Tiến Sĩ Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học viêm nhiễm dường sinh dục dưới ở phụ nữ nông thôn miền núi t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2015
    Chương 1.
    TỔNG QUAN . 3
    1.1. Khái quát về bệnh viêm nhiễm đường sinh dục . 3
    1.1.1. Khái niệm về viêm nhiễm đường sinh dục . 3
    1.1.2. Phân loại viêm nhiễm đường sinh dục 3
    1.1.3. Nguyên nhân gây một số viêm nhiễm đường sinh dục thường gặp 3
    1.1.4. Đặc điểm viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ 4
    1.2. Đặc điểm dịch tễ viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ . 5
    1.2.1. Viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ trên thế giới . 5
    1.2.2. Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ tại
    Việt Nam 8
    1.3. Một số yếu tố nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ 12
    1.3.1. Nhóm yếu tố về hành vi sức khỏe người phụ nữ 12
    1.3.2. Nhóm yếu tố môi trường và xã hội . 13
    1.3.3. Nhóm yếu tố về hệ thống y tế . 15
    1.3.4. Yếu tố nhân khẩu học và một số yếu tố khác 17
    1.4. Mô hình phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục . 20
    1.4.1. Một số mô hình phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục trên thế giới 20
    1.4.2. Phương pháp huy động cộng đồng 22
    1.4.3. Một số mô hình truyền thông giáo dục sức khỏe để phòng chống bệnh viêm
    nhiễm đường sinh dục / lây truyền qua đường tình dục tại Việt Nam . 26
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 29
    2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu . 29
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 29
    2.1.2. Địa điểm nghiên cứu . 29
    2.1.3. Thời gian nghiên cứu 32
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 32
    2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 32
    2.2.2. Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu định lượng 33
    2.2.3. Phương pháp chọn mẫu định tính . 37
    2.3. Nội dung can thiệp cộng đồng . 38
    2.3.1. Các bước tiến hành can thiệp 38
    2.3.2. Giải pháp can thiệp (Sơ đồ 2.2. Khung lý thuyết nghiên cứu) 39
    2.4. Chỉ số nghiên cứu . 43
    2.4.1. Phân nhóm các chỉ số nghiên cứu . 43
    2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá các biến số . 45
    2.5. Phương pháp thu thập thông tin . 50
    2.5.1. Phần định lượng 50
    2.5.2. Phần định tính . 52
    2.5.3. Vật liệu nghiên cứu . 52
    2.6. Phương pháp xử lý số liệu 53
    2.6.1. Kỹ thuật phân tích số liệu 53
    2.6.2. Phương pháp khống chế sai số 53
    2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 54
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
    3.1. Dịch tễ học viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ nông thôn miền núi độ
    tuổi sinh đẻ có chồng Thái Nguyên 55
    3.1.1. Tỉ lệ bệnh . 55
    3.1.2. Phân bố bệnh . 56
    3.2. Các yếu tố liên quan đến bệnh viêm nhiễm đường sinh dục . 60
    3.2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm nhiễm đường sinh dục . 60

    3.2.2. Một số yếu tố nguy cơ với bệnh viêm nhiễm đường sinh dục 66
    3.3. Kết quả can thiệp 72
    3.3.1. Thực hiện các bước tiến hành can thiệp 72
    3.3.2. Kết quả các giải pháp can thiệp 76
    3.4. Hiệu quả các giải pháp can thiệp . 80
    Chương 4. BÀN LUẬN . 90
    4.1. Đặc điểm dịch tễ học viêm nhiễm đường sinh dục của phụ nữ tuổi sinh đẻ có
    chồng ở nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên . 90
    4.1.1. Tỉ lệ bệnh . 90
    4.1.2. Phân bố bệnh . 91
    4.2. Yếu tố liên quan đến bệnh viêm nhiễm đường sinh dục 93
    4.2.1. Yếu tố kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh viêm nhiễm đường
    sinh dục của đối tượng nghiên cứu 93
    4.2.2. Yếu tố nguy cơ của bệnh viêm nhiễm đường sinh dục . 98
    4.3. Hiệu quả can thiệp 103
    4.3.1. Kênh tiếp cận thông tin và chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh VNĐSD tại
    trạm y tế xã trước can thiệp 104
    4.3.2. Hiệu quả sau can thiệp 106
    KẾT LUẬN 112
    KHUYẾN NGHỊ 114
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
    PHỤ LỤC . 128
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Viêm nhiễm đường sinh dục là một trong những bệnh hay gặp ở phụ nữ
    lứa tuổi sinh đẻ và là bệnh gặp nhiều nhất trong các bệnh phụ khoa [65],
    [115]. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản, lao động và
    chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Viêm nhiễm đường sinh dục còn là nguyên
    nhân vô sinh, chửa ngoài tử cung, sẩy thai và nhiều biến chứng khác. Bệnh
    cũng là yếu tố gây cản trở việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, là yếu tố làm
    tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và bệnh lây truyền qua đường tình dục [7], [50].
    Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính có khoảng 50% phụ nữ tuổi sinh đẻ
    trên thế giới bị viêm nhiễm đường sinh dục, tập trung nhiều ở các nước đang
    phát triển trong đó có Việt Nam [96], [115], [103]. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế
    giới đã khuyến cáo ưu tiên kiểm soát và khống chế bệnh viêm nhiễm đường
    sinh dục, bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV [116].
    Tại Việt Nam, tỉ lệ hiện mắc viêm nhiễm đường sinh dục chiếm tương
    đối cao, dao động từ 40 - 80% theo từng nghiên cứu [110], [111]. Theo một
    số nghiên cứu trước đây cho thấy: tỉ lệ viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ
    khu vực biển đảo thành phố Hải Phòng là 46,5% [68]; ở Hà Nội là 37,0%
    [92]; ở Thừa Thiên Huế là 23,3% [41]. Điều đáng chú ý là tỉ lệ viêm nhiễm
    đường sinh dục ở phụ nữ nông thôn thường tăng cao hơn so với một số vùng
    khác, ví dụ như ở vùng nông thôn chiêm trũng Hà Nam (58,4%); vùng nông
    thôn đồng bằng Hải Dương (52,0%); thậm chí ở phụ nữ dân tộc Thái vùng
    nông thôn miền núi Nghệ An (64,1%) [51].
    Ở nước ta, chương trình phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục,
    bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV đã được thực hiện từ lâu [8], [9],
    [11], [57] nhưng nhìn chung hiệu quả của các chương trình này còn thấp, đặc
    biệt là tại các vùng nông thôn miền núi, vùng sâu vùng xa [65]. Tại các vùng
    này, phụ nữ là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh
    dục, do những yếu tố bất lợi về điều kiện vệ sinh, điều kiện lao động, mức
    sống thấp [12], [65], [92]. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế còn
    hạn chế [12], [65], kiến thức về viêm nhiễm đường sinh dục chưa cao [65],
    [63], [111] và sự tồn tại của bất bình đẳng giới [65] đã làm gia tăng tỉ lệ viêm
    nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại khu vực này. Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi, đời sống kinh tế - văn hóa - xã
    hội của người nông dân ở mức trung bình [14]; công tác chăm sóc sức khỏe
    nói chung và chăm sóc sức khỏe sinh sản còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì
    thế mà tỉ lệ viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ có thể cao và có thể cần có
    những giải pháp phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục hiệu quả dành cho
    phụ nữ nông thôn miền núi. Câu hỏi đặt ra là: Thực trạng bệnh viêm nhiễm
    đường sinh dục của phụ nữ độ tuổi sinh đẻ ở nông thôn miền núi tỉnh Thái
    Nguyên hiện nay ra sao? Yếu tố nguy cơ nào tác động đến tỉ lệ bệnh viêm
    nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ? Giải pháp nào để phòng
    chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ ở nông
    thôn miền núi Thái Nguyên hiệu quả? Xuất phát từ những câu hỏi trên,
    chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ
    học viêm nhiễm dường sinh dục dưới ở phụ nữ nông thôn miền núi tỉnh
    Thái Nguyên và hiệu quả giải pháp can thiệp”. Với các mục tiêu sau:
    1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học viêm nhiễm đường sinh dục dưới của
    phụ nữ nông thôn miền núi độ tuổi sinh đẻ có chồng tỉnh Thái Nguyên năm 2012.
    2. Xác định một số yếu tố viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ độ
    tuổi sinh đẻ có chồng ở nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên.
    3. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp phòng chống viêm nhiễm đường
    sinh dục của phụ nữ nông thôn xã Thành Công, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
    Nguyên sau 2 năm can thiệp.
     
Đang tải...