Thạc Sĩ Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng do Eimeria spp gây ra ở thỏ nuôi tại một số đị

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng do Eimeria spp gây ra ở thỏ nuôi tại một số địa điểm thuộc Thành phố Hà Nội và biện pháp phòng trừ
    Mô tả bị lỗi font vài chữ, tài liệu thì bình thường

    MỤC LỤC
    Lời cam ñoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết t ắt v
    Danh mục các bảng, hình vẽ, biểu ñồ vi
    1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI. 1
    1.1 ðặt vấn ñề: 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2
    2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    2.1 Cơ sở khoa học của ñề tài 3
    2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. 32
    3 ðỊA ðIỂM, ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
    NGHIÊN CỨU. 35
    3.1 ðối tượng nghiên cứu. 35
    3.2 Vật liệu nghiên cứu 35
    3.3 Nội dung nghiên cứu. 36
    3.4 Phương pháp nghiên cứu. 37
    4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
    4.1 Kết quả xác ñịnh thành phần loài cầu trùng thỏ nuôi tại một
    số ñịa ñiểm thuộc Thành phố Hà Nội. 47
    4.2 Xác ñịnh tỷ lệ nhiễm các loại cầu trùng ñã ñượcphát hiện. 49
    4.3 Nghiên cứu một số ñặc ñiểm dịch tễ của bệnh cầutrùng thỏ. 50
    4.3.1 Kết quả xác ñịnh thời gian xuất hiện Oocyst trong phân của thỏ
    sớm nhất. 50
    4.3.2 Kết quả xác ñịnh tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên 3 giống thỏ
    California, New Zealand và thỏ Nội nuôi tại một số ñịa ñiểm
    thuộc Thành phố Hà Nội. 52
    4.3.3 Kết quả xác ñịnh cường ñộ nhiễm cầu trùng trên các giống thỏ
    nuôi tại một số ñịa ñiểm thuộc Thành phố Hà Nội. 55
    4.3.4 Kết quả xác ñịnh tỷ lệ và cường ñộ nhiễm cầutrùng theo lứa tuổi 57
    4.3.5 Tỷ lệ và cường ñộ nhiễm cầu trùng theo mùa vụ. 63
    4.3.6 Tỷ lệ và cường ñộ nhiễm cầu trùng theo tình trạng vệ sinh thú y. 66
    4.3.7 Tỷ lệ và cường ñộ nhiễm cầu trùng thỏ theo trạng thái phân. 70
    4.4. Kết quả nghiên cứu một số triệu chứng lâm sàngvà bệnh tích ở
    thỏ mắc bệnh cầu trùng. 74
    4.4.1 Kết quả theo dõi các biểu hiện lâm sàng của thỏ mắc bệnh cầu trùng. 74
    4.4.2 Bệnh tích của thỏ mắc bệnh cầu trùng. 76
    4.5. Kết quả thử nghiệm phác ñồ ñiều trị và hướng dẫn ñiều trị
    bệnh cầu trùng thỏ. 78
    4.5.1 Thử nghiệm phác ñồ ñiều trị bệnh cầu trùng thỏ. 78
    4.5.2 Kết quả hướng dẫn sử dụng thuốc ñiều trị bệnhcầu trùng cho thỏ. 82
    4.6 ðề xuất quy trình phòng bệnh cầu trùng cho thỏ. 83
    5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ðỀ NGHỊ 85
    5.1 Kết luận 85
    5.2 Tồn tại 88
    5.3 ðề nghị 88
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI.
    1.1. ðặt vấn ñề:
    Với xu thế phát triển kinh tế, xã hội, ñất nước theo hướng giao lưu, hội
    nhập khu vực và quốc tế, nước ta ñã có nhiều chính sách khuyến nông nghiệp phát
    triển như: Giao ñất, giao vườn, khuyến khích nông dân làm kinh tế VAC,
    VACR nhờ vậy mà nông nghiệp ñã và ñang ñạt ñược nhiều thành tựu to lớn,
    góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng, phát triển ñất nước. Ngành chăn
    nuôi nói chung, chăn nuôi thỏ nói riêng là một ngành còn khá mới mẻ, nhưng
    chiếm một vị trí quan trọng góp phần làm phong phú thêm cho chăn nuôi. Chăn
    nuôi thỏ cung cấp thực phẩm bổ dưỡng cho con người,ñồng thời là nguồn cung
    cấp các sản phẩm phụ như mỡ, da, lông, .cho ngành công nghiệp chế biến.
    Với mô hình trang trại hay gia trại, chăn nuôi thỏ giữ vai trò quan trọng
    trong việc xoá ñói giảm nghèo cho bà con nông dân. Nhiều hộ gia ñình ñã
    vươn nên làm giàu bằng nghề chăn nuôi thỏ. Song, trong nhiều năm qua bệnh
    dịch vẫn là yếu tố gây thiệt hại ñáng kể cho ngành chăn nuôi này. Là một
    nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt ñới nóng ẩm, Việt Nam có khu hệ ký
    sinh trùng ñộng vật phong phú và ña dạng, gây ra nhiều bệnh ký sinh trùng
    cho ñàn gia súc, gia cầm, gây thiệt hại ñáng kể chongười chăn nuôi trong
    ñó có bệnh cầu trùng (Eimeriosis) ở thỏ. Thỏ bị nhiễm cầu trùng thường bị
    tiêu chảy và mở ñường cho các nguyên nhân bệnh khácxâm nhập. Ở Việt
    Nam, cho ñến nay ñã có một vài công trình nghiên cứu về tình hình nhiễm các
    loại cầu trùng này và mức ñộ nguy hại cho chúng gây ra.
    Xuất phát từ thực tế ñó, chúng tôi tiến hành ñề tàikhoa học “ Nghiên cứu
    một số ñặc ñiểm dịch tễ của bệnh cầu trùng do Eimeria spp gây ra ở thỏ
    nuôi tại một số ñịa ñiểm thuộc Thành phố Hà Nội và biện pháp phòng trừ”
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    Xác ñịnh thực trạng tình hình nhiễm bệnh cầu trùng ở thỏ, một số ñặc
    ñiểm bệnh lý học từ ñó có cơ sở khoa học ñể xây dựng biện pháp phòng trừ
    bệnh cầu trùng có hiệu quả, góp phần hạn chế những thiệt hại do cầu trùng
    gây ra.
    1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
    * Ý nghĩa khoa học
    ðây là ñề tài nghiên cứu một cách có hệ thống về bệnh cầu trùng thỏ ở
    các ñịa ñiểm thuộc thành phố Hà Nội.
    * Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
    Xây dựng ñược lịch phòng bệnh cho thỏ có hiệu quả. Từ ñó, góp phần
    hạn chế tỷ lệ và cường ñộ nhiễm cầu trùng ở thỏ, góp phần nâng cao năng
    suất chăn nuôi.

    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    2.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
    2.1.1. Cầu trùng giống Eimeria ký sinh ở thỏ
    2.1.1.1. Thành phần loài cầu trùng thỏ
    Theo Kolapxki.N.A, Paskin.P.I, (1980) vị trí của cầu trùng trong hệ
    thống ñộng vật nguyên sinh như sau:
    Ngành: Apicomplexa
    Lớp: Conoidasida
    Bộ: Eucoccidiorida
    Họ: Eimeriidae
    Giống: Eimeria Loài gồm 10 loài :
    - Eimeria exigua - Eimeria iresidua - Eimeria coecicola
    - Eimeria perforans - Eimeria stiedae - Eimeria magna
    - Eimeria piriformis - Eimeria intestinalis
    - Eimeria flavescens - Eimeria media
    2.1.1.2. ðặc ñiểm, hình thái, kích thước các loài cầu trùng thỏ ñã ñược
    nghiên cứu.
    Eimeria stiedae: Các nang trứng hình bầu dục hay hình elip mầu vàng
    nâu, vỏ nang trứng trơn nhẵn, có lỗ noãn ở phần hẹpcủa nang trứng. Sau giai
    ñoạn sinh sản bào tử trong nang trứng và trong bào tử có những thể cặn. Kích
    thước nang trứng 30 - 48 x 16 - 25 micromet, trung bình là 37,5 x 24,5
    micromet. Sinh bào tử kéo dài tối ña là 3 - 4 ngày.Chu kỳ nội sinh tiến triển
    trong biểu mô ống dẫn mật (Fidamann, 1865; Kisskalfvà Hartmann, 1970).
    Eimeria perforans:Nang trứng có dạng elip hay tròn. Lỗ noãn trông rõ
    ở những nang trứng lớn, còn nang trứng bé thì không rõ. Vỏ nang trứng
    không mầu, kích thước 13,3 - 30,6 x 10,6 - 17,3 micromet, trung bình là 20,3
    - 24,5 x 12,4 - 15,3 micromet. Loài cầu trùng này thường hay gặp nhất trong
    ruột thỏ. Sau thời kỳ sinh bào tử các thể cặn hình thành trong nang trứng và
    trong bào tử. Thời gian sinh bào tử 24 - 48 giờ. Theo tài liệu của
    E.M.Khâyxin (1967) chu kỳ phát triển nội sinh của loài cầu trùng này xảy ra ở
    biểu mô nhung mao và các khe thuộc phần dưới ruột non và cả trong ruột già
    (Leuckart, 1879; Sluiter và swllengrebel 1912).
    Eimeria media: Nang trứng hình bầu dục nhưng có thể có dạng elip. Lỗ
    noãn trông rất rõ có thể thấy bề dầy lớp vỏ ngoài. Vỏ nang trứng mầu vàng
    sáng hay nâu vàng, kích thước: 18,6 - 33,3 x 13,3 -21,3 micromet. Sau thời
    kỳ sinh bào tử hình thành các thể cặn trong nang trứng và trong bào tử. Thời
    gian sinh bào tử 2-3 ngày. Cầu trùng phát triển nộisinh trong tá tràng và phần
    trên ruột non (Kessel, 1929).
    Eimeria magna:Nang trứng hình bầu dục, lỗ noãn trông rất rõ, trong lỗ
    noãn thấy ñược vỏ ngoài ñầy. Vỏ nang trứng mầu vàngda cam hay nâu. Sau
    thời kỳ sinh bào tử có thể cặn trong nang trứng và bào tử. Kích thước nang
    trứng 26,6 - 41,3 x 17,3 - 9,3 micromet, trung bìnhlà 32,9 - 37,2 x 21,5 - 25,5
    micromet. Sinh sản bào tử từ 3 - 5 ngày. Phát triểnnội sinh ở phần giữa và
    phần dưới ruột non. ðôi khi các bào tử loài này cònthấy trong manh tràng và
    trực tràng (Perard, 1925).
    Eimeria irresidua: Các nang trứng hình elip hay bầu dục, phần cuối
    nang trứng mở rộng ở ñó có lỗ noãn. Nang trứng mầu nâu sáng hay nâu tối.
    Kích thước 25,3 - 47,8 x 15,9 - 27,9 micromet, trung bình là 35 - 40 x 20 - 23
    micromet, sau thời kỳ sinh sản bào tử chỉ trong bàotử có thể cặn. Sinh sản
    bào tử 3 - 4 ngày. Chu kỳ phát triển nội sinh sở phần giữa ruột non (Kessel và
    Jankiewiez, 1931).

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I.TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    1. ðinh Xuân Bình, Nguyễn Kim lan (2003). Kỹ thuật chăn nuôi thỏ ngoại,
    Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, tr 79-81.
    2. Trần Tích Cảnh, Hoàng Hưng Tiến, Võ Huy Tạng (1996). Nghiên cứu sản
    xuất vắc xin chống bệnh cầu trùng gà bằng phương pháp chiếu xạ vật lý
    và kỹ thuật hạt nhân, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
    3. Phạm Văn Chức (1981). Bệnh cầu trùng bê ghé và biện pháp phòng trị,
    Thông báo khoa học tại hội nghị Thú y Nha Trang 198.
    4. Phạm văn Chức và cs (1989). Nghiên cứu và thử nghiệm sản xuất vaccin
    phòng chống cầu trùng gà bằng phương pháp chiếu xạ gamma, Báo cáo
    khoa học kỹ thuật thú y các tỉnh phía Nam.
    5. Nguyễn Chu Chương (2001). Hỏi ñáp về nuôi thỏ, Nhà xuất bản Nông
    nghiệp, Hà Nội, tr 106-111.
    6. Bạch Mạnh ðiều (2004). Bệnh cầu trùng gia cầm và các giải pháp phòng
    trị cầu trùng cho gà, bồ câu nuôi tại một số khu vực thuộc các tỉnh phía
    Bắc, Luận án tiến sỹ nông nghiệp.
    7. Trần Mạnh Giang (2006). Sổ tay cán bộ thú y cơ sở, Nhà xuất bản Nông
    nghiệp, Hà Nội, tr 131-134.
    8. ðào Lệ Hằng (1996). Hỏi ñáp kỹ thuật chăn nuôi thỏ ở hộ gia ñình, Nhà
    xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, tr 119-120.
    9. Nguyễn Hữu Hưng, Nguyễn Thị Mỹ An, (2008). Tình hình nhiễm cầu
    trùng thỏ tại thành phố Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng, Tạp chí khoa học thú
    y, Hội thú y Việt Nam, tập XV số 6-2008, tr 73-78.
    10. Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương (1997). Ký sinh và bệnh ký sinh ở gia
    súc, gia cầm, Nhà xuất bản ðại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh,
    tr 369-375.
    11. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên (1999).
    Giáo trình ký sinh trùng thú y, tr 215-219.
    12. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn
    Quang (2008). Giáo trình ký sinh trùng học thú y (dùng cho bậc cao
    học), Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, tr 85.
    13. Phan ðịch Lân, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, (2002). Bệnh
    ký sinh trùng ở ñàn dê Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr
    207.
    14. Phan ðịch Lân (1993). Nghiên cứu dịch bệnh và ứng dụng tiến bộ khoa
    học thú y vào sản xuất phục vụ chương trình lương thực, thực phẩm,
    Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật thú y 1990-1991, Nhà xuất bản
    Nông nghiệp Hà Nội.
    15. Nguyễn Ngọc Lanh (1982). Tìm hiểu miễn dịch học (tập 1), Nhà xuất bản
    Y học, Hà Nội.
    16. Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành (2006). Bệnh ñơn bào ký sinh ở vật nuôi,
    Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 143-148.
    17. Lê Văn Năm (2006). Bệnh cầu trùng ở gia súc, gia cầm, Nhà xuất bản
    nông nghiệp, Hà Nội, tr 7-12, 65-76.
    18. Thanh Nguyên (2009). Bệnh cầu trùng thỏ, Báo kinh tế nông thôn,
    19. Phan Thanh Phượng, Phạm Công Hoạt, Trương Văn Dung, Vũ Dũng Tiến
    (2007). Miễn dịch học thú y và ứng dụng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà
    Nội, tr 123-127.
    20. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996). Ký sinh trùng thú y, Nhà xuất bản
    Nông nghiệp, Hà Nội, tr 24-25.
    21. Nguyễn Quang Sức (1994). Tình hình bệnh ký sinh trùng, phương pháp
    phòng trừ bệnh ghẻ và bệnh cầu trùng của giống thỏ New-Zealand white
    nuôi ở Việt Nam, Luận án phó tiến sỹ, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
    Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...