Thạc Sĩ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học chủng quần và nguồn lợi của cá Đù đầu to (Pennahia macrocephalus

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học chủng quần và nguồn lợi của cá Đù đầu to (Pennahia macrocephalus, Tang, 1937) ở Vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ

    Mục lục
    Trang
    Lời cam đoan . i
    Lời cảm ơn ii
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới . 3
    1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 8
    Chương 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 11
    2.1. Tài liệu nghiên cứu . 11
    2.2 Phương pháp nghiên cứu . 13
    2.2.1 Phương pháp thu mẫu 13
    2.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu . 14
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 20
    3.1. Một số đặc điểm sinh học . 20
    3.1.1. Thành phần chiều dài 20
    3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng 23
    3.1.3. Sinh sản 30
    3.1.4. Hệ số chết . 36
    3.1.5. Tuổi và chiều dài đánh bắt thích hợp 37
    3.2. Hiện trạng khai thác . 37
    3.2.1. Biến động năng suất khai thác (kg/h) 37
    3.2.2 Mật độ phân bố - CPUA (tấn/km
    2
    ) 42
    3.2.3 Trữ lượng (tấn) 44
    3.2.4. Trữ lượng quần đàn cá bố mẹ (SSB) . 48
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT . 50
    Kết Luận 50
    Kiến nghị . 51
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 52
    Tài liệu tiếng Việt . 52
    Tài liệu tiếng Anh . 53
    Phụ lục

    MỞ ĐẦU
    Nguồn lợi Hải sản có vai trò rất quan trọng đối vớiđời sống con người. Tổng
    sản lượng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong năm2009 khoảng 995,5 tấn, với giá
    trị ngoại tệ khoảng 3,6 tỷ USD [18]. Theo thống kê của FAO năm 2000 [23], nghề cá
    thế giới đã đạt sản lượng cao nhất là 100,3 triệu tấn vào năm 1989 nhưng đến năm
    1999 sản lượng giảm xuống còn 84,1 triệu tấn. Năm 2010 tổng sản lượng thủy sản đạt
    147 triệu tấn, tăng 1,3 % so với năm 2009. Trong đó, sản lượng khai thác duy trì xu
    hướng giảm nhẹ từ 90 triệu tấn xuống 89 triệu tấn trong khi cường lực khai thác ngày
    càng tăng lên [17]. Điều đó chứng tỏ con người đã và đang tác động trực tiếp mạnh mẽ
    đến nguồn lợi Hải sản thông qua các hoạt động khai thác. Mặt khác, do không có các
    biện pháp quản lý bảo vệ nguồn lợi hợp lý nên sản lượng của nhiều loài cá kinh tế đã
    bị giảm sút, nhiều loài đã và đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các cấp độ khác nhau [1].
    Nghề cá biển Việt Nam là nghề cá có quy mô nhỏ, đa loài, đa nghề, hoạt động
    tự do, tự phát. Cường lực khai thác gia tăng liên tục trong những năm gần đây dẫn đến
    năng suất khai thác và chất lượng nguồn lợi ngày càng suy giảm, các loài cá có giá trị
    kinh tế ngày một ít đi trong khi thành phần các loài cá tạp lại tăng lên [16]. Trước thực
    trạng chất lượng nguồn lợi hải sản ngày càng suy giảm, việc nghiên cứu hiện trạng, xu
    hướng biến động nguồn lợi của các loài hải sản là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa
    hàng đầu trong việc bảo vệ và sử dụng nguồn lợi bềnvững. Hiện nay, có rất nhiều các
    cách tiếp cận, các phương pháp, các mô hình khác nhau trong việc đánh giá nguồn lợi
    hải sản. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, tìm hiểu quyluật phân bố và biến động sản
    lượng khai thác là công việc rất quan trọng không thể thiếu trong các mô hình đánh giá
    nguồn lợi. Đánh giá nguồn lợi thông qua các chỉ số sinh học đã và đang được rất nhiều
    các nhà nghiên cứu sinh học nghề cá quan tâm hiện nay. Song song với việc đánh giá
    nguồn lợi dựa vào sản lượng khai thác từ các chuyếnđiều tra kết hợp với việc đánh giá
    nguồn lợi thông qua các chỉ số sinh học sẽ giúp chocông việc đánh giá nguồn lợi có
    thêm độ chính xác và hiệu quả hơn.
    Cá đù đầu to (Pennahia macrocephalus)là một trong những loài có sản lượng
    khai thác cao bằng nghề lưới kéo đơn trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ. Sản
    lượng khai thác của cá đù đầu to chiếm từ 5 % đến 10 % trong tổng sản lượng khai
    thác của các chuyến điều tra [7]. Tuy nhiên, những nghiên cứu về đặc điểm sinh học
    2
    của loài cá này gần như chưa được thực hiện ở Việt Nam. Trên cơ sở dữ liệu thu thập
    bởi dự án “Điều tra liên hợp Việt – Trung đánh giá nguồn lợi Hải sản trong vùng đánh
    cá chung vịnh Bắc Bộ” chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh
    học chủng quần và nguồn lợi của cá Đù đầu to (Pennahia macrocephalus, Tang,
    1937) ở Vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ”.
    Mục tiêu cụ thể của đề tài:Bổ sung thông tin cơ bản về đặc điểm sinh học của loài
    cá đù đầu to phục vụ cho công tác đánh giá nguồn lợi loài cá này ở Vùng đánh cá
    chung vịnh Bắc Bộ.
    Nội dung thực hiện của đề tài:
    - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học: Phân bố và biến động tần suất chiều
    dài, các tham số chủng quần, đặc điểm sinh sản của cá đù đầu to ở vùng đánh cá
    chung vịnh Bắc Bộ để có thêm cơ sở làm đầu vào cho các mô hình đánh giá
    nguồn lợi
    - Nghiên cứu đặc điểm phân bố, biến động năng suất đánh bắt, mật độ phân bố
    (theo mùa, theo thời gian) của cá đù đầu to trong v ùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ.
    3
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
    Họ cá đù (Scienidae) là một trong những họ cá đáy có số lượng thành phần loài
    tương đối phong phú với 38 loài đã được thống kê. Trong đó, giống cá đù (Pennahia)
    có số lượng loài phong phú nhất với 5 loài đã được xác định [49].
    - Vị trí phân loại của loài cá đù đầu to (Pennahia macrocephalus):
    Lớp:Actinopterygii
    Bộ[​IMG]erciformes
    Họ:Sciaenidae
    Giống: Pennahia
    Loài[​IMG]ennahia macrocephalus (Tang, 1937)
    Tên tiếng Anh: Big-head panhha croaker
    Tên tiếng Việt: Cá Đù đầu to
    Tên đồng danh: Argyrosomus macrocephalus (Tang, 1937)
    Pennahia macrocephala (Tang, 1937)
    Pseudorsciaena macrocephalus (Tang, 1937)
    Pennahia ovata (Sasaki, 1996)

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt
    1. Bô nghiệp và phát triển nông thôn, 2011. Thông tư 01/2011/TT-BNNPTNT.
    2. Bùi Đình Chung, 1964. Sơ bộ thống kê một số loài cá kinh tế ở vùng biển Vịnh
    Bắc Bộ.Trạm nghiên cứu cá biển - Hải Phòng.
    3. Bùi Lai, 1985. Cơ sở sinh lý sinh thái cá.Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội: p.
    Tr 162 - 169.
    4. Bùi Thanh Hùng, 2010. Vai trò vủa nhiệt độ nước biển trong vùng đánh cá
    chung vịnh Bắc Bộ.Bản tin viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng. tháng 7/2010.
    5. Chea, P., 2004. Luận văn thạc sỹ " Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá
    mối thường (Saurida tumbil) ở vùng biển vịnh Bắc Bộ.Trường Đại học Nông
    nghiệp I - Hà Nội.
    6. Chu Tiến Vĩnh, 2002. Đế tài "Điều tra nguồn lợi hải sản ven bờ vịnh Bắc Bộ".
    Viện nghiên cứu Hải sản - Hải Phòng.
    7. Đào Mạnh Sơn, 2008. Báo cáo tổng kết dự án liên hợp Việt Nam - Trung Quốc
    đánh giá nguồn lợi Hải sản vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ giai đoạn II (2005
    - 2007), Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng
    8. Hồ Bá Đỉnh, 1962. Một số dẫn liệu về tuổi và sinh trưởng của cá Trichxương
    Sardinella jussieu thuộc vùng biển Thanh Hóa - Quảng Bình.Trung tâm cá biển
    Nhat Trang. tập III: p. tr 73 - 75.
    9. Mai Đình Yên, 1996. Phương pháp xác định tuổi bằng vảy và lắt cắt ngangtia
    gai vây ngực của một số loài cá sông Hồng và Hồ Tây.Thông báo khoa học -
    Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội. tập II: p. Tr 16-19.
    10. Nguyễn Phi Đính, 1968. Một số vấn đề về tuổi của cá.Nội san nghiên cứu biển.
    số 1: p. Tr 24 - 32.
    11. Nguyễn Phi Đính, Trần Nho Xy, and Hoàng Phi, 1971. Cá kinh tế Vịnh Bắc Bộ.
    Nhà xuất bản khoa hoạc và kỹ thuật Hà Nôi.
    12. Nguyễn Văn Lục, 1994. Sự phân bố và biến động số lượng cá trong mối quan
    hệ với một số đặc trưng môi trường và sinh học biểnNinh Thuận - Cà Mau.
    Luận án phó tiến sĩ sinh học: p. tr 231-232.
    13. Nguyễn Xuân Huấn, 2005. Giáo trình sinh học nghề cá.Khoa sinh - Trường đại
    học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội: p. tr 56-58.
    14. Phạm Thược, 1991. Cở sở sinh vật học của nghề khai thác ở biển Đông và một
    số biện pháp bảo vệ nguồn lợi trong tương lai.Hội nghị toàn quốc về biển lần
    III. tập 1: p. tr 297-307.
    15. Phạm Thược, 2001. Cơ sở khoa học cho vấn đề quản lý bền vững nguồn lợi hải
    sản vùng biển gần bờ Việt Nam. Tuyển tập nghiên cứu nghề cá biển. tập II: p.
    tr.279-300.
    16. Sơn, Đ.M., 2005. Nghiên cứu, thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công
    nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt Nam.Tuyển tập
    53
    các công trình nghiên cứu nghề cá biển. Tập 3, trang 133-188. Nhà xuất bản
    Nông nghiệp Hà nội.
    17. Tổng cục thủy sản, 2010. Năm 2010 tổng sản lượng thủy sản thế giới đạt 147
    triệu tấn.Website tổng cục thủy sản -tin nổi bật, 23/12/2010.
    18. Vasep, 2009. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cơ hội bứt phá.Vasep 23/10/2009.
    19. Trần Văn Cường, 2008. Một số đặc điểm sinh học của cá Đù đầu to (Pennahia
    macrocephalus) ở vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ, giai đoạn 2006 - 2007.
    Viện nghiên cứu Hải sản, tuyển tập nghiên cứu nghề cá biển. tập IV: p. tr 134-143.
    Tài liệu tiếng Anh
    20. Bhattacharya, 1967. A simple method of resolution of a distribution into
    Gaussian component.Biometrics,: p. pp 115-135.
    21. Chan, W., B. Uung, and C. D, 1974. species identification sheets for fishery
    purposes. Eastern Indian Ocean and Western CentralPacific FAO,.Vol 3.
    22. David k, S. and C. Steven E, 1992. Canidian Special Publication of Fisheries
    and Aquatic Sciences 117.Department of Marine Resources Marine Resources
    Laboratory.
    23. FAO, 2000. The state of world fisheries and aquaculture.FAO Fisheries
    Department: p. pp 6-10.
    24. Gulland, 1971. Estimation of maximun sustaninable yield using surplus
    production models.FAO Fisheries Department: p. pp 314-315.
    25. Gulland. and Holt., 1959. Estimate of growth parameters for dat at uenqual
    time intervals.CIEM, 25 (1): p. 47 - 49.
    26. Jayasankar, 1995. Population dynamics of big-eye croaker Pennahia
    macrophthalmus and blotched croaker Nibea maculata
    (Pisces/Perciformes/Sciaenidae) in the trawling grounds off Rameswaram
    island, east coast of India.Indian Journal of Marine Sciences. Vol 24. No 3: p.
    p 153-157.
    27. Jennifer, M.B. and F. Sean, 2005. A Preliminary Investigation of Age and
    Growth of Otolithes ruber from KwaZulu-Natal, SouthAfrica.Oceanographic
    Research Institute of the University of KwaZulu-Natal. Vol 4. No1: p. pp 21-28.
    28. Jinn, P.U., Q.H. Bao, and K.M. Hin, 2006. ***ual Differences in the Spawning
    Sounds of the Japanese Croaker,
    Argyrosomus japonicus (Sciaenidae).Institute of Marine Biology, National Sun Yat-Sen University, Kaohsiung 804, Taiwan.
    29. Ken E, C. and N. Volker H, 1999. FAO species identification guide for fishery
    purposes: The living marine resources of the Western Central Pacific, Batoid
    fishes, chimaeras and bony fishs par 1.FAO Fisheries Circular. Volumme 3: p.
    1397 - 2068.
    54
    30. King., M., 1996. Fiheries Biology Assessment and Manangerment.Fishing new
    books,
    31. Kutty and Oasim, 1986. The estimation of optimum age of exploitationand
    potential yield in fish populations.p. pp 249-255.
    32. Liu, S., L. Chen, and Z. Zhuang, 2010. Analysis of CO1 gene data on ADN of
    39 Sciaenidae species.OCEANOLOGY AND OCEANOLOGIA ET
    LIMNOLOGIA SINICA. Vol 41. No 2.
    33. Murua, H. and F. Saborrido, 2003. Female Repproductive Strategies of Marine
    Fish Species of the North Atlantic.Institute of Marine Reserch, Eduardo, 6
    36208 Vigo, Spain. Vol. 33: p. pp 23 - 31.
    34. Nguyen, N.T. and V.Q. Nguyen, 2006. Biodiversity and living resources of the
    coral reef fishes in Vietnam.marine waters. Science and Technology Publishing
    House, Hanoi.
    35. Nikolsky., 1963. The ecology of fishes.London, Acadimic Press: p. p 353.
    36. Pauly, 1980. A selection of simple method for the assessent of tropical fish stock
    FAO Fisheries Circular.
    37. Pauly., 1980. Biomass estimation by the swept area mehtod FAO Fisheries
    Circular, Rome: p. p 366 - 369.
    38. Pennington, 1983. Efficcient estimator of abundance for fish and planhkton
    survey.Biometrics. Volume 39 (1): p. pp 281 - 286.
    39. Per, S., 1998. Introduction to Tropical Fish Stock Assessment Danish Institute
    for Fisheries Research Charlottenlund, Denmark: p. pp 365-371.
    40. Per, S. and V. Siebren, 1998. Introduction to Tropical Fish Stock Assessment
    Part 1.FAO Fisheries Technical Paper. No. 306/1, Rev.2. Rome, FAO: 407p.
    41. Pravdin, I.F., 1966. Guide of fish study.Food Industry Moscow: p. 376 pp.
    42. Rothschild, B.J. and M.J. Fogarty, 1987. Spawning-stock biomass: A source of
    eror in recruitment/stock relationships and managemnet advice.Ices journal of
    marine science. Vol 45 Issuue 2: p. pp 131 - 135.
    43. Sushant, K.C., 1996. Stock assessment of big eye croaker Pennahia
    macrophthalamus (Bleeker)(pisces/ Perciformes /Sciaenidae) from Bombay
    waters Indian Journal of Marine Sciences. Vol 1.25: p. p316-319.
    44. Takahiko, H. and Y. Atsuko, 2002. Age and Growth of White Croaker,
    Pennahia argentata, in Ariake Sound, Japan.Nagasaki university's Academic
    Output SITE: p. p47-51.
    45. Tang., 1937. more information big head panhha croaker (Pennahia
    macrocephalus).Fishbase 2004,.
    46. Tzung, W.T., 2009. Age and growth of big head pennah croaker(Pennahia
    macrocephalus) sampled from the southwestern watersoff Taiwan.
    47. Yan, Y. and G. Hou, 2009. The age and growth of Pennahia pawak (Lin,1940)
    in the Beibu Gulf.Reserch oceanology Thanh Tao. Vol 1: p. p145-155.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...