Thạc Sĩ Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, yếu tố gây bệnh của vi khuẩn e. Coli trong hội chứng tiêu chảy ở

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Lan Chip, 24/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU



    1. Đặt vấn đề

    Sơn La là một tỉnh miền núi, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi trâu, bò. Tỉnh đã đưa ra mục tiêu phát triển chăn nuôi là theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, toàn diện vững chắc, ưu tiên những loại gia súc ăn cỏ có khả năng thích ứng cao với địa hình bãi chăn thả và nguồn thức ăn đa dạng, đặc biệt là phát triển bò sữa, bò thịt chất lượng cao, phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng chăn nuôi đạt từ 30-35% trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Do có cơ chế chính sách thích hợp và việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi số lượng đàn trâu, bò tăng bình quân hằng năm: trâu 2,9%, bò 5,8% [22] Chăn nuôi trâu, bò ngoài cung cấp thịt, sữa, sức kéo, còn đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều hộ gia đình, nhiều hộ đã thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu bò. Song song với việc phát triển đàn trâu bò, việc phòng và trị bệnh cũng luôn được coi trọng. Trong khi một số các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: lở mồm long móng, tụ huyết trùng, nhiệt thán . đã được khống chế thì bệnh tiêu chảy ít được quan tâm cho nên đã gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi trâu bò, nhất là bê, nghé. Theo số liệu dịch tễ của Chi cục Thú y tỉnh từ năm 2005-2007 [1] số bê, nghé bị tiêu chảy trung bình hằng năm trên 2.000 con trong đó tỷ lệ chết là 8,30%/ năm trong số con bị mắc bệnh.
    Hội chứng tiêu chảy ở gia súc nói chung và ở bê, nghé nói riêng là một hiện tượng bệnh lý rất phức tạp gây ra bởi sự tác động tổng hợp của nhiều nguyên nhân, bao gồm các nhân tố điều kiện ngoại cảnh bất lợi gây ra các stress cho cơ thể như: chăm sóc, quản lí kém, thời tiết . và do bản thân con vật tạo điều kiện thuận lợi cho việc cho việc xâm nhập các vi sinh vật gây bệnh vào vật chủ, đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh ở đường tiêu hoá dẫn tới
    sự nhiễm khuẩn loạn khuẩn. Theo Lê Minh Chí (1995) [2] thì ở bê, nghé 70 -
    80% tổn thất trong thời kỳ nuôi dưỡng và 80 - 90% trong số đó là hậu quả của bệnh tiêu chảy gây ra. Các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở bê, nghé như: E. coli, Salmonella, C. perfringens, Streptococcus . Trong đó vi khuẩn E. coli đã được nhiều tác giả trên thế giới thống nhất là một trong các nguyên nhân thường gặp và quan trọng nhất gây bệnh tiêu chảy ở bê, nghé.
    Vì vậy nghiên cứu xác định dịch tễ của bệnh để có một cách nhìn tổng quát về nguyên nhân gây bệnh theo mùa, tuổi có liên quan đến bệnh đồng thời đề ra những biện pháp phòng, trị bệnh đạt hiệu quả cao. Mặt khác, trong những năm gần đây việc dụng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh tiêu chảy ở bê, nghé không được hướng dẫn và quản lý chặt chẽ, phần lớn phụ vào sự chủ quan của người bán thuốc và sử dụng tuỳ tiện của người chăn nuôi dẫn tới tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn hiệu quả điều trị không cao, thậm chí còn một số thuốc không còn tác dụng. Như vậy, đã có hiện tượng một số vi khuẩn chính gây bệnh trong đó có E. coli đã kháng lại kháng sinh dùng để điều trị. Để góp phần hạn chế thiệt hại bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli gây ra ở bê, nghé và giải quyết yêu cầu cấp thiếp cho chăn nuôi trâu, bò ở địa phương chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé tại Sơn La và thử nghiệm phác đồ điều trị".



    MỤC LỤC

    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    1. Đặt vấn đề 1
    2. Mục tiêu của đề tài 2
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    4
    1.1. Tình hình nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé 4
    1.1.1. Nguyên nhân do vi khuẩn 4
    1.1.2. Nguyên nhân do vi rút 6
    1.1.3. Nguyên nhân do ký sinh trùng 6
    1.1.4. Ảnh hưởng của môi trường, khí hậu 7
    1.1.5. Ảnh hưởng của nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật 8
    1.2. Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy ở bê, nghé 8
    1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 8
    1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 14
    1.3. Một số đặc tính của Vi khuẩn E. coli 16
    1.3.1. Đặc tính về hình thái 16
    1.3.2. Đặc tính nuôi cấy 16
    1.3.3. Đặc tính sinh hoá 18
    1.3.4. Sức đề kháng 18
    1.3.5. Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn E. coli 19
    1.3.5.1. Kháng nguyên O (Somatic-kháng nguyên thân) 19
    1.3.5.2. Kháng nguyên H (flagellar-kháng nguyên lông) 20
    1.3.5.3. Kháng nguyên K (Capsular-kháng nguyên bề mặt) 21
    1.3.5.4. Kháng nguyên giáp mô (kháng nguyên vỏ bọc) 21
    1.3.5.5. Kháng nguyên K (Fimbriae-kháng nguyên bám dính) 22
    1.4. Các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli 24
    1.4.1. Các yếu tố không phải là độc tố 24
    1.4.1.1. Khả năng bám dính của vi khuẩn 24
    1.4.1.2. Khả năng xâm nhập của vi khuẩn 26
    1.4.1.3. Khả năng dung huyết 26
    1.4.1.4. Khả năng kháng kháng sinh 27
    1.4.1.5. Yếu tố kháng khuẩn của vi khuẩn 30
    1.4.2. Độc tố-yếu tố gây bệnh của vi khuẩn 30
    1.4.2.1. Ngoại độc tố (Exotoxin) 30
    1.4.2.2. Nội độc tố (Endotoxin) 31
    1.5. Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn E. coli 33
    1.6. Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn gây ra ở bê, nghé 36
    1.6.1. Triệu chứng 36
    1.6.2. Bệnh tích 37
    1.6.3. Chẩn đoán bệnh 37
    1.6.4. Phòng bệnh 38
    1.6.5. Điều trị bệnh 39

    Chương 2: ĐỐI TưỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ

    PHưƠNG PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    40
    2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 40
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 40
    2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 40
    2.1.3. Thời gian nghiên cứu 40
    2.2. Vật liệu dùng trong nghiên cứu 40
    2.2.1. Mẫu bệnh phẩm 40
    2.2.2. Môi trường, hoá chất, dụng cụ và động vật thí nghiệm 40
    2.2.2.1. Các loại hoá chất môi trường 40
    2.2.2.2. Động vật dùng cho thí nghiệm 41
    2.2.2.3. Các loại kháng huyết thanh chuẩn để định type vi khuẩn E.

    coli phân lập được 41

    2.2.2.4. Các loại hoá chất và môi trường dùng trong phản ứng PCR 41
    2.2.2.5. Máy móc thiết bị 41
    2.3. Nội dung nghiên cứu 41
    2.3.1. Điều tra hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé nuôi tại Sơn La 41
    2.3.2. Nuôi cấy phân lập và xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E. coli gây

    bệnh tiêu chảy ở bê, nghé 42
    2.3.3. Xác định đặc tính sinh vật, hoá học các chủmg vi khuẩn E. coli

    phân lập được 42
    2.3.4. Xác định serotype vi khuẩn E. coli phân lập được 42
    2.3.5 Xác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli phân lập được 42
    2.3.6. Xác định độc lực của vi khuẩn E. coli phân lập được trên động

    vật thí nghiệm 42
    2.3.7. Xác định khả năng mẫn cảm kháng sinh của các chủng vi

    khuẩn E. coli phân lập được 42
    2.3.8. Xây dựng một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy bê, nghé do vi

    khuẩn gây ra tại Sơn La 42
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 42
    2.4.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ 42
    2.4.1.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra 42
    2.4.1.2. Các phương pháp đo lường trong dịch tễ 42
    2.4.2. Phương pháp lấy mẫu 43
    2.4.3. Phương pháp phân lập và xác định của vi khuẩn E. coli 43
    2.4.3.1. Phương pháp phân lập vi khuẩn E. coli 43
    2.4.3.2. Phương pháp xác định số lượng vi khuẩn E. coli 45
    2.4.3.3. Giám định một số đặc tính sinh hoá chủ yếu của các chủng E. coli

    phân lập được 45
    2.4.3.4. Xác định type của vi khuẩn E. coli phân lập được 48
    2.4.3.5. Xác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli phân lập được 48
    2.4.4. Phương pháp xác định độc lực của vi khuẩn E. coli phân lập

    được trên động vật thí nghiệm 51

    2.4.5. Phương pháp xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của

    các chủng E. coli phân lập được 51
    2.4.6. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy bê, nghé do vi khuẩn E. coli gây ra tại Sơn La 52

    Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    53
    3.1. Một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé tại

    Sơn La 53
    3.1.1. Tỷ lệ bê, nghé bị tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại Sơn La 53
    3.1.2. Tỷ lệ bê, nghé bị tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo lứa tuổi tại

    Sơn La 55
    3.1.3. Tỷ lệ bê, nghé bị tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo mùa tại

    Sơn La 58
    3.1.4. Bệnh tích đại thể ở bê, nghé bị chết do tiêu chảy tại Sơn La 60
    3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli gây bệnh tiêu chảy bê, nghé tại

    Sơn la 61
    3.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ phân bê, nghé bị tiêu chảy

    và bình thường 61
    3.2.2. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ một số loại bệnh phẩm bê,

    nghé bị chết do tiêu chảy 63
    3.2.3. Biến động số lượng vi khuẩn E. coli ở phân bê, nghé bị tiêu

    chảy và bình thường 64
    3.3. Kết quả giám định đặc tính sinh vật hoá học của các chủng E.

    coli phân lập được 65
    3.4. Kết quả xác định type vi khuẩn E. coli phân lập được 66
    3.5. Kết quả xác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli phân

    lập được 69
    3.5.1. Xác định khả năng dung huyết 69
    3.5.2. Kết quả xác định khả năng sản sinh độc tố chịu nhiệt và không 70



    chịu nhiệt của một số chủng vi khuẩn E. coli phân lập được
    3.5.3. Kết quả xác định yếu tố bám dính của vi khuẩn E. coli phân

    lập được 71
    3.5.4. Tổ hợp các yếu tố gây bệnh mang trong các chủng E. coli phân

    lập được 72
    3.6. Kết quả xác định độc lực vi khuẩn E. coli phân lập được bằng

    tiêm truyền chuột bạch 73
    3.7. Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm của các chủng E. coli phân

    lập được với một số loại kháng sinh 76
    3.8. Kết quả một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy bê, nghé do vi khuẩn E. coli gây ra tại Sơn La 77

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    80
    4.1. Kết luận 80
    4. 2. Đề nghị 82

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    83
    A. Tài liệu tham khảo bằng tiếng việt 83
    B. Tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài 86

    [charge=450]http://up.4share.vn/f/7d4c44494f4a4e4a/LV_08_NL_CN_LVT.pdf.file[/charge]
     
Đang tải...