Tiến Sĩ Nghiên cứu một số đặc điểm giải phẫu động mạch thân tạng và động mạch gan ở người Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 9/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
    NĂM 2010

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1

    1.1.Giải phẫu động mạch thân tạng . 1
    1.1.1 Nguyên ủy, đường đi . 1
    1.1.2 Liên quan . 3
    1.1.3 Sự phân nhánh . 3
    1.1.4 Lược sử nghiên cứu giải phẫu động mạch thân tạng 5
    1.2. Giải phẫu động mạch gan 9
    1.2.1. Nguyên ủy, đường đi, liên quan 9
    1.2.2. Phân nhánh 9
    1.2.3. Lược sử nghiên cứu giải phẫu động mạch gan 13
    1.3. Một số nghiên cứu ứng dụng của động mạch thân tạng 21

    CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP . 23

    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 23
    2.1.1. Mẫu nghiên cứu 23
    2.1.2 Cách chọn mẫu 23
    2.1.3 Địa điểm nghiên cứu . 23
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 24
    2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 24
    2.2.2 Các kỹ thuật nghiên cứu giải phẫu . 26
    2.3 Các phương tiện, vật liệu phục vụ nghiên cứu 27
    2.4. Xử lý số liệu 27

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 28

    3.1 Động mạch thân tạng 28
    3.1.1 Nguyên ủy của động mạch thân tạng . 28
    3.1.2 Các dạng phân nhánh của động mạch thân tạng 33
    3.1.3 Động mạch tỳ 36
    3.1.4 Động mạch vị trái 38
    3.1.5 Kích thước động mạch thân tạng . 38
    3.2 Các động mạch cấp máu cho gan 39
    3.2.1 Động mach gan chung . 39
    3.2.2 Động mạch gan riêng 41
    3.2.3 Động mạch gan phải 42
    3.2.4 Động mạch gan trái 44
    3.2.5 Động mạch thùy vuông 45


    CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 46

    4.1.1 Nguyên ủy của động mạch thân tạng 46
    4.1.2 Sự phân nhánh của động mạch thân tạng . 47
    4.1.3 Kích thước của động mạch thân tạng 48
    4.1.4. Động mạc tỳ 49
    4.2. Các động mạch gan 50
    4.2.1 Về các dạng động mạch cấp máu cho gan 50
    4.2.2 Vế kích thước các động mạch gan . 55


    ĐẶT VẤN ĐỀ


    Động mạch thân tạng ( coeliac trunk) là nhánh bên lớn nhất của động mạch chủ bụng cấp máu cho hầu hết các tạng ở tầng trên mạc treo đại tràng ngang, những tạng quan trọng của hệ tiêu hóa ( gan, phần lớn tụy, dạ dày ) và hệ tuần hoàn ( tỳ ). Các biến đổi giải phẫu của động mạch thân tạng rất đa dạng và xuất hiện với tần số tương đối lớn. Sự lạc chỗ của nguyên ủy động mạch thân tạng có thể dẫn tới một số bệnh lý liên quan của các tạng mà nó nuôi dưỡng .Các động mạch cấp máu cho gan có thể từ động mạch thân tạng nhưng cũng có thể đến từ các nguồn mạch khác (động mạch mạc treo tràng trên, động mạch chủ bụng, động mạch vị trái ). Các biến đổi giải phẫu về động mạch của gan ảnh hưởng lớn tới sự an toàn của cuộc phẫu thuật về gan [33]. Khẩu kính động mạch có vai trò quan trọng đối với phẫu thuật ghép gan. Động mạch có kích thước nhỏ thường dễ gây tắc mạch [13]. Với tầm quan trọng như vậy, sự hiểu biết về các biến đổi giải phẫu của động mạch này và các kích thước của nó thực sự có ý nghĩa trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý có liên quan.

    Trên thế giới các nghiên cứu về động mạch thân tạng đã được tiến hành từ lâu. Bắt đầu từ Haller vào năm 1756, Rio Branco năm 1912, sau đó các nghiên cứu được tiếp tục tiến hành, Tandle (1929); Orts – Llorca (1944); Michels (1951); Nguyễn Hữu (1971); Fumagalli & Cavallotti (1983); Latarjet & Ruiz-Liard (1989); Selma P và cộng sự (2007) nghiên cứu trên 89 xác phẫu tích đã cho kết quả là những mô tả chi tiết về sự biến đổi giải phẫu và kích thước của động mạch thân tạng, kết quả của chúng bổ sung ngày càng đầy đủ hơn cho các nghiên cứu trước [31].
    Các nghiên cứu về động mạch gan cũng đã được tiến hành song song với các nghiên cứu về động mạch thân tạng và được đẩy mạnh khi phẫu thuật ghép gan ra đời.
    Việt Nam các nghiên cứu về động mạch thân tạng còn ít và chưa đầy đủ. Lê Văn Cường khi nghiên cứu về các dạng và dị dạng của động mạch ở người Việt Nam đã mô tả các biến đổi giải phẫu về nguyên ủy của động mạch này [3], còn các đặc điểm giải phẫu khác như sự phân nhánh và kích thước của nó vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu về động mạch gan được quan tâm nhiều hơn, số lượng lớn và qui mô của các nghiên cứu cũng lớn hơn. Tuy vậy các tác giả tập trung vào nhận định và thống kê về hình thái là chính, còn về kích thước của các động mạch gan thì còn ít nghiên cứu đề cập đến.
    Với những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm giải phẫu động mạch thân tạng và động mạch gan ở người Việt Nam” với mục đích:
    1. Mô tả các dạng nguyên ủy và phân nhánh của động mạch thân tạng và động mạch gan ngoài gan.
    2. Cung cấp các số liệu về kích thước của động mạch thân tạng, động mạch gan ngoài gan.
     
Đang tải...