Thạc Sĩ Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, căn bệnh của bệnh viêm đường hô hấp mãn tính trên gà công ng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Đầu mục Trang
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ . viii
    DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA . viii
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Đặt vấn đề . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
    3. Ý nghĩa của đề tài . 2
    4. Giới hạn của đề tài 2
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
    1.1. Lịch sử bệnh . 3
    1.2. Các nghiên cứu về bệnh trong và ngoài nước 4
    1.2.1. Ở trên thế giới . 4
    1.2.2. Ở Việt Nam . 6
    1.3. Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh . 10
    1.3.1. Căn bệnh 10
    1.3.2. Biểu hiện lâm sàng . 17
    1.3.3. Bệnh tích 18
    1.3.4. Chẩn đoán 19
    1.3.5. Phòng chống bệnh Mycoplasma ở trên gia cầm 20
    1.3.5.1. Nâng cao điều kiện vệ sinh và quản lý . 20 iv
    1.3.5.2. Điều trị đàn gà giống . 20
    1.3.5.3. Xử lý trứng 21
    1.3.5.4. Phòng bệnh bằng vaccin 21
    1.4. Sự ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ và ammonia . 22
    1.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ 22
    1.4.2. Ảnh hưởng của ẩm độ . 24
    1.4.3. Ảnh hưởng của các chất khí trong chuồng nuôi 25
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 27
    2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu . 27
    2.1.1. Đối tượng . 27
    2.1.2. Thời gian 27
    2.1.3. Địa điểm nghiên cứu . 27
    2.2. Nôi dung nghiên cứu . 27
    2.2.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội 27
    2.2.2. Điều tra một số đặc điểm dịch tễ học bệnh (CRD) . 27
    2.2.3. Xác định mối tương quan giữa tỷ lệ nhiễm bệnh 27
    2.2.4. Một số kết quả nghiên cứu điều trị thử nghiệm bệnh CRD . 27
    2.2.5. Đề xuất biện phòng trị bệnh 27
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 28
    2.3.1. Nghiên cứu dịch tễ học . 28
    2.3.2. Phương pháp thu thập và sử dụng số liệu 28
    2.3.3. Phương pháp chọn mẫu 28
    2.3.4. Lấy mẫu bệnh phẩm . 28
    2.3.5. Phương pháp chẩn đoán bệnh . 28
    2.3.6. Đo nhiệt độ, ẩm độ và ammonia . 29
    2.3.7. Phương pháp tính toán số liệu . 29 v
    2.3.8. Xử lý số liệu . 31
    CHƯƠNG 3: KẾT QỦA THẢO LUẬN 32
    3.1. Kết quả điều tra một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội 32
    3.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 32
    3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 33
    3.1.3. Kết quả điều tra về công tác chăn nuôi thú y 34
    3.1.3.1. Kết quả điều tra về chế độ chăm sóc cho gà 34
    3.1.3.2. Kết quả điều tra về quy trình phòng bệnh cho gà . 35
    3.2. Kết quả nghiên cứu dịch tễ học bệnh CRD . 38
    3.2.1. Kết quả nghiên cứu trên đàn gà mắc bệnh 38
    3.2.1.1. Kết quả xác định tình hình bệnh CRD 38
    3.2.1.2. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm Mycoplasma . 39
    3.2.1.3. Tỷ lệ nhiễm bệnh trên các lứa tuổi ở các đàn gà khảo sát 42
    3.2.1.4. Tỷ lệ nhiễm M. gallisepticum , M. synoviae và cả hai loài . 44
    3.2.1.5. Kết quả xác định triệu chứng và bệnh tích bệnh CRD 47
    3.2.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh theo mùa và tiểu khí hậu chuồng nuôi 53
    3.2.2.1. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nhiễm bệnh theo mùa 53
    3.2.2.2. Nghiên cứu mối tương quan của các yếu tố . 54
    3.3. Kết qủa nghiên cứu biện pháp phòng tri bệnh CRD . 61
    3.3.1. Kết quả điều trị thử nghiệm 61
    3.3.2. Đề xuất biện pháp phòng bệnh CRD 63
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 65
    Kết luận . 65
    Đề nghị 65
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 66 vi
    DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
    ADN : Acid Deoxyribo Nucleic
    CRD : Chronic Respiratory Disease
    EDS - 76 : Egg drop syndrome 1976
    ELISA : Enzyme linked immuno - sorbent assay
    EM : Electron Microscopy
    HI : Heamagglutination Inhibition
    IB : Vaccin Viêm phế quản
    IS : Infectius Sinusitis
    ILT : Vaccin Viêm Thanh Khí Quản
    L : L-forms bacteria
    M.G : Mycoplasma gallisepticum
    M.S : Mycoplasma synoviae
    MA : Mycoplasma Agar
    MB : Mycoplasma Broth
    MT2 : Huyết thanh lợn
    ND : Vaccin Dịch tả gà
    OVO4 : Vaccin Dịch tả, Viêm phế quản, sưng phù đầu,
    Hội chứng giảm đẻ
    P.P.L.O : Pleuro- Pleumonia- Like- Organissm
    PCR : Polymerase chain reaction
    RNA : Ribonucleic acid
    RPA : Serum plate agglutination test
    SPA : Serum plate agglutination
    TTC : 2-3-5 – Triphenyl tetrazolium chloride
    TP. BMT : Thành phố Buôn Ma Thuộtvii
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    Bảng 1.1. Giới hạn cho phép và gây chết của các khí 25
    Bảng 1.2. Ảnh hưởng của ammonia . 26
    Bảng 3.1. Kết quả điều tra về chăm sóc nuôi dưỡng gà đẻ 34
    Bảng 3.2. Sử dụng vaccin cho đàn gà đẻ 35
    Bảng 3.3. Kết quả xác định tình hình bệnh CRD ở gà 38
    Bảng 3.4: Tỷ lệ nhiễm Mycoplasma trên gà ở các trại 39
    Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm bệnh trên các lứa tuổi ở các đàn gà khảo sát . 42
    Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm M.gallisepticum, M. synoviae ở trên gà . 45
    Bảng 3.7. Tỷ lệ biểu hiện triệu chứng bệnh CRD trên gà 47
    Bảng 3.8. Tỷ lệ biểu hiện bệnh tích bệnh CRD trên gà . 49
    Bảng 3.9. Tỷ lệ nhiễm bệnh theo mùa ở các đàn gà khảo sát 53
    Bảng 3.10. Tương quan giữa các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ và 55
    Bảng 3.11 . Hệ số tương quan (R) giữa tỷ lệ nhiễm (+) vơi nhiệt độ, . 57
    Bảng 3.12. Kết quả điều trị bệnh CRD bằng một số loại kháng sinh 61 viii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ
    Biểu đồ 3.1. So sánh tỷ lệ nhiễm Mycoplasma trên gà ở các trại . 41
    Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh theo lứa tuổi. 42
    Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm bệnh theo mùa ở các đàn gà khảo sát 54
    Đồ thị 1. Tỷ lệ nhiễm M.gallisepticum, M. synoviae trên gà . 45
    Đồ thị 2. Mối tương quan giữa các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ, 56
    Sơ đồ 1: Hệ thống phân loại của mollicutes . 11
    DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
    Hình 1. Vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum và Mycoplasma synoviae . 13
    Hình 2. Các trại Gà nghiên cứu 37
    Hình 3. Trại gà đẻ nghiên cứu 37
    Hình 4. Gà thở khó, mào tím tái nhợt nhạt 48
    Hình 5. Gà sưng phù măt, sác gà gầy 48
    Hình 6. Chân gà bị sưng tích casein . 48
    Hình 7. Viêm phổi, viêm phế quản phổi . 52
    Hình 8. Viêm gan, viêm túi khí, tích nước xoang bao tim . 52
    Hình 9. Viêm phổi, viêm gan, tích nước xoang bao tim 52 1
    MỞ ĐẦU
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trong những năm gần đây Nhà nước ta đã cho nhập những giống gia súc,
    gia cầm có năng xuất cao từ những nước có nền chăn nuôi phát triển nhằm nâng
    cao năng xuất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu về thực phẩm ( thịt,
    trứng, sữa ) ngày càng tăng cho xã hội.
    Mặt khác khi mức sống của người dân tăng lên, yêu cầu về các loại thực
    phẩm sạch ngày càng tăng. Do đó ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói
    riêng là phải tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng tốt để đáp ứng được nhu
    cầu của xã hội. Tuy nhiên, để chăn nuôi gà có năng xuất và chất lượng cao ngoài
    vấn đề con giống và thức ăn thì công tác thú y, phòng bệnh là rất quan trọng.
    Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, trong những bệnh truyền nhiễm
    xẩy ra trên đàn gà thì bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà (CRD) xẩy ra rất
    nhiều và thường xuyên, bệnh gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi, và thường
    gặp nhiều ở các đàn gà nuôi công nghiệp với mật độ cao. Bệnh CRD lây lan
    nhanh và tác động kéo dài gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm, bệnh
    gây chết 5 – 10%, giảm 20 – 30% tăng trọng trên gà, trên gà đẻ giảm tỷ lệ đẻ
    xuống còn 70 – 75%. Trong đàn gà khi có dịch, ngay cả với mức nhiễm thấp,
    bệnh hô hấp mãn tính vẫn làm hao tổn chi phí đáng kể cho các nhà chăn nuôi
    thông qua việc làm giảm hiệu quả thức ăn, tăng trọng trung bình thấp, giảm tính
    đồng đều của đàn, tăng chi phí trong chăn nuôi, quá trình điều trị kéo dài.
    Đăk Lăk nói chung và TP. Buôn Ma Thuột nói riêng có số lượng gà nuôi
    tập trung lớn và nó cũng không nằm ngoài vấn đề nêu trên.
    Xuất phát từ thực tiễn, để tìm ra được các giải pháp hợp lý phòng và trị
    bệnh CRD trên đàn gà công nghiệp tại TP. Buôn Ma Thuột, chúng tôi tiến hành
    nghiên cứu đề tài: 2
    “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, căn bệnh của bệnh viêm
    đường hô hấp mãn tính trên gà công nghiệp tại thành phố Buôn Ma Thuột và
    biện pháp phòng trị”
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    + Xác định tình hình dịch tễ của bệnh viêm đường hô hấp mãn tính trên
    đàn gà nuôi tại Thành phố Buôn Ma Thuột.
    + Đề xuất các biện pháp phòng và trị bệnh do Mycoplasma trong các trại
    chăn nuôi gà công nghiệp.
    3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    Kết quả nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bênh viêm đường hô hấp mãn tính
    trên gà và một số yếu tố liên quan đến sự phát triển bệnh là cơ sở khoa học quan
    trọng để nghiên cứu ứng dụng phòng và trị bệnh trong chăn nuôi gà trên địa bàn.
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm Mycoplasma và một số yếu tố liên quan
    đến sự phát triển của bệnh, đưa ra một số biện pháp phòng và trị bệnh có hiệu
    quả cho đàn gà nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi
    4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
    Không đi sâu nghiên cứu hết tất cả các yếu tố môi trường nuôi có ảnh
    hưởng tới bệnh CRD, chỉ nghiên cứu giới hạn trong các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ
    và ammonia của chuồng nuôi.
    Chỉ theo dõi được triệu trứng, bệnh tích của bệnh CRD không khảo sát
    được bệnh tích vi thể của bệnh CRD. 3
    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. LỊCH SỬ BỆNH
    Lần đầu tiên bệnh được mô tả chính xác vào năm 1905 bởi Dobb (Hà Lan)
    dưới tên gọi “Bệnh viêm phổi địa phương”[08] (trích dẫn). Sau đó cũng tại Anh
    năm 1907, Graham Smith mô tả bệnh phù đầu ở gà tây[30]. Tại Mỹ, năm 1926,
    Tyzzer mô tả bệnh viêm xoang ở gà tây[50]. Năm 1938, bệnh được Dicikinson và
    Hinshow đặt tên là “Bệnh viêm xoang truyền nhiễm” của gà tây [29].
    Năm 1930, Nelson tìm thấy lần đầu tiên Mycoplasma spp trên gà, cũng
    theo Nelson (1935)[43] đã mô tả những thể cầu trực khuẩn liên quan đến bệnh sổ
    mũi truyền nhiễm ở gà. Sau đó ông đã liên kết chúng với bệnh sổ mũi nổ ra
    chậm và thời gian dài đồng thời thể cầu trực khuẩn này có thể tăng trưởng trên
    phôi trứng, mô nuôi cấy và môi trường không có tế bào.
    Năm 1943, J.P Delaplane và H.O Stuart[28] phân lập từ cơ quan hô hấp của
    gà con bị bệnh viêm xoang truyền nhiễm và thấy tác nhân gây bệnh giống Nelson
    đã tìm thấy, từ đó bệnh được gọi là “Viêm đường hô hấp mãn tính - CRD”.
    Năm 1952, Markham, Wong, Olesiuk và Vanrokell[41][45] công bố việc
    nuôi cấy thành công vi sinh vật bệnh gây bệnh từ gà và gà tây bị nhiễm CRD và
    đề nghị xếp Mycoplasma ở gà vào nhóm vi sinh vật gây bệnh ở phổi- màng phổi
    (Pleuro Pleumonia Group) và mầm bệnh được D. G Edward, E.A Freundt[33]
    xếp vào giống Mycoplasma. Năm 1954, Sernan và cộng sự phát hiện ra bệnh và
    gọi tên bệnh là “Bệnh viêm túi khí truyền nhiễm”[18] (trích dẫn).
    Công trình nghiên cứu của nhiều tác giả Mackham và Wong (1952)[41],
    Nelson (1960)[44], thừa nhận các cá thể Coccobacillaris được tìm thấy trước kia
    chính là P.P.L.O (Pleuro- Pleumonia- Like- Organissm ) về sau thống nhất gọi
    tên phổ thông là Mycoplasma. 4
    Edward và Freundt (1956)[33] đề nghị phân loại lại các chủng
    Mycoplasma và đặt tên theo tên giống Mycoplasma, những nghiên cứu về phân
    loại các type huyết thanh, độc lực, khả năng gây bệnh và những kết quả phân lập
    mới ở những loài thuộc lớp chim đã thống nhất được tên gọi các type huyết
    thanh và tên gọi các loài Mycoplasma ở gia cầm như ngày nay.
    H.E Adler và cộng sự (1954)[23], sau khi thực hiện nhiều nghiên cứu cho
    thấy trong tự nhiên có nhiều chủng Mycoplasma nhưng chỉ có một chủng nhất
    định mới có khả năng gây bệnh. Đến năm 1961, A Brion và M Fontaine gọi tên
    khoa học của bệnh là Mycoplasma avium.
    Năm 1961, tại hội nghị lần thứ 29 về gia cầm đã thống nhất gọi tên bệnh
    Mycoplasma respyratoria, tác nhân gây bệnh được gọi tên là Mycoplasma
    respyratoria và Mycoplasma synoviae.
    H.E Adler và M. Shirine(1961)[24] có công trình nghiên cứu về hình thái
    học, tính chất nhuộm màu và kỹ thuật chẩn đoán Mycoplasma.
    Năm 1964, H.W Joder nghiên cứu sự biến đổi hình thái khuẩn lạc
    Mycoplasma (Characteziation of avian Mycoplasma)[51].
    Frey và cộng sự (1968)[36], nghiên cứu môi trường đặc hiệu để nuôi cấy
    và phân lập Mycoplasma. Cũng vào năm đó, J.W Mrose, J.T Boothby và R.
    Yamamoto đã sử dụng kháng thể đơn huỳnh quang trực tiếp để phát hiện CRD ở
    gà[18](trích dẫn).
    Nomomura và H.W Yorder (1977)[18] (trích dẫn), đã nghiên cứu và ứng dụng
    phản ứng kết tủa trên thạch (Agar gel precipitin test) để phát hiện kháng thể kháng
    Mycoplasma.
    1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
    1.2.1. Ở trên thế giới
    Báo cáo về trình trạng nhiễm Mycoplasma ở Ai Cập và giá trị chẩn đoán 5
    khác nhau, Saif – Edin (1997)[32] đã cho thấy :
    - Tỷ lệ nhiễm Mycoplasma gallisepticum và Mycoplasma synoviae ở
    các trại gà Ai Cập là 100% trên gà thịt, 66% trên gà đẻ và các đàn giống cha mẹ
    là 40%.
    - Về các thử nghiệm chẩn đoán, kỹ thuật PCR và nuôi cấy có giá trị trong
    chẩn đoán Mycoplasma galisepticum và Mycoplasma synoviae.
    - Đối với kỹ thuật Elisa, HI chứng tỏ đặc hiệu hơn với các thử nghiệm
    huyết thanh học khác.
    Esendal (1997)[34] đã xác định kháng thể gà chống lại Mycoplasma
    gallisepticum bằng các phản ứng huyết thanh học như: ngưng kết nhanh trên
    phiến kính, HI, kết tủa khyếch tán trên thạch và Elisa cho thấy trong 900 mẫu
    huyết thanh gà gồm gà thịt, gà giống, gà đẻ thì có tỷ lệ dương tính 20,2 % trên
    phản ứng ngưng kết nhanh, 14,2% trên phản ứng HI, 5,7% ở phản ứng kết tủa
    khếch tán trên thạch và 60,3% ở phản ứng Elisa.
    Để kiểm soát Mycoplasma gallisepticum trên gà thịt của Ai Cập, Mousa
    và ctv (1997)[42] đã dùng hai loại vaccin sống chủng F được dùng lúc 1 ngày
    tuổi bằng cách nhỏ mắt, phun sương, nhúng mỏ hay uống và vaccin chết nhũ
    dầu, làm từ chủng có độc lực S6, tiêm dưới da cho gà 14 ngày tuổi, kết quả cho
    thấy gà đã được chủng ngừa được bảo vệ không bị viêm túi khí, sụt ký, tỷ lệ
    sống sót cao và sự phối hợp hai loại vaccin này cho kết quả tốt nhất.
    Điều tra dịch tễ học bệnh gia cầm trên các trại giống thương phẩm ở
    Zambia. Hasegawa – M và ctv (1999)[37] đã báo cáo xét nghiệm 228 mẫu huyết
    thanh thu thập từ 7 trại thương phẩm ở Zambia để tìm kháng thể chống lại virut
    và vi khuẩn từ 9/1994 đến tháng 8/1995, kết quả như sau:
    - Kháng thể chống lại virut Gumnoro được tìm thấy trong tất cả các mẫu
    của 5 trại và 68%, 88% cho 2 trại còn lại. 6
    - Hai mẫu dương tính với vi rút hội chứng giảm đẻ EDS – 76, sự hiện diện
    của virut này lần đầu tiên được báo cáo ở Zambia.
    - Kháng thể chống lại Salmonella pullorum và S.gallinarum được xác
    định ở 3 trại lần lượt là 92%, 19%, 16%, các trại khác đều âm tính.
    - Kháng thể chống lại M. gallisepticum đã thấy ở tất cả các mẫu của 4
    trại, tỷ lệ nhiễm M.synoviae thay đổi 8,3 – 100%.
    1.2.2. Ở Việt Nam
    Đào Trọng Đạt và cộng sự (1975) [01] đã điều tra tình trạng mang kháng
    thể chống Mycoplasma trên 5 cơ sở chăn nuôi gà tập trung và gà nuôi trong dân
    ở một số tỉnh phía Bắc cho thấy tỷ lệ nhiễm Mycoplasma là 26,4% mà trong đó
    gà dưới 2 tháng tuổi không bị nhiễm, 3 – 5 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 55%, 5 – 6
    tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 66,6 % và gà trên 8 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm là 50%.
    Đồng thời tác giả cũng phát hiện được kháng thể Mycoplasma trong lòng đỏ
    trứng gà ở các trại xác định có bệnh với tỷ lệ mẫu dương tính 12,5% và phân lập
    được Mycoplasma từ các bệnh phẩm như khí quản, phổi, não, mắt và xoang mắt
    của gà bệnh với tỷ lệ 44%.
    Nguyễn Vĩnh Phước và ctv (1985)[13] đã báo cáo về điều tra cơ bản bệnh
    hô hấp mãn tính của gà công nghiệp ở một số tỉnh phía nam như sau:
    - Tỷ lệ nhiễm tại 8 cơ sở điều tra là 70,2%, Mycoplasma nhiễm cao ở trên
    gà Plymouth và các giống con lai.
    - Bệnh thường xuất hiện vào thời gian chuyển tiếp giữa mùa mưa và mùa
    nắng tháng 4 – 5 rồi giảm đi từ tháng 7 – 8.
    - Gà dưới 2 tháng tuổi ít phát hiện thấy kháng thể, từ 3 tháng tuổi trở lên
    phát hiện thấy kháng thể nhiều hơn và cao nhất là 6 – 8 tháng tuổi.
    Nguyễn Kim Oanh và ctv (1997)[12] khi điều tra về tỷ lệ nhiễm
    Mycoplasma gallisepticum ở gà nuôi tại các xí nghiệp chăn nuôi gia cầm trên địa 7
    bàn Hà Nội là khá cao (46%). Các giống gà khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau,
    cao nhất là giống gà Goldline và thấp nhất là Ross 208. Tỷ lệ nhiễm tăng dần và
    cao nhất ở gà trưởng thành. Thời điểm bắt đầu đẻ (165 ngày) tỷ lệ nhiễm tới
    72,5%, mặc dù các đàn gà này được phòng bệnh bằng thuốc như tylosin,
    tiamulin, syanovil, norflorxacin,
    Nguyễn Ngọc Nhiên và ctv (1999)[11] đã công bố kết quả phân lập
    Mycoplasma gây bệnh hô hấp mãn tính trên gà:
    - Tỷ lệ phân lập trên môi trường canh trùng là 53,33% và môi trường
    thạch là 40%.
    - Dùng chủng Mycoplasma phân lập được gây bệnh thí nghiệm, gà có
    biểu hiện triệu chứng lâm sàng và bệnh tích giống như bệnh ngoài tự nhiên.
    Hoàng Xuân Nghinh và ctv (2000)[10] đã nghiên cứu biến đổi bệnh lý ở
    biểu mô khí quản của 72 gà thí nghiệm 28 ngày tuổi được gây nhiễm thực
    nghiệm với Mycoplasma gallisepticum qua khí quản và xoang mũi. Từ 2 - 4 tuần
    sau khi gây bệnh, biểu mô khí quản gà bệnh chết được kiểm tra bằng kính hiển
    vi thường và kính hiển vi điện tử cho thấy:
    - Bề mặt khí quản tổn thương rõ, xuất hiện ổ loét sâu và lớn, quá trình
    viêm cấp tính ảnh hưởng đến cấu trúc bề mặt tế bào của biểu mô khí quản.
    - Sự hồi phục của biểu mô khí quản rất nhanh sau quá trình viêm loét, từ
    màng đáy sau đến lớp tế bào biểu mô và lớp nhung mao của tế bào biểu mô.
    - Sự tăng sinh không định hướng của nhung mao tế bào biểu mô chứng tỏ
    bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.
    Phạm Văn Đông, Vũ Đạt (2001)[02] điều tra tình hình nhiễm CRD ở 4 trại
    gà thường phẩm nuôi công nghiệp cho thấy:
    - Gà từ 1 – 60 ngày tuổi nhiễm 16,55%, gà 60 – 140 ngày tuổi nhiễm
    41,21%, gà 140 – 260 ngày tuổi nhiễm 56,17%, tỷ lệ nhiễm chung là 38,27%, 8
    vậy cường độ nhiễm cũng tăng theo lứa tuổi.
    - Kết quả mổ khám cho thấy bệnh tích chủ yếu ở các cơ quan phủ tạng như
    mũi, thanh quản, phổi, túi khí và gan với tỷ lệ bệnh tích tương ứng là: 39,61%;
    80,84%; 12,66%; 38,73; 34;80%.
    Trương Quang (2002)[15] nghiên cứu bệnh CRD liên quan đến một số chỉ
    tiêu kinh tế kỹ thuật của đàn gà Isa bố mẹ hướng thịt, kết quả cho thấy:
    - Ở gà có hiệu giá kháng thể thấp (1/8) thì tỷ lệ đẻ đạt 73,3%, tỷ lệ trứng
    loại 1: 11,79%, chi phí thức ăn 3,13kg/10 trứng, tỷ lệ phôi chết 4,39%, tỷ lệ gà
    con loại 1: 77,51%.
    - Ở gà bị bệnh hiệu giá kháng thể cao (1/64) thì các chỉ tiêu trên thay đổi rõ rệt
    với các tỷ lệ tương ứng : 14,48%; 28,06%; 8,64kg; 21,54% và 38,46%.
    Trương Quang (2002)[14] sử dụng vaccin Nobivac-M.G để phòng bệnh
    CRD cho đàn gà Isa bố mẹ hướng thịt cho thấy:
    - Sau lần tiêm thứ nhất: 25,71% – 62,86% số gà kiểm tra có hiệu giá kháng thể
    1/64; 17,14% - 54,29% số gà kiểm tra có hiệu giá kháng thể 1/128.
    - Sau lần tiêm thứ 2: 28,57% - 60,00% gà có hiệu giá kháng thể 1/128;
    5,71% - 57,48% gà có hiệu giá kháng thể 1/256.
    - Gà con nở ra từ trứng của gà bố mẹ đã tiêm vaccin 2 lần có hiệu giá kháng
    thể thụ động tương đối cao và tồn tại đến 3 tuần tuổi.
    Nhữ Văn Thụ và công sự (2007)[19], sử dụng PCR và nested PCR để xác
    định hiệu quả sử dụng kháng sinh phòng chống Mycoplasma trên gà cho thấy:
    Tylosin và Erofloxacin được sử dụng với liều 50mg/kgP và 20mg/kgP x 3 ngày,
    sau khi sử dụng kháng sinh tỷ lệ bệnh giảm đáng kể, tuy nhiên thời gian duy trì
    tỷ lệ thấp không được lâu. M.gallisepticum nhạy cảm với kháng sinh hơn so với
    M. synoviae, vì vậy giá trị ức chế tối thiểu của M.S cao hơn so với M.G.
    Mycoplasma có khả năng tái nhiễm hoặc phục hồi sau 3 tuần sử dụng, sử dụng 9
    hai loại thuốc nói trên với đàn gà đẻ bị nhiễm Mycoplasma có tác dụng làm giảm
    khả năng tụt sản lượng trứng, tăng tỷ lệ gà loại 1.
    Đào Thị Hảo và cộng sự, 2007 [04], ứng dụng các phương pháp chẩn đoán
    khác nhau (nuôi cấy, PCR, RPA, HI) được dùng để xác định sự nhiễm
    M.gallisepticum ở gà từ 7 – 35 ngày sau gây nhiễm, gà được gây nhiễm lúc 6 tuần
    tuổi với các chủng phân lập M.G 1 (từ Hà Tây), M.G 2 (từ cơ sở 1- Hà Nội), M.G 3 (từ
    cơ sở 2- Hà Nội) và M.G S 6 (chủng chuẩn của Malaixia), kết quả cho thấy:
    - Tỷ lệ mẫu dương tính ở các chủng phân lập cơ sở cao hơn chủng M.GS 6
    trong phòng thí nghiệm, tỷ lệ các mẫu âm tính cao ở các mẫu đối chứng.
    - Dùng phương pháp huyết thanh học nhạy hơn phương pháp vi khuẩn học.
    - Hai chủng M.G 1 và M.G 2 có tính kháng nguyên điển hình và có hàm
    lượng kháng thể cao.
    Đào Thị Hảo và cộng sự (2008)[05], nghiên cứu quy trình chế tạo kháng
    nguyên M.G (Mycoplasma gallisepticum) dùng để chẩn đoán bệnh viêm đường hô
    hấp mãn tính (CRD) ở gà .
    Trương Hà Thái và cộng sự, 2009[16], xác định tỷ lệ nhiễm Mycoplasma
    gallisepticum ở hai giống gà hướng thịt Ross 308 và Isa màu nuôi công nghiệp ở
    một số tỉnh miền bắc cho thấy tỷ lệ nhiễm Mycoplasma gallisepticum trung bình
    là: 37,83% và không có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giữa hai giống gà, tỷ lệ
    nhiễm có xu hướng tăng theo tuần tuổi của gà.
    Nguyễn Thị Tình và cộng sự (2009)[21], nghiên cứu chế kháng thể lòng
    đỏ dùng điều trị bệnh viêm hô hấp mãn tính (CRD) ở gà từ 3 quy trình gây tối
    miễn dịch cho biết kháng thể lòng đỏ thu được có hiệu giá ngưng kết cao
    (10log2) ở cả 3 lô thí nghiệm. Theo các tác giả, bằng phương pháp khuếch tán
    trên thạch giữa kháng nguyên đã dùng và kháng thể lòng đỏ thu được đều cho
    kết tủa rõ và và không có phản ứng chéo với kháng nguyên M.S. Kháng thể lòng 10
    đỏ đã chế đạt tiêu chuẩn được áp dụng điều trị bệnh CRD, mang hiệu quả cao
    trong sản xuất.
    Đào Thị Hảo và cộng sự (2010)[06], ứng dụng kháng nguyên Mycoplasma
    gallisepticum tự chế xác định tỷ lệ nhiễm bệnh hô hấp mãn tính tại một số cơ sở
    chăn nuôi gà công nghiệp, kết quả cho thấy khả năng gây ngưng kết và thời gian
    xuất hiện của phản ứng kháng nguyên tự chế đều cho kết quả tương tự với kháng
    nguyên của Nhật Bản, đáp ứng được yêu cầu dùng chẩn đoán bệnh CRD bằng
    phản ứng ngưng kết nhanh trên các đàn gà công nghiệp nuôi ở Việt Nam.
    Đào Thị Hảo và cộng sự (2010)[07], kiểm tra các đặc tính sinh hóa, lựa chọn
    môi trường nuôi cấy thích hợp giống vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum phân lập
    được. Các tác giả đã sử dụng các loại môi trường Mycoplasma Broth (MB) và
    Mycoplasma Agar (MA), tiến hành đo pH và làm đồng bộ các phản ứng để đánh giá,
    kết quả cả 4 chủng vi khuẩn M.G đều mọc tốt trên môi trường MB và MA, pH môi
    trường MB từ 7,8 ban đầu dao động xuống trong khoảng 5,87 - 6,28; Các chủng
    M.G đều lên men đường glucoza (100%), kết quả dương tính tương ứng khi sử
    dụng kỹ thuật PCR, kết quả sản phẩm trên gel Agarose của M.G là 530 bp.
    - Vi khuẩn M.G phát triển trên cả hai môi trường bổ trợ huyết thanh ngựa
    hoặc lợn, pH dao động từ 7,8 xuống 6,20 và 5,82. huyết thanh lợn (MT2) được
    chọn là chất bổ trợ cho môi trường dùng để nuôi cấy vi khuẩn M.G trong các
    nghiên cứu tiếp theo.
    1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH
    1.3.1. Căn bệnh
    Mycoplasma là vi cơ thể sống không có thành tế bào mà chỉ có màng
    nguyên sinh chất. Nó là cơ thể sống có khả năng tự nhân đôi có kích thước nhỏ
    nhất. Vi khuẩn có hình cầu, hình bầu dục, hình sợi, hình xoắn, gram âm nhưng
    bắt màu kém với thuốc nhuộm gram, nhuộm tốt hơn với giemsa và romanowsky. 11
    Nó là những vi sinh vật nhỏ nhất sống tự do, có khả năng đi qua màng lọc
    0,22µm mặc dù đường kính của đơn vi sinh sản nhỏ nhất khoảng 0,33µm, trọng
    lượng phân tư thấp ( < 5.10 8 dalton).
    Trong phân loại học, Mycoplasma thuộc lớp Mollicutes (mollis nghĩa là
    mềm, cutes là da, vỏ bọc), lớp này chứa khoảng 170 loài phân bố rộng rãi trong
    tự nhiên và là những nguyên nhân quan trọng gây các bệnh truyền nhiễm ở
    người, động vật, thực vật và tế bào nuôi cấy.
    Hệ thống phân loại của Mollicus như sau:
    Sơ đồ 1: Hệ thống phân loại của mollicutes
    Hai đặc điểm khác biệt của Mycoplasma so với các loại vi khuẩn khác là kích
    thước gene và thành phần các bazơ nitơ của DNA. Mycoplasma có cả DNA và
    RNA, nó mang bộ gene nhỏ nhất trong tất cả cơ thể sống tự do khoảng 600 kb ( kilo
    base pairs) và có ít hơn 300 gene, tổng thành phần Guanine và Cytosine trong ADN
    thấp, ở một số loài tỷ lệ G + C thấp hơn 25 mol% và tỷ lệ đó phân bố không đều
    trên bộ gene, có vùng rất cao lại có những vùng rất thấp. Một cơ thể sống có kích
    thước và số lượng gene nhỏ như vậy nhưng nó cũng thể hiện là một mầm bệnh
    tương đối hoàn chỉnh và thực hiện rất nhiều chức năng của một cơ thể sống, chứng
    tỏ tính tổ chức và sự điều hành của bộ gene của Mycoplasma khá hoàn chỉnh. 12
    Khi mới được phát hiện, người ta cho rằng Mycoplasma là virus bởi vì nó
    có thể qua lọc vi khuẩn dễ dàng tuy nhiên chúng không giống với virus ở chỗ
    chúng có thể sinh trưởng và phát triển trên môi trường nhân tạo không có tế bào.
    Sau đó, người ta còn nhầm Mycoplasma với vi khuẩn dạng L (L-forms bacteria)
    mà dạng này cũng không có thành tế bào, không giống như Mycoplasma, vi
    khuẩn dạng L không có sterols ở trong màng nguyên sinh và chúng có thể
    chuyển thành dạng có thành tế bào.
    Phần lớn Mycoplasma có lối sống ký sinh, nó chỉ sống và phát triển mạnh ở
    một số vật chủ cụ thể (dải thích nghi hẹp) ví dụ những loài gây bệnh cho người thì
    hoàn toàn khác biệt với các loài gây bệnh ở động vật khác như gặm nhấm hoặc
    nhai lại. Mycoplasma gây bệnh tự nhiên ở động vật có vú, chim, bò sát, chân đốt,
    thực vật và cá, cùng với khả năng gây bệnh trên người và động thực vật,
    Mycoplasma còn có mặt trong các chế phẩm sinh học như vaccin, môi trường nuôi
    cấy tế bào và gây ra những khó khăn rất lớn trong nghiên cứu cũng như trong
    công nghệ sinh học sử dụng tế bào nuôi cấy.
    Số loài Mycoplasma thì nhiều nhưng vì chúng không có thành tế bào nên
    chúng không phát triển phong phú được, về vật chủ nhiễm bệnh thì Mycoplasma
    gây bệnh chủ yếu ở đường hô hấp cho người và động vật.
    Mycoplasma được coi là vi sinh vật hiếu khí hay yếm khí tùy tiện, phát triển
    tốt trong điều kiện 37-38 0 C, PH 7-8, độ ẩm cao 80-90%, và có 4-5% CO 2 . Ngoài ra
    môi trường nuôi cấy Mycoplasma cần giầu chất dinh dưỡng, thường cho thêm vào
    môi trường 10 - 15% huyết thanh của ngựa, heo hay gia cầm.
    Khi cho 10 - 15% huyết thanh heo vào trong môi trường Frey (gồm nước
    chiết tim bê, peptone, chất chiết nấm men và dextrose) thì hiệu quả cho việc nuôi
    cấy Mycoplasma tăng lên.
    Phenol red và dextrose được dùng để xác định nó có tăng trưởng trong các 13
    ống nuôi cấy, cũng như thêm vào 2-3-5 - Triphenyl tetrazolium chloride (TTC)
    làm chất chỉ thị, nó giúp sản xuất mầu đỏ trong môi trường hoặc nó lên men
    dextrose làm thay đổi phenol red thành màu vàng khi môi trường trở thành acid.
    Mycoplasma có thể tăng trưởng trên môi trường thạch được làm giàu bằng
    huyết thanh nhưng rất khó thu được khuẩn lạc phát triển trực tiếp từ các mẫu
    bệnh phẩm, khi nuôi cấy trên thạch đĩa phải ủ ở nhiệt độ 37 o C trong không khí
    rất ẩm từ 3 – 5 ngày.
    Quan sát dưới kính hiển vi khuẩn lạc rất nhỏ có hình trứng chiên ôp lết,
    trơn, tròn, có những khối mờ dầy đặc, nhô lên ở vùng trung tâm (trừ
    Mycoplasma hyopneumonia), đường kính ít khi lớn hơn 0,2 – 0,3nm.
    Vi khuẩn M. Gallisepticum[52] Vi khuẩn M. synoviae [53]
    Hình 1. vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum và Mycoplasma synoviae
    Mycoplasma có thể phát triển được trong môi trường xơ phôi gà một
    lớp. Một số Mycoplasma có đặc tính gây ngưng kết hồng cầu gà, nhưng chỉ các
    giống Mycoplasma gây bệnh mới có đặc tính này. Có thể nuôi cấy Mycoplasma
    trên môi trường nhân tạo và trên phôi trứng bằng cách tiêm vào túi lòng đỏ phôi
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...