai Thiên (1979), Ngư loại
    học. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Trang: 250-260.
    31. http://www.google.com.vn/nuôicá biển bằng lồng ở Việt Nam
    32. http://www.kitra.com.vn/ttchitiet.asp?code=1198
    33. http://tintuc.xalo.vn/07-2055341645/sản xuất thành công giống cá vược nhân
    tạo.html
    34. http://www.vifep.com
    Tài liệu tiếng Anh
    35. Allen, G. R. (1985), Lutjanus argentimaculatus(Forsskal, 1775), FAO species
    catalogue. Vol. 6. Snappers of the world. Pp: 58–60
    36. Allen, G. R. (1987),Synopsis of the circumtropical fish genus Lutjanus
    (Lutjanidae). In: J. J. Polovina and S. Ralston, (eds.) Tropical Snappers and
    137
    Groupers Biology and Fisheries Management. WestviewPress. USA. Pp: 33-87
    37. Ando, Y., S. Kobayashi, T. Sugimoto and N. Takamaru(2004),Positional
    distribution of n-3 highly unsaturated fatty acids in triacyl-sn-glycerols (TAG)
    of rotifers (Brachionus plicatilis) enriched with fish and seal oils TAG.
    Aquaculture 229: pp 275–288. Elsevier Science Publishers B.V.
    38. Arnil C., A. C. Emata, Y.Ogata Hiroshi, S. Garibey Esteban and Hirofumi
    Furuita (2003), Advanced broodstock diet for the mangrove red snapper and a
    potential importance of arachidonic acid in eggs and fry. SEAFDEC,
    Philippine. 68p
    39. Arnil C., A. C. Emata (2003), Reproductive performance induced and
    spontaneous spawning of the mangrove red snapper (Lutjanus
    argentimaculatus)a potential candidate species for sustainable aquaculture.
    SEAFDEC, Philippine. 75p.
    40. Arnil C., A. C. Emata, Borlongan, G. Ilda (2003), A pratical broodstock diet
    for mangrove red snapper (Lutjanus argentimaculatus). SEAFDEC,
    Philippine. 58p.
    41. Arnil C., A. C. Emata (2003), Breeding and seed production of mangrove red
    snapper. SEAFDEC, Philippine. 65p.
    42. Arnold, C. R., J. M. Wakeman, T. D. Williams and G.D. Treece (1978),
    Spawning of red snapper Lutjanus campechanusin captivity. Aquaculture 15:
    301 – 302.
    43. Banasopit, T. (1968),Handbook of the snappers (Lutjanidae) of the Thai
    waters. Marine Fisheries Laboratory, Division of Research and Investigations,
    Department of Fisheries, Bangkok, Thailand. 56pp.
    44. Bell, J. G., D. R. Tocher, F. M. MacDonal and J. R. Sargent (1995),Diets
    rich in eicosapentaenoic acid and γ-linolenic acid affect phospholipid fatty
    acid composition and production of prostaglandings E
    1
    , E
    2
    , and E
    3
    in turbot
    (Scophthalmus maximus), a species deficient in ∆5 fatty acid desaturase.
    Prostaglading Leukotrienes and Essential Fatty Acids 53: 279-286. Pearson
    Professional Ltd.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...