Tiến Sĩ Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, tình trạng kháng insulin và hiệu quả can thiệp ở người cao tuổi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, tình trạng kháng insulin và hiệu quả can thiệp ở người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA 3
    1.1.1. Khái niệm 3
    1.1.2. Chẩn đoán hội chứng chuyển hóa. 5
    1.1.3. Sinh lý bệnh hội chứng chuyển hóa. 8
    1.1.4. Hội chứng chuyển hóa và các bệnh liên quan. 14
    1.1.5. Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa. 16
    1.1.6. Điều trị và dự phòng hội chứng chuyển hóa. 19
    1.2. KHÁNG INSULIN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN 23
    1.2.1. Định nghĩa kháng insulin. 23
    1.2.2. Các nguyên nhân gây kháng insulin. 24
    1.2.3. Kháng insulin và các rối loạn trong hội chứng chuyển hóa. 26
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
    2.1. XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN Ở NGƯỜI CAO TUỔI MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA 38
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. 38
    2.1.2. Phương pháp nghiên cứu. 39
    2.2. MÔ TẢ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở NGƯỜI CAO TUỔI 42
    2.2.1. Đối tượng nghiên cứu. 42
    2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 42
    2.2.3. Thiết kế nghiên cứu, cỡ mẫu và cách chọn mẫu. 42
    2.2.4. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu. 43
    2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CAN THIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA 44
    2.3.1. Đối tượng nghiên cứu. 44
    2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 44
    2.3.3. Thiết kế nghiên cứu, cỡ mẫu. 44
    2.3.4. Phương pháp can thiệp. 45
    2.3.5. Cách đánh giá hiệu quả can thiệp. 47
    2.4. CÁCH THU THẬP THÔNG TIN VÀ THÔNG SỐ NGHIÊN CỨU 49
    2.5. CÁC TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 51
    2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU 53
    2.7. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 54
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
    3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở NGƯỜI CAO TUỔI 55
    3.1.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu tại 2 phường. 55
    3.1.2. Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi tại hai phường theo tiêu chuẩn NCEP ATP III chỉnh sửa cho người châu Á 56
    3.1.3. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi 57
    3.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN Ở NGƯỜI CAO TUỔI MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA 60
    3.2.1. Chẩn đoán kháng insulin bằng phương pháp trực tiếp và gián tiếp 60
    3.2.2. Đánh giá mức độ tương quan giữa các phương pháp chẩn đoán kháng insulin gián tiếp với phương pháp trực tiếp. 64
    3.2.3. Điểm cắt của nồng độ insulin máu lúc đói và HOMA-IR để chẩn đoán kháng insulin máu ở người cao tuổi 65
    3.2.4. Đánh giá tình trạng kháng insulin ở người cao tuổi tại 2 phường. 67
    3.3. HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CAN THIỆP HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA TẠI CỘNG ĐỒNG 69
    3.3.1. Thay đổi các thành phần của hội chứng chuyển hóa. 69
    3.3.2. Thay đổi về hành vi sức khỏe của người cao tuổi 75
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 77
    4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở NGƯỜI CAO TUỔI 77
    4.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN Ở NGƯỜI CAO TUỔI MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA 86
    4.3. HIỆU QUẢ CAN THIỆP HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA TẠI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CAO TUỔI 97
    KẾT LUẬN 111
    KIẾN NGHỊ 113
    DANH MỤC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Hội chứng chuyển hóa là nhóm các yếu tố nguy cơ bao gồm béo phì, rối loạn chuyển hóa glucose, kháng insulin, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa lipid máu, tương tác theo nhiều cơ chế phức tạp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường typ 2, ung thư, rối loạn nhận thức gây những tổn thất lớn về mặt kinh tế xã hội và được coi là đại dịch toàn cầu. Cơ chế gây bệnh chưa rõ ràng nhưng tình trạng béo bụng và kháng insulin được chứng minh là nguyên nhân chính. Gần đây các rối loạn khác như tình trạng tiền viêm mạn tính, tiền tăng đông mạn tính, gan nhiễm mỡ và gen cũng đóng góp vào bệnh cảnh của hội chứng chuyển hóa, làm cơ chế sinh bệnh càng phức tạp hơn [1]. Có nhiều phương pháp chẩn đoán kháng insulin, nên chọn phương pháp nào để đánh giá chính xác, thuận tiện trong các nghiên cứu lâm sàng và cộng đồng là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm. Ở Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào đề cập vấn đề này ở đối tượng người cao tuổi.
    Ước khoảng 20-25% người trưởng thành trên toàn thế giới mắc hội chứng chuyển hóa. Họ có nguy cơ tử vong tăng gấp 2 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng 10,56 lần, đột quỵ tăng 3 lần, nguy cơ mắc đái tháo đường typ 2 tăng gấp 5 lần so với những người không mắc hội chứng chuyển hóa [2]. Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa phụ thuộc vào tuổi, giới, chủng tộc. Các vùng địa lý, các dân tộc khác nhau có tỉ lệ mắc khác nhau. Tỉ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch chuyển hóa càng cao [3-5]. Hội chứng này ở người cao tuổi còn có nhiều đặc điểm và nguy cơ khác người trẻ tuổi. Tiếp cận điều trị hội chứng chuyển hóa là chúng ta can thiệp vào giai đoạn sớm, nhằm hạn chế tỉ lệ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường. Trong các phương pháp điều trị, việc thay đổi lối sống là nền tảng và có vai trò rất quan trọng [6;7]. Muốn can thiệp hiệu quả chúng ta cần nắm rõ các đặc điểm của hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi, tuy nhiên các nghiên cứu ở nhóm người cao tuổi chưa được tập trung nhiều. Việt nam có tỉ lệ người cao tuổi tăng cao và đã chính thức trở thành nước có dân số già (tỉ lệ người cao tuổi ≥ 10%) vào năm 2012. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, tình trạng kháng insulin và hiệu quả can thiệp ở người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa” nhằm 3 mục tiêu:
    1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi tại một vùng của Việt Nam.
    2. Xác định tình trạng kháng insulin ở người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa.
    3. Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp cộng đồng đối với người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa.


    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN
    1.1. HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
    1.1.1. Khái niệm
    Hội chứng chuyển hóa, còn được gọi là hội chứng X hay hội chứng rối loạn chuyển hóa do Reaven đề xuất lần đầu tiên vào năm 1988 bao gồm kháng insulin, tăng insulin máu, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp [8;9]. Hội nghị quốc tế đầu tiên về hội chứng kháng insulin được tổ chức vào ngày 21-22/11/2003 tại Los Angeles, California, Hoa Kỳ. Hội chứng này được công nhận và có mã số bệnh trong phân loại bệnh quốc tế (ICD-9) là 277.7 với tên gọi hội chứng rối loạn chuyển hóa.
    Từng yếu tố thành phần của hội chứng chuyển hóa đều là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch và đái tháo đường typ 2. Tuy nhiên, nhóm các rối loạn này thường xuất hiện đồng thời trên cùng một cá thể, và tương tác làm nặng thêm các nguy cơ tim mạch. Hội chứng chuyển hóa không những làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường typ 2 lên 5 lần mà còn có giá trị tiên lượng sự xuất hiện mới của bệnh đái tháo đường typ 2. Hội chứng chuyển hóa là yếu tố nguy cơ độc lập của một số loại ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư tuyến tiền liệt , là yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh thận mạn tính, làm giảm trí nhớ và mức độ nhận thức ở mọi lứa tuổi [10-12]. Nhiều nhà khoa học đã đưa ra câu hỏi: liệu hội chứng chuyển hóa có tồn tại thực hay chỉ trên lý thuyết? Hội chứng chuyển hóa đã được chứng minh là một công cụ giúp phát hiện sớm các đối tượng có nguy cơ cao, nhờ đó mà can thiệp và phòng bệnh hiệu quả.
    Tuổi càng cao tỉ lệ mắc các bệnh mạn tính như béo phì, đái tháo đường typ 2, và các bệnh tim mạch càng cao. Kháng insulin là yếu tố chính gây bệnh đái tháo đường và các rối loạn chuyển hóa tim mạch liên quan. Người cao tuổi có xu hướng tăng mức độ kháng insulin theo tuổi. Như vậy những người cao tuổi mắc hội chứng chuyển hóa sẽ thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc đái tháo đường týp 2 và các bệnh tim mạch cao hơn rất nhiều so với người trẻ tuổi. Cùng với thời gian, khi độ tuổi tăng dần mức độ chuyển hóa glucose giảm dần, chủ yếu do giảm hoạt động của insulin. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định kháng insulin là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn chuyển hóa glucose ở người cao tuổi. Mức độ thu nhận glucose trong nghiệm pháp kẹp bình đường tăng insulin máu giảm dần theo tuổi. Barbieri và cộng sự đưa ra giả thuyết giải thích mối liên quan giữa kháng insulin và tuổi, gồm 4 cơ chế:
    - Thay đổi cấu trúc cơ thể (nhân trắc): Tuổi có liên quan đến các biến đổi bất lợi về thành phần cấu trúc cơ thể. Khi so sánh một người lớn tuổi với một người trẻ tuổi cùng BMI, người cao tuổi có tăng tỉ lệ khối mỡ nội tạng và mỡ bụng, song hành với giảm tỉ lệ mỡ ở các chi.
    - Các thay đổi về môi trường sống: chế độ ăn ít chất xơ, nhiều chất béo bão hòa, giảm hoạt động thể lực.
    - Các thay đổi về thần kinh nội tiết, xuất hiện các tác động đối lập với tác dụng của insulin trên mô cơ xương và mô mỡ, giảm chức năng ty thể, tốc độ sản xuất ATP tại ty thể mô cơ xương giảm.
    - Tăng stress oxi hóa
    Đồng thời những đặc điểm sinh bệnh học của người cao tuổi cũng giải thích cho cơ chế tăng tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi [13]. Khái niệm lão hóa và quá trình lão hóa nổi tiếng nhất là của Richard Miller, trường đại học Michigan –Hoa Kỳ. Ông cho rằng:” lão hóa là quá trình biến đổi một cơ thể trưởng thành khỏe mạnh về mặt thể chất và tinh thần sang một cá thể giảm sự khỏe mạnh, dễ nhạy cảm với các chấn thương, bệnh tật và tử vong”. Các yếu tố cấu thành chính tạo sự thay đổi sinh học ở người cao tuổi là


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. NCEP ATP III (2001). Executive Summary of The Third Report of The National Cholesterol Education Program (NCEP) Expert Panel on Detection, Evaluation, And Treatment of High Blood Cholesterol In Adults (Adult Treatment Panel III), JAMA.
    2. Gami AS, Witt BJ, Howard DE, (2007). Metabolic syndrome and risk of incident cardiovascular events and death: a systematic review and meta-analysis of longitudinal studies, J Am Coll Cardiol, 49, 403-414.
    3. Isomaa B, Almgreen P., et al (2001). Cardiovascular Morbidity and mortality associated with the Metabolic syndrome, Diabetes Care, 24, 683-689.
    4. Katzmarzyk P.T, Church T.S., Janssen I., Ross R. & Blair (2005). Metabolic syndrome, obesity, and mortality: impact of cardiorespiratory fitness, Diabetes Care, 28, 391-397.
    5. Maggi S, Noale M., Gallina P., et al (2006 ). Metabolic syndrome, Diabetes and cardiovascular disease in an elderly Caucasian cohort: the Italian Longitudinal Study on Aging, Journals of Gerotology, series A, 61, 505-510.
    6. Goutham R (2001). Insulin resistane sydrome, American Family Physician, 63 (6), 1159-1166.
    7. Peter M.J, Travis J.S., Robert Ross (2008). Themed Review: Lifestyle Treatment of the Metabolic syndrome, Am J Lifestyle Med, 2 (2), 99-108.
    8. Cabré JJ, Martín F, Costa B, et al (2008). Metabolic syndrome as a cardiovascular disease risk factor: patients evaluated in primary care, BMC Public Health, 8, 251.
    9. Mottillo S, Filion KB, Genest J, et al (2010). The metabolic syndrome and cardiovascular risk a systematic review and meta-analysis, J Am Coll Cardiol, 56, 1113-1132.
    10. Biessels G. J., Kappelle L.J. (2005). Increased risk of Alzheimer's disease in Type II diabetes: insulin resistance of the brain or insulin-induced amyloid pathology?, Biochem Soc Trans, 33(5), 1041-4.
    11. Carneiro G.,et al (2007). Interactions between obstructive sleep apnea syndrome and insulin resistance, Arq Bras Endocrinol Metabol, 51(7),1035-1040.
    12. Craft S. (2009). The role of metabolic disorders in Alzheimer disease and vascular dementia: two roads converged, Arch Neurol, 66(3), 300-305.
    13. Tạ Thành Văn (2010). Con đường tín hiệu tế bào và dấu ấn sinh học trong chẩn đoán, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
    14. R., H. (2010). Biology of aging, Geriatric medicine and gerontology, 6th edition, 51-58.
    15. Chen W, Bao W, Begum S, et al (2000). Age-related patterns of the clustering of cardiovascular risk variables of syndrome X from childhood to young adulthood in a population made up of black and white subjects: the Bogalusa Heart Study, Diabetes, 49, 1042-1048.
    16. Grundy SM, Cleeman JI, Daniels SR, et al (2005), Diagnosis and management of the metabolic syndrome, An American Heart Association/National Heart, Lung, and Blood Institute Scientific Statement. Executive summary. Cardiol Rev.
    17. Barbieri M.,et al (2003). Is chronic inflammation a determinant of blood pressure in the elderly?, Am J Hypertens, 16(7), 537-43.
    18. Thái Hồng Quang (2001). Bệnh nội tiết, Nhà xuất bản y học, 257-361.
    19. Hanley AJ, Karter AJ, Williams K, et al (2005). Prediction of type 2 diabetes mellitus with alternative definitions of the metabolic syndrome: the Insulin Resistance Atherosclerosis Study, Circulation, 112, 3713-3721.
    20. Lorenzo C, Okoloise M, Williams K, Stern MP, Haffner SM (2003). The metabolic syndrome as predictor of type 2 diabetes: the San Antonio heart study, Diabetes Care, 26, 3153-3159.
    21. Tạ Văn Bình (2006). Hội chứng chuyển hóa, Những nguyên tắc nền tảng của bệnh tháo đường – tăng glucose máu, NXB Y học, 667-705.
    22. Ordovas JM (2007). Genetic links between diabetes mellitus and coronary atherosclerosis, Curr Atheroscler Rep, 9, 204-210.
    23. Kassi E., et al (2011). Metabolic syndrome: definitions and controversies, BMC Medicine, 9:48.
    24. Matsuzawa Y (2008). The role of fat topology in the risk of disease, Int J Obes (Lond), 32(Suppl 7), S83-S92.
    25. Matsuzawa Y (2010). Adiponectin: a key player in obesity related disorders, Curr Pharm Des, 16, 1896-1901.
    26. Okamoto Y, Kihara S, Funahashi T, Matsuzawa Y, Libby P (2006). Adiponectin: a key adipocytokine in metabolic syndrome, Clin Sci (Lond),110, 267-278.
    27. Stofkova A (2010). Resistin and visfatin: regulators of insulin sensitivity, inflammation and immunity, Endocr Regul, 44, 25-36.
    28. Lê Thanh Hải, Nguyễn Đức Hoàng, Lê Chuyển, và cs. Nghiên cứu kháng insulin yếu tố nguy cơ của bệnh nhồi máu não, www. Ykhoa.net.
    29. Hồ Thị Kim Thanh, Trần Đức Thọ, Phạm Thắng (2007). Tìm hiểu một số rối loạn liên quan với béo phì, Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm, 3 (1),36-39.
    30. Raynaud E, Perez-Martin A., Brun J.F., Benhaddad A.A., Mercier J (1999). Revised concept for the estimation of insulin sensitivity from a single sample, Diabetes Care, 22, 1003-1004.
    31. Sakka SD, Loutradis D, Kanaka-Gantenbein C, et al (2010). Absence of insulin resistance and low-grade inflammation despite early metabolic syndrome manifestations in children born after in vitro fertilization, Fertil Steril, 94, 1693-1699.
    32. Miles HL, Hofman PL, Peek J, et al (2007). In vitro fertilization improves childhood growth and metabolism, J Clin Endocrinol Metab, 92, 3441- 3445.
    33. Krutzfeldt J, Stoffel M (2006). MicroRNAs: a new class of regulatory genes affecting metabolism, Cell Metab, 4, 9-12.
    34. Heneghan HM, Miller N, Kerin MJ (2010). Role of microRNAs in obesity and the metabolic syndrome, Obes Rev, 11, 354-361.
    35. Jackson RJ, Standart N (2007). How do microRNAs regulate gene expression?, Sci STKE, re1.
    36. Ravelli GP, Stein ZA, Susser MW (1976). Obesity in young men after famine exposure in utero and early infancy, N Engl J Med, 295, 349- 353.
    37. Chrousos GP, Gold PW (1992). The concepts of stress and stress system disorders. Overview of physical and behavioral homeostasis, JAMA,267, 1244-1252.
    38. Chrousos GP (2000). The role of stress and the hypothalamic-pituitaryadrenal axis in the pathogenesis of the metabolic syndrome: neuro-endocrine and target tissue-related causes, Int J Obes Relat Metab Disord, 24(Suppl 2), S50-S55.
    39. Fernandez-Twinn DS, Ozanne SE (2010). Early life nutrition and metabolic programming, Ann N Y Acad Sci, 1212, 78-96.
    40. Xita N, Tsatsoulis A (2010). Fetal origins of the metabolic syndrome, Ann N Y Acad Sci, 1205, 148-155.
    41. Charmandari E, Tsigos C, Chrousos G (2005). Endocrinology of the stress response, Annu Rev Physiol, 67, 259-284.
    42. Chrousos GP (2009). Stress and disorders of the stress system. Nat Rev Endocrinol, 5, 374-381.
    43. Vgontzas AN, Papanicolaou DA, Bixler EO, et al (2000). Sleep apnea and daytime sleepiness and fatigue: relation to visceral obesity, insulin resistance, and hypercytokinemia, J Clin Endocrinol Metab, 85, 1151-1158.
    44. Nader N, Chrousos GP, Kino T (2010). Interactions of the circadian CLOCK system and the HPA axis, Trends Endocrinol Metab, 21, 277- 286.
    45. Furukawa S, Fujita T, Shimabukuro M, et al (2004). Increased oxidative stress in obesity and its impact on metabolic syndrome, J Clin Invest,114, 1752-1761.
    46. Grattagliano I, Vendemiale G, Boscia F, et al (1998). Oxidative retinal products and ocular damages in diabetic patients, Free Radic Biol Med,25, 369-372.
    47. Wei Y, Sowers JR, Nistala R, et al (2006). Angiotensin II-induced NADPH oxidase activation impairs insulin signaling in skeletal muscle cells, J Biol Chem, 281, 35137-35146.
    48. Blendea MC, Jacobs D, Stump CS, et al (2005). Abrogation of oxidative stress improves insulin sensitivity in the Ren-2 rat model of tissue angiotensin II overexpression, Am J Physiol Endocrinol Metab, 288, E353-E359.
    49. Giacchetti G, Sechi LA, Rilli S, Carey RM (2005). The renin-angiotensinaldosterone system, glucose metabolism and diabetes, Trends Endocrinol Metab, 16, 120 126.
    50. Nabeshima Y, Tazuma S, Kanno K, Hyogo H, Chayama K (2009). Deletion of angiotensin II type I receptor reduces hepatic steatosis, J Hepatol, 50, 1226-1235.
    51. Cooper SA, Whaley-Connell A, Habibi J, et al (2007). Renin-angiotensin-aldosterone system and oxidative stress in cardiovascular insulin resistance, Am J Physiol Heart Circ Physiol, 293, H2009-H2023.
    52. Tirosh A, Garg R, Adler GK (2010). Mineralocorticoid receptor antagonists and the metabolic syndrome, Curr Hypertens Rep, 12, 252-257.
    53. Brown NJ (2008). Aldosterone and vascular inflammation, Hypertension, 51, 161-167.
    54. Salvatore M., K. B. F., Jacques G. (2010). The Metabolic Syndrome and Cardiovascular Risk A Systematic Review and Meta-Analysis, Journal of the American College of Cardiology, 56 (14), 1113-1132.
    55. Gami AS, W. B., Howard DE, Erwin PJ, et al (2007). Metabolic syndrome and risk of incident cardiovascular events and death: a systematic review and meta-analysis of longitudinal studies., J Am Coll Cardiol, 49(4), 403-414.
    56. Javed Butler, et al (2006). Metabolic Syndrome and the Risk of Cardiovascular Disease in Older Adults, Journal of the American College of Cardiology, 47(8), 1595–1602.
    57. Grundy SM, Brewer HB, Jr., Cleeman JI, Smith SC, Jr., Lenfant C (2004). Definition of metabolic syndrome: report of the National Heart, Lung, and Blood Institute/American Heart Association conference on scientific issues related to definition, Arterioscler Thromb Vasc Biol, 24, e13-e18.
    58. Sattar N, McConnachie A, Shaper AG, et al (2008). Can metabolic syndrome usefully predict cardiovascular disease and diabetes? Outcome data from two prospective studies, Lancet, 371, 1927-1935.
    59. Eckel RH, Grundy SM, Zimmet PZ (2005). The metabolic syndrome, Lancet, 365, 1415-1428.
    60. Ford ES, Giles WH, Dietz WH (2002). Prevalance of the metabolic syndrome among US adults finding from The Third National Health and Nutrition Examination Survey, JAMA, 287 (3), 356-359.
    61. Cornier MA, Dabelea D, Hernandez TL, et al (2008). The metabolic syndrome, Endocr Rev, 29, 777-822.
    62. Hillier TA, Fagot-Campagna A, Eschwege E, et al (2006). Weight change and changes in the metabolic syndrome as the French population moves towards overweight: the D.E.S.I.R. cohort, Int J Epidemiol, 35, 190-196.
    63. Hollman G, Kristenson M (2008). The prevalence of the metabolic syndrome and its risk factors in a middle-aged Swedish population--mainly a function of overweight?, Eur J Cardiovasc Nurs, 7, 21-26.
    64. Jawad A., H. Q., Ali J., Pekka J. (2003). Prevalence of the metabolic syndrome among Omani adults, Diabetes Care, 26, 1781-1785.
    65. Ervin RB (2009). Prevalence of metabolic syndrome among adults 20 years of age and over, by ***, age, race and ethnicity, and body mass index: United States, 2003-2006, Natl Health Stat Report, 13, 1- 7.
    66. Athyros VG, Mikhailidis DP, Papageorgiou AA, et al (2004). Prevalence of atherosclerotic vascular disease among subjects with the metabolic syndrome with or without diabetes mellitus: the METS-GREECE Multicentre Study, Curr Med Res Opin, 20, 1691-1701.
    67. Barnett A. H.,et al (2006). Type 2 diabetes and cardiovascular risk in the UK south Asian community, Diabetologia, 49(10), 2234-2246.
    68. Daskalopoulou S.S., Mikhailidis D.P., Elisaf M. (2004). Prevention and treatment of the metabolic syndrome, Angiology, 55(6), 589-612.
    69. Third Report of the National Cholesterol Education Program (NCEP) (2002), Expert Panel on Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Cholesterol in Adults (Adult Treatment Panel III) Final Report, Circulation.
    70. Mertens I, Verrijken A, Michiels JJ, et al (2006). Among inflammation and coagulation markers, PAI-1 is a true component of the metabolic syndrome, Int J Obes (Lond), 30, 1308-1314.
    71. Panza JA, Quyyumi AA, Brush Jr JE, Epstein SE (1990). Abnormal endothelium-dependent vascular relaxation in patients with essential hypertension, N Engl J Med, 323, 22-27.
    72. Rodriguez CJ, Miyake Y, Grahame-Clarke C, et al (2005). Relation of plasma glucose and endothelial function in a population-based multiethnic sample of subjects without diabetes mellitus, Am J Cardiol, 96, 1273e7.
    73. Henry RM, Ferreira I, Kostense PJ, et al (2004). Type 2 diabetes is associated with impaired endothelium-dependent, flow-mediated dilation, but impaired glucose metabolism is not; The Hoorn Study, Atherosclerosis, 174, 49-56.
    74. Beckman JA, Goldfine AB, Gordon MB, Creager MA (2001). Ascorbate restores endothelium-dependent vasodilation impaired by acute hyperglycemia in humans, Circulation, 103, 1618-1623.
    75. Title LM, Cummings PM, Giddens K, Nassar BA (2000). Oral glucose loading acutely attenuates endothelium-dependent vasodilation in healthy adults without diabetes: an effect prevented by vitamins C and E, J Am Coll Cardiol, 36, 2185-2191.
    76. Houben AJ, Schaper NC, de Haan CH, et al (1996). Local 24-h hyperglycemia does not affect endothelium-dependent or -independent vasoreactivity in humans, Am J Physiol, 270, 2014-2020.
    77. Arcaro G, Cretti A, Balzano S, et al (2002). Insulin causes endothelial dysfunction in humans: sites and mechanisms, Circulation, 105, 576-582.
    78. Lupattelli G, Marchesi S, Roscini AR, et al (2002). Direct association between high-density lipoprotein cholesterol and endothelial function in hyperlipemia, Am J Cardiol, 90, 648-650.
    79. Cardillo C, Nambi SS, Kilcoyne CM, et al (1999). Insulin stimulates both endothelin and nitric oxide activity in the human forearm, Circulation,100, 820-825.
    80. Kashyap, S. R. và Defronzo, R. A. (2007). The insulin resistance syndrome: physiological considerations, Diab Vasc Dis Res, 4(1), 13-19.
    81. Mansfield, M. W., Heywood, D. M., Grant, P. J. (1996). Circulating levels of factor VII, fibrinogen, and von Willebrand factor and features of insulin resistance in first-degree relatives of patients with NIDDM, Circulation, 94(9), 2171-2176.
    82. Onat A, Ozhan H, Erbilen E, et al (2009). Independent prediction of metabolic syndrome by plasma fibrinogen in men, and predictors of elevated levels, Int J Cardiol, 135, 211-217.
    83. Beevers G., Lip G. Y., O'Brien, E. (2001). ABC of hypertension: The pathophysiology of hypertension, Bmj, 322(7291), 912-6.
    84. Ginsberg HN, MacCallum PR (2009). The obesity, metabolic syndrome, and type 2 diabetes mellitus pandemic Part I. Increased cardiovascular disease risk and the importance of atherogenic dyslipidemia in persons with the metabolic syndrome and type 2 diabetes mellitus, J Cardiometab Syndr,4, 113-119.
    85. Chapman M.J., Sposito A.C. (2008). Hypertension and dyslipidaemia in obesity and insulin resistance: pathophysiology, impact on atherosclerotic disease and pharmacotherapy, Pharmacol Ther, 117(3), 354-73.
    86. Stuart C.A., Howell M.F., Y. Zhang, D. Yin (2009). Insulinstimulated translocation of glucose transporter (GLUT) 12 parallels that of GLUT4 in normalmuscle, Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism, 94( 9), 3535–3542.
    87. Haffner SM, D’Agostino R Jr, Mykkanen L, et al (1999). Insulin sensitivity in subjects with type 2 diabetes. Relationship to cardiovascular risk factors: the Insulin Resistance Atherosclerosis Study, Diabetes Care, 22, 562–568.
    88. Kahn SE, Prigeon RL, Schwartz RS, et al (2001). Obesity, body fat distribution, insulin sensitivity and Islet beta-cell function as explanations for metabolic diversity, J Nutr, 131, 354S-360S.
    89. T. K. Lam, H. Yoshii, C. A. Haber, et al (2002). Free fatty acidinduced hepatic insulin resistance: a potential role for protein kinase C-delta, Am J Physiol Endocrinol Metab, 283 (4), E682–691.
    90. Defronzo, Ralph A., Jordan D.B., Reubin (1979). Clamp technique: a method for quantifying insulin secretion and resistance, Am. J. Physiol,37(3), 214-223.
    91. Hanson R.L, Pratley R.E., Bogardus C., et al (2000). Evaluation of simple indeces of insulin sensitivity and insulin secretion for use in epidemiologic studies, Am J Epidemiol, 151, 190-198.
    92. WHO/IASO/IOTF. (2000). The Asia-Pacific Perspective: Redefining Obesity and its Treatment. Health Communications Australia Pty Ltd.
    93. Đỗ Trung Quân (2007). Đái tháo đường và điều trị, Nhà xuất bản y học.
    94. UNFPA (2011). Già hóa dân số và người cao tuổi ở Viêt Nam: thực trạng, dự báo và gợi ý chính sách, Ageing report Vietnam 27.07
    95. Nguyễn Thị Thêm (2007). Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở cán bộ tỉnh Ninh Thuận, Tạp chí Tim mạch Việt Nam, 47, 329-335.
    96. Thomas GN, Ho SY, Janus ED et al (2005). The ATP III prevalence of the metabolic syndrome in a Chinese population, The Hong Kong cardiovascular risk factors study, Diabetes Research and Clinical Practice, 67, 251-257.
    97. Hyuk Sang Kwon, Y. M. P., Hye Jung Lee, et al (2005). Prevalence and Clinical Characteristics of the Metabolic Syndrome in Middle-Aged Korean Adults The Korean Journal of Internal Medicine, 20, 310-316.
    98. Zambon S, Z. S., Romanato G, et al (2006). Metabolic syndrome and all cause an cardiovascular mortality in an Italian elderly population: the Progetto Veneto Anziani Pro.V.A. Study, Diabetes Care, 32, 153-159.
    99. Pasalic D., D. S., Corovic N et al (2010). High prevalence of metabolic syndrome in an elderly Croatian population-a multicentre study, Public Heath Nutrition, 8, 1-8.
    100. Le Nguyen Trung Duc Son, D. K., Nguyen Thi Kim Hung, et al (2005). The metabolic syndrome: prevalence and risk factors in the urban population of Ho Chi Minh City Diabetes Research and Clinical Practice, 67(3), 243-250.
    101. A. Lemay, L. Turcot, F. D´echˆene, S. Dodin, J. C. Forest, (2010). Hyperinsulinemia in nonobese women reporting a moderate weight gain at the beginning of menopause: auseful early measure of susceptibility to insulin resistance, Menopause, 17(2), 321–325.
    102. Veronica Mujica, E. L., Gloria Icaza, (2008). Evaluation of metabolic syndrome in adults of Talca city, Chile, Nutr J., (2891), 7: 14.
    103. Yao He, B. J., Jie Wang, et al (2006). Prevalence of the Metabolic Syndrome and its Relation to Cardiovascular Disease in an Elderly Chinese Population Journal of the American College of Cardiology, 47(8), 1588-1594.
    104. Grundy SM. Obesity (2004). metabolic syndrome, and cardiovascular disease, J Clin Endocrinol Metab, 89, 2595–2600.
    105. Glass CK, Witztum JL (2001). Atherosclerosis. the road ahead, Cell, 104, 503–516.
    106. D’Souza A, Hussain M, Howarth FC, et al (2009). Pathogenesis and pathophysiology of accelerated atherosclerosis in the diabetic hear, Mol Cell Biochem, 331, 89 –11.
    107. Appel LJ, E. M., Whelton PK, et al. (1995). Trial of Nonpharmacologic Intervention in the Elderly (TONE). Design and rationale of a blood pressure control trial, Ann Epidemiol., 5(2), 119-129.
    108. Romani, F.,et al Nicotine and cotinine affect the release of vasoactive factors by trophoblast cells and human umbilical vein endothelial cells,Placenta, 32(2), 153-60.
    109. Chen, T.,et al Smoking status on outcomes after percutaneous coronary intervention, Clin Cardiol, 35(9), 570-4.
    110. Yokoyama, H.,et al (2003). Quantitative insulin sensitivity check index and the reciprocal index of homeostasis model assessment in normal range weight and moderately obese type 2 diabetic patients, Diabetes Care, 26(8), 2426-32.
    111. Straczkowski, M., Stepien, A., Kowalska, I. và Kinalska, I. (2004). Comparison of simple indices of insulin sensitivity using the euglycemic hyperinsulinemic clamp technique, Med Sci Monit, 10(8), CR480-4.
    112. Skrha, J.,et al (2004). Comparison of the insulin action parameters from hyperinsulinemic clamps with homeostasis model assessment and QUICKI indexes in subjects with different endocrine disorders, J Clin Endocrinol Metab, 89(1), 135-41.
    113. Radaelli, T.,et al Estimates of insulin sensitivity using glucose and C-Peptide from the hyperglycemia and adverse pregnancy outcome glucose tolerance test, Diabetes Care, 33(3), 490-4.
    114. Karakelides, H.,et al (2010). Age, obesity, and *** effects on insulin sensitivity and skeletal muscle mitochondrial function, Diabetes, 59(1),89-97.
    115. Rueda-Clausen, C. F.,et al (2011). The presence of abdominal obesity is associated with changes in vascular function independently of other cardiovascular risk factors, Int J Cardiol, 139(1), 32-41.
    116. Carnevale Schianca, G. P.,et al (2006). Comparison between HOMA-IR and ISI-gly in detecting subjects with the metabolic syndrome, Diabetes Metab Res Rev, 22(2), 111-117.
    117. Chen, H., Sullivan, G. và Quon, M. J. (2005). Assessing the predictive accuracy of QUICKI as a surrogate index for insulin sensitivity using a calibration model, Diabetes, 54(7), 1914-1925.
    118. Pisprasert, V.,et al (2012). Limitations in the Use of Indices Using Glucose and Insulin Levels to Predict Insulin Sensitivity: Impact of race and gender and superiority of the indices derived from oral glucose tolerance test in African Americans, Diabetes Care, 36(4), 845-853.
    119. Ryu, S.,et al (2005). Spectrum of insulin sensitivity in the Korean population, Metabolism, 54(12), 1644-1651.
    120. Rabasa-Lhoret, R.,et al (2003). Modified quantitative insulin sensitivity check index is better correlated to hyperinsulinemic glucose clamp than other fasting-based index of insulin sensitivity in different insulin-resistant states, J Clin Endocrinol Metab, 88(10), 4917-23.
    121. Strączkowski M và al, e. (2004 ). Comparison of simple indices of insulin sensitivity using the euglycemic hyperinsulinemic clamp technique, Med Sci Monit, 10(8), 480-484.
    122. Kathleen HP, Debra JBB (2007). Racial and Ethnic Differences in the Presentation of metabolic syndrome, Journal for Nurse Practitioners, 3 (4), 229-239.
    123. Garmendia M.L., L. L., Hugo Sanchez, et al (2009). Homeostasis model assessment (HOMA) values in Chilean elderly subjects, Rev Méd Chile,137, 1409-1416.
    124. Bonora E, T. G., Alberiche M, et al (2000). Homeostasis model assessment closely mirrors the glucose clamp technique in the assessment of insulin sensitivity, Diabetes Care, 23 57–63.
    125. Trần Thị Thanh Hóa, Tạ Văn Bình, (2010). Nghiên cứu Kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có gan nhiễm mỡ phát hiện lần đầu tại Bệnh viện Nội Tiết Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3, 927 - 939.
    126. Annette M. Chang, Marla J. Smith, et al (2005). Limitation of the Homeostasis Model Assessment to Predict Insulin Resistance and Cell Dysfunction in Older People, The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, 91(2), 629–634.
    127. Nguyễn Đức Ngọ (2008). Nguyên cứu mối liên quan kháng insulin với béo phì, rối loạn lipid máu ởbệnh nhân đái tháo đường týp 2
    128. Nguyễn Kim Lương (2000). Nghiên cứu tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid ở bệnh nhân tăng huyết áp. Tạp chí Tim mạch Việ
     
Đang tải...