Thạc Sĩ Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và nguy có hội chứng rối loạn hô hấp, sinh sản ở heo nuôi tại tỉn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    iii
    MỤC LỤC
    Mở đầu 1
    Chương I. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
    1.1. Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo 4
    1.1.1. Vi rút gây bệnh 4
    1.1.2. Động vật mắc bệnh 8
    1.1.3. Mầm bệnh 9
    1.1.4. Đặc điểm của dịch PRRS 10
    1.1.5. Cơ chế sinh bệnh 12
    1.1.6. Triệu chứng lâm sàng 13
    1.1.7. Bệnh tích 16
    1.1.8. Chẩn đoán 17
    1.1.9. Điều trị 17
    1.2. Tình nghiên cứu hội chứng PRRS trên thế giới
    18
    1.3. Tình hình dịch PRRS ở Việt Nam 23
    Chương II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
    2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 27
    2.2. Nội dung nghiên cứu 27
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 27
    2.4. Xử lý số liệu 28
    Chương III. Kết quả và thảo luận
    3.1. Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên địa bàn vật
    nuôi tại tỉnh Bình Định qua các năm 2006 – 2009
    29
    3.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học của PRRS ở tỉnh Bình
    Định
    30
    3.3. Nguy cơ dịch tai xanh trên địa bàn tỉnh Bình Định 44
    Kết luận và đề nghị
    Kết luận 52
    Đề nghị 53
    Tài liệu tham khảo 54
    Phụ lục 59 iv
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    Bảng 1.1. Hiệu giá kháng thể PRRS trên heo nái và heo con giữa nhóm
    nái chủng và nhóm nái không chủng ngừa vắc xin
    19
    Bảng 1.2. Hiệu giá kháng thể PRRS trên heo con giữa nhóm nái có
    chủng ngừa và nhóm nái không chủng ngừa vắc xin
    20
    Bảng 1.3. Mối liên quan giữa nhiễm PCV2 và PRRS 21
    Bảng 3.1. Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm từ năm 2006 – 2009 30
    Bảng 3.2. Tình hình dịch tai xanh năm 2006-2009 31
    Bảng 3.3. Tình hình mắc dịch tai xanh trên heo theo tháng 32
    Bảng 3.4. Tình hình dịch tai xanh trên heo theo mùa 33
    Bảng 3.5. Tình hình dịch tai xanh theo giống heo 35
    Bảng 3.6. Tỷ lệ dịch tai xanh theo nhóm heo 36
    Bảng 3.7. Kết quả xác định biểu hiện triệu chứng PRRS trên heo 39
    Bảng 3.8. Triệu chứng lâm sàng ở heo nái 41
    Bảng 3.9. So sánh tỷ lệ triệu chứng lâm sàng ở các nhóm heo 42
    Bảng 3.10. Bệnh tích PRRS trên heo nuôi tại Bình Định 43
    Bảng 3.11. Tình hình tiêm phòng từ năm 2006 – 2009 47
    Bảng 3.12 số lượng điểm giết mổ gia súc từ 2006 – 2009 48 v
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
    Hình 1.1. Hình ảnh vi rút 5
    Hình 1.2. Cấu trúc vi rút PRRS 6
    Hình 1.3. Sẩy thai ở các giai đoạn khác nhau 14
    Hình 1.4. Phổi chắc, đặc 16
    Bản đồ 3.1. Bản đồ dịch tễ học PRRS tại Bình Định từ năm 2006-2009 38 vi
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
    - Cs.: Cộng sự
    - ELISA: phương pháp ELISA là một kỹ thuật sinh hóa để phát hiện
    kháng thể hay kháng nguyên trong mẫu xét nghiệm (Enzyme-Linked
    ImmunoSorbent Assay).
    - IP: Bệnh viêm phổi kẽ trên heo (Interstitial Pneumoniae).
    - LMLM: Lở mồm long móng
    - NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
    - PCV2: Chủng vi rút týp 2 (Porcine Circo Virus type 2)
    - PDNS: Hội chứng viêm da, thận (Porcine Dermatitis and Nephropathy
    Syndrome)
    - PMWS: Hội chứng còi cọc suy nhược (Post weaning Multi systemic
    Wasting Syndrome)
    - PRRS: Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo (Porcine
    Reproductive and Respiratory Syndrome)
    - PTH: Phó thương hàn
    - RNA: Ribonucleic Acid
    - THT: Tụ huyết trùng
    - UBND: Uỷ ban nhân dân 1
    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Chăn nuôi là một trong những ngành quan trọng cung cấp nguồn thực
    phẩm: trứng, sữa, thịt . là những nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu của con người.
    Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi phát triển, đã góp phần cải thiện đời
    sống và tăng thu nhập cho người dân. Trong đó, tỷ trọng khối lượng sản phẩm
    của ngành chăn nuôi heo chiếm 77% tổng khối lượng của ngành. Không chỉ
    cung cấp thực phẩm trong nước, chăn nuôi heo còn hướng mạnh đến xuất
    khẩu ra thị trường thế giới để tăng nguồn thu ngoại tệ. Trong chiến lược phát
    triển kinh tế xã hội của nước ta giai đoạn 2000 - 2010 và đến năm 2020,
    ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, trong đó
    chăn nuôi heo được xác định là ngành chính.
    Bình Định thuộc vùng duyên hải Nam trung bộ, có 10 huyện và 1 thành
    phố, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa; Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9
    đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình năm là
    26,7 0 C, chế độ nhiệt và bức xạ dồi dào, ổn định trong năm, thuận lợi cho sinh
    trưởng và phát triển các loại cây trồng nhiệt đới và sinh trưởng phát triển của
    vật nuôi [35].
    Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định, tại thời điểm ngày
    1/4/2010 tổng đàn gia súc, gia cầm gồm: trâu, bò 303.013 con; heo 713.840
    con và gia cầm 5.329.340 con. Trong đó, sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng
    là 41.039 tấn. Trong kế hoạch chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn
    Bình Định giai đoạn 2006 – 2010, tỉnh chủ trương phát triển chăn nuôi heo
    hướng nạc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, đáp ứng cho nhu cầu
    tiêu dùng nội tỉnh và hướng tới xuất khẩu; ưu tiên phát triển chăn nuôi trang
    trại theo phương thức công nghiệp; phấn đấu đàn heo đến năm 2010 đạt
    800.000 con, tốc độ tăng đàn bình quân đạt 0,8% năm [8]. 2
    Tuy nhiên, phương thức chăn nuôi heo hiện nay của tỉnh ngoài mô hình
    kinh tế trang trại, thì phần lớn tập trung trong các nông hộ, mang tính tự phát,
    lấy công làm lãi, tận dụng sản phẩm phụ trong trồng trọt và sinh hoạt, tận
    dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình. Vì thế, chăn nuôi chủ yếu vẫn nằm đan
    xen trong khu dân cư, làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm, nhất là khâu
    xử lý chất thải gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước, không khí đây
    chính là những nguyên nhân cho dịch bệnh phát triển.
    Chính vì vậy, muốn phát triển chăn nuôi heo, ngoài việc đầu tư về con
    giống, thực hiện các chính sách phát triển chăn nuôi thì công tác thú y cần
    phải được tăng cường từ tỉnh đến cơ sở. Đặc biệt, việc nghiên cứu những
    bệnh thường xảy ra ở heo, nhất là các bệnh mới, để từ đó có cơ sở đề ra giải
    pháp phòng chống dịch bệnh có hiệu quả là yêu cầu cấp thiết của thực tiễn
    sản xuất.
    Trong thời gian gần đây, ngành chăn nuôi heo ở Việt Nam đã liên tiếp
    gánh chịu những thiệt hại rất lớn từ hội chứng rối loạn hô hấp, sinh sản. Riêng
    với ngành chăn nuôi heo ở Bình Định, từ 2006 cho đến nay, hội chứng rối
    loạn hô hấp, sinh sản, gây chết heo con cai sữa và xảy thai ở heo nái và phải
    tiến hành tiêu hủy 1.754 con đã gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
    Chính vì vậy, để giúp cho việc quản lý dịch bệnh và đề ra các biện pháp
    phòng trị bệnh thích hợp, hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi, được sự đồng
    ý của Phòng đào tạo Sau đại học, Khoa Chăn nuôi - Thú y, Chi Cục Thú y, Sở
    Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định chúng tôi tiến hành nghiên
    cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và nguy cơ hội chứng rối
    loạn hô hấp, sinh sản ở heo nuôi tại tỉnh Bình Định”.
    2. Mục tiêu của đề tài:
    - Xác định một số nguy cơ của hội chứng rối loạn hô hấp sinh sản của
    heo trên địa bàn tỉnh Bình Định. - Đề xuất một số giải pháp phòng bệnh tai xanh có hiệu quả, góp phần
    nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
    Thông qua những nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và nguy cơ
    hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo ở Bình Định, để làm cơ sở đề
    xuất các biện pháp phòng, chống bệnh hiệu quả.
    Bệnh tai xanh là một bệnh mới, vì vậy những kết quả của nghiên cứu sẽ
    góp phần cùng với những nghiên cứu khác làm sáng tỏ về bệnh: vi rút gây
    bệnh, con đường xâm nhập, phương thức tác động, thời gian gây bệnh .
    Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tế trong việc giúp địa phương có
    những chính sách và kế hoạch hợp lý định hướng phát triển chăn nuôi heo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...