Tiến Sĩ Nghiên cứu một số đặc điểm giải phẫu cột sống cổ đoạn C3 - C7, ứng dụng trong phẫu thuật cột sống cổ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN TIẾN SĨ Y KHOA
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ, ký hiệu viết tắt trong luận án
    Danh mục các bảng
    Danh mục các biểu đồ
    Danh mục các hình
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý cột sống và tủy sống . 3
    1.1.1. Đặc điểm giải phẫu chung các đốt sống . 4
    1.1.2. Đặc điểm giải phẫu cột sống đoạn cổ 5
    1.1.3. Các cơ cổ 13
    1.1.4. Chuyển động học cột sống cổ 13
    1.1.5. Mối liên quan giữa giải phẫu lớp nông vùng cổ và cột sống cổ . 14
    1.1.6. Động mạch đốt sống (vertebralis artery) . 15
    1.1.7. Tủy sống 16
    1.2. Chấn thương đốt sống cổ thấp và điều trị 18
    1.2.1. Thương tổn giải phẫu . 18
    1.2.2. Điều trị phẫu thuật chấn thương cột sống cổ . 25
    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 35
    2.1.1. Nhóm 1 35
    2.1.2. Nhóm 2 35
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu . 35
    2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu 35
    2.2.3. Phương pháp nghiên cứu . 36
    2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu . 51
    2.2.5. Thiết kế mẫu nghiên cứu . 51
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 53
    3.1. Nghiên cứu giải phẫu cuống đốt sống cổ thấp . 55
    3.1.1. Kích thước cuống đốt sống cổ thấp . 55
    3.1.2. Khoảng gian cuống (IPD) 58
    3.1.3. Khoảng cách giữa cuống và rễ thần kinh phía dưới (PIRD) . 59
    3.1.4. Khoảng cách giữa cuống và rễ thần kinh phía trên (PSRD) . 59
    3.1.5. Góc đi ra của rễ thần kinh (REA) 60
    3.1.6. Đường kính rễ thần kinh (NRD) 62
    3.1.7. Góc ngang của cuống MAP(A ) 62
    3.1.8. Góc dọc của cuống MAP(S) 63
    3.1.9. Đường kính trước sau thân đốt sống (CL) . 64
    3.1.10. Chiều ngang của thân đốt sống (CW) 65
    3.1.11. Chiều cao thân đốt sống ở mặt trước (CHa) 66
    3.1.12. Chiều cao thân đốt sống ở mặt sau CHp . 67
    3.1.13. Chiều cao đĩa đệm ở mặt trước (DHa) 67
    3.1.14. Chiều cao đĩa đệm ở mặt sau (DHp) . 68
    3.1.15. Chiều dày khối bên (W) . 68
    3.1.16. Chiều cao khối bên (H) 68
    3.1.17. Chiều trước sau khối bên (T) . 69
    3.2. Nghiên cứu trên hình chụp cắt lớp vi tính 128 lát cắt 70
    3.2.1. Góc nhỏ nhất cần thiết để tránh động mạch đốt sống (α) 70
    3.2.2. Góc lớn nhất đảm bảo vít qua hai vỏ xương của khối bên (β) 72
    3.2.3. Chiều dài từ mặt sau của khối bên đến bờ sau của lỗ ngang (d) . 73
    3.2.4. Chiều dài tối thiểu để vít qua hai vỏ xương (t) 74
    3.2.5. Chiều dày khối bên (W) . 75
    3.2.6. Chiều cao khối bên (H) 76
    3.2.7. Chiều trước sau khối bên (T) . 76
    3.2.8. Góc mặt khớp . 77
    3.2.9. Đường kính trước sau thân đốt sống (CL) . 78
    3.2.10. Đường kính trước sau ống sống (CD) . 79
    3.2.11. Chỉ số Torg 80
    3.3. So sánh một số kích thước đo ở trên xác và đo trên CT- Scan 81
    3.3.1. So sánh đường kính trước sau của thân đốt sống đo trên xác và
    đo trên CT- Scan . 81
    3.3.2. So sánh chiều cao khối bên 82
    3.3.3. So sánh chiều dày khối bên . 82
    3.3.4. So sánh chiều trước sau khối bên 83
    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN. . 84
    4.1. Một số đặc điểm cột sống cổ thấp ở người Việt Nam 84
    4.1.1. Đặc điểm tuổi, giới của hai nhóm nghiên cứu . 84
    4.1.2. Cuống . 85
    4.1.3. Góc ngang của cuống 87
    4.1.4. Góc dọc của cuống . 89
    4.1.5. Khoảng gian cuống 90
    4.1.6. Khoảng cách giữa cuống và rễ thần kinh phía dưới 90
    4.1.7. Khoảng cách giữa cuống và rễ thần kinh phía trên . 91
    4.1.8. Góc đi ra của rễ thần kinh 92
    4.1.9. Đường kính rễ thần kinh 92
    4.1.10. Chiều ngang của thân đốt sống 93
    4.1.11. Chiều cao thân đốt sống đo ở mặt trước 93
    4.1.12. Chiều cao thân đốt sống đo ở mặt sau . 94
    4.1.13. Đường kính trước sau thân đốt sống . 94
    4.1.14. Đường kính trước sau ống sống . 95
    4.1.15. Chỉ số Torg 96
    4.2. Khối bên đốt sống cổ thấp 97
    4.2.1. Chiều dày khối bên 97
    4.2.2. Chiều cao khối bên 97
    4.2.3. Chiều trước sau khối bên . 97
    4.2.4. Góc nhỏ nhất cần thiết để tránh động mạch đốt sống (α) 98
    4.2.5. Góc lớn nhất đảm bảo vít qua hai vỏ xương của khối bên (β) 101
    4.2.6. Chiều dài từ mặt sau của khối bên đến bờ sau của lỗ ngang (d) . 102
    4.2.7. Chiều dài tối thiểu để vít qua hai vỏ xương (t) 103
    4.2.8. Góc mặt khớp . 104
    4.2.9. So sánh chiều trước sau khối bên và chiều dài từ mặt sau của
    khối bên đến bờ sau của lỗ ngang (d) . 105
    4.3. Ứng dụng phẫu thuật chấn thương đốt sống cổ thấp 105
    4.3.1. Trong phẫu thuật qua đường cổ sau 105
    4.3.2. Trong phẫu thuật qua đường cổ trước . 110
    CHƯONG 5 KẾT LUẬN . 113
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
    ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 114
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Chấn thương cột sống cổ là một chấn thương nặng nề, để lại cho người
    bệnh nhiều di chứng và biến chứng nguy hiểm, là một thảm họa đối với người
    bệnh và gia đình người bệnh. Tỉ lệ tử vong, tàn phế trong chấn thương cột
    sống cổ thấp (từ C3 đến C7) cao hơn nhiều so với chấn thương cột sống lưng
    - thắt lưng do tủy ở vùng này có rất nhiều chức năng quan trọng ảnh hưởng
    đến khả năng sống còn của người bệnh.
    Điều trị ngoại khoa gãy cột sống cổ thấp do chấn thương có nhiều
    phương pháp phẫu thuật khác nhau. Để vào được cột sống cổ có hai đường
    vào là đường cổ trước và đường cổ sau. Các nghiên cứu cho thấy có thể làm
    cứng cột sống cổ bằng cách bắt nẹp vít vào thân đốt sống, khối bên hay cuống
    của đốt sống. Hiện nay trên thế giới vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau và
    các phương pháp điều trị phẫu thuật khác nhau.
    Phẫu thuật theo đường cổ sau: Năm 1979 tác giả Roy Cammile R.
    [100] lần đầu tiên báo cáo phương pháp bắt vít vào khối bên cột sống cổ thấp.
    Năm 1987 Magerl F. [81] cũng sử dụng phương pháp bắt vít vào khối bên
    nhưng với điểm vào và góc vít khác hẳn. Năm 1994 Abumi [17], một tác giả
    ở Nhật sử dụng phương pháp bắt vít vào cuống đốt sống cổ thấp.Việc sử
    dụng các loại vít, chiều dài của vít, vị trí, góc bắt vít, bắt vít qua một vỏ
    xương hay hai vỏ xương đối với các tác giả cũng rất khác nhau.
    Phẫu thuật theo đường cổ trước: Năm 1958 phẫu thuật này được
    Cloward R. tiến hành và lần đầu tiên được báo cáo trên y văn [41]. Kỹ thuật
    này bao gồm việc cắt bỏ thân đốt sống, đĩa đệm. Thay thế vào đó là mảnh
    xương ghép lấy từ xương chậu. Lúc bấy giờ nẹp vít cột sống cổ chưa được sử
    dụng, sau mổ bệnh nhân cần mang nẹp cổ trong thời gian ba tháng.
    Ở Việt Nam, nghiên cứu giải phẫu cột sống cổ ứng dụng trong lâm
    sàng chưa nhiều. Các mốc giải phẫu của cột sống cổ, chiều dài của vít, hướng
    đi của vít đều dựa vào các tài liệu nghiên cứu trên người châu Âu. Điều này
    không phù hợp trên người Việt Nam, nhiều trường hợp vít bắt quá dài, quá
    ngắn nên không đạt được độ vững, gây đau kéo dài sau mổ. Vì vậy chúng tôi
    thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm giải phẫu cột sống cổ đoạn
    C3 – C7, ứng dụng trong phẫu thuật cột sống cổ thấp do chấn thương”
    với
    hai mục tiêu:
    - Xác định kích thước các đốt sống cổ thấp (từ C3 đến C7) ở người Việt
    Nam trên xác và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính.
    - Ứng dụng trong phẫu thuật cột sống cổ thấp do chấn thương bằng nẹp
    vít qua đường cổ trước, đường cổ sau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...