Tiến Sĩ Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng và biện pháp phòng trị bệnh sán dây ở gà thả v

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 9/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
    NĂM 2012


    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu của đề tài
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
    4. Những đóng góp mới của đề tài 3

    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

    1.1. SÁN DÂY KÝ SINH Ở GÀ 4
    1.1.1. Vị trí của sán dây ký sinh ở gà trong hệ thống phân loại động vật 4
    1.1.2. Thành phần loài sán dây ký sinh ở gà Việt Nam 5
    1.1.3. Đặc điểm hình thái, cấu tạo một số loài sán dây ký sinh ở gà 6
    1.1.4. Chu kỳ sinh học của sán dây ký sinh ở gà 11
    1.2. BỆNH SÁN DÂY Ở GÀ 13
    1.2.1. Cơ chế sinh bệnh 13
    1.2.2. Dịch tễ học của bệnh sán dây gà 14
    1.2.3. Miễn dịch học bệnh sán dây gà 22
    1.2.4. Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh sán dây 23
    1.2.5. Bệnh tích của gà bị bệnh sán dây 25
    1.2.6. Phương pháp chẩn đoán bệnh sán dây gà 27
    1.2.7. Điều trị và phòng bệnh sán dây cho gà 28

    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG
    VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    34

    2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 34
    2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 34
    2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 35
    2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tại
    tỉnh Thái Nguyên 35
    2.3.2. Nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng bệnh sán dây gà 35
    2.3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng, trị bệnh sán dây gà 36
    2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
    2.4.1. Phương pháp lấy mẫu, xét nghiệm và đánh giá tỷ lệ, cường độ
    nhiễm sán dây 36
    2.4.2. Phương pháp mổ khám, thu thập và định loại sán dây, thu thập bệnh
    phẩm làm tiêu bản vi thể 37
    2.4.3. Quy định một số yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu nghiên cứu dịch tễ
    bệnh sán dây ở gà thả vườn 38
    2.4.4. Phương pháp nghiên cứu đốt và trứng sán dây ở ngoại cảnh 39
    2.4.5. Xác định loài kiến - KCTG của sán dây Raillietina spp., tỷ lệ kiến nhiễm ấu trùng Cysticercoid, đặc điểm hoạt động của kiến theo mùa vụ 41
    2.4.6. Phương pháp nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng của bệnh sán dây
    Raillietina spp. 41
    2.4.7. Phương pháp xác định hiệu lực của thuốc tẩy sán dây cho gà 44
    2.4.8. Phương pháp xác định tác dụng của một số biện pháp phòng bệnh
    sán dây cho gà thả vườn 45
    2.4.9. Thử nghiệm quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh sán dây cho gà thả vườn 46
    2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 47

    Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 48

    3.1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SÁN DÂY Ở GÀ
    THẢ VƯỜN TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN 48
    3.1.1. Tình hình nhiễm sán dây ở gà thả vườn của tỉnh Thái Nguyên 48
    3.1.1.1. Thành phần loài sán dây ký sinh ở gà thả vườn của tỉnh
    Thái Nguyên 48
    3.1.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn của các huyện,
    thành - tỉnh Thái Nguyên 50
    3.1.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà 55
    3.1.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà theo vùng sinh thái 57
    3.1.1.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo mùa vụ 60
    3.1.2. Nghiên cứu sự ô nhiễm, phân huỷ đốt và sự tồn tại của trứng sán dây
    gà ở ngoại cảnh 62
    3.1.2.1. Sự ô nhiễm đốt và trứng sán dây ở nền chuồng, xung quanh chuồng và vườn thả gà 3.1.2.2. Thời gian đốt sán phân huỷ giải phóng trứng sán dây và thời
    gian sống của phôi 6 móc trong trứng sán dây trên phân 64
    3.1.2.3. Thời gian phân huỷ đốt và thời gian sống của phôi 6 móc trong
    trứng sán dây ở đất bề mặt 68
    3.1.3. Nghiên cứu về kiến - ký chủ trung gian của sán dây Raillietina spp. 71
    3.1.3.1. Thành phần loài kiến - ký chủ trung gian của sán dây Raillietina spp. 71
    3.1.3.2. Tỷ lệ nhiễm Cysticercoid của các loài kiến đã phát hiện ở tỉnh
    Thái Nguyên 73
    3.1.3.3. Đặc điểm hoạt động của kiến - ký chủ trung gian của sán dây
    Raillietina spp. theo mùa 74
    3.2. NGHIÊN CỨU BỆNH LÝ, LÂM SÀNG CỦA BỆNH SÁN DÂY GÀ 76
    3.2.1. Nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng của gà gây nhiễm sán dây Raillietina spp. 76
    3.2.1.1. Gây nhiễm cho kiến Tetramorium caespitum bằng trứng sán dây
    Raillietina spp. 76
    3.2.1.2. Thời gian gà gây nhiễm bắt đầu thải đốt sán dây 77
    3.2.1.3. Diễn biến thải đốt sán của gà sau gây nhiễm 78
    3.2.1.4. Sự thải đốt sán theo thời gian trong ngày của gà gây nhiễm 79
    3.2.1.5. Triệu chứng lâm sàng của gà sau gây nhiễm sán dây 80
    3.2.1.6. Kết quả mổ khám gà gây nhiễm sán dây 81
    3.2.1.7. Xác định một số chỉ số máu của gà gây nhiễm và gà đối chứng 83
    3.2.2. Nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng của gà bị bệnh sán dây ở các địa phương
    3.2.2.1. Tỷ lệ gà nhiễm sán dây ở các địa phương có triệu chứng lâm sàng 86
    3.2.2.2. Sự thải đốt sán theo thời gian trong ngày 87
    3.2.2.3. Bệnh tích đại thể ở đường tiêu hóa gà bị bệnh sán dây ở các địa phương
    3.2.2.4. Bệnh tích vi thể do sán dây gây ra 91
    3.3. NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH SÁN DÂY CHO GÀ
    THẢ VƯỜN 92
    3.3.1. Xác định hiệu lực của một số thuốc tẩy sán dây cho gà 92
    3.3.1.1. Xác định hiệu lực của thuốc tẩy sán dây cho gà trên diện hẹp 92
    3.3.1.2. Hiệu lực của thuốc tẩy sán dây cho gà trên diện rộng 96
    3.3.1.3. Sử dụng thuốc tẩy sán dây đại trà cho gà 97
    3.3.2. Xác định tác dụng của một số biện pháp phòng bệnh sán dây cho gà
    thả vườn 99
    3.3.2.1. Xác định tác dụng diệt trứng sán dây gà bằng thuốc sát trùng
    trong điều kiện phòng thí nghiệm 99
    3.3.2.2. Xác định tác dụng diệt kiến của một số thuốc diệt côn trùng
    trong điều kiện phòng thí nghiệm và ở thực địa 100
    3.3.3. Thử nghiệm và đề xuất quy trình phòng trị bệnh sán dây cho gà
    thả vườn 101
    3.3.3.1. Thử nghiệm quy trình phòng trị bệnh sán dây cho gà thả vườn
    trên diện hẹp 101
    3.3.3.2. Thử nghiệm quy trình phòng trị bệnh sán dây cho gà thả vườn
    ở các địa phương 103
    3.3.3.3. Đề xuất quy trình phòng trị bệnh sán dây cho gà thả vườn 105
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 107

    1. KẾT LUẬN 107
    2. ĐỀ NGHỊ 108

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 126
    MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI 127
    PHỤ LỤC 141


    MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta. Nghề nuôi gà đang ngày càng được mở rộng và cải tiến theo xu thế tiếp cận với các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới. Trong đó, gà nuôi thả vườn luôn chiếm một vị trí quan trọng, phát triển ở cả nông thôn, thành thị, vùng ven đô, trung du, miền núi với quy mô ngày càng tăng. Thịt gà thả vườn luôn là món ăn ưa thích của nhiều người vì chất lượng thịt cao, thơm, ngon. Vì vậy, trong những năm qua và hiện tại, nghề nuôi gà thả vườn đang ngày càng phát triển.
    Song song với sự phát triển của nghề nuôi gà thì dịch bệnh trên đàn gà cũng ngày càng phức tạp. Khác với phương thức nuôi nhốt, khi nuôi thả vườn gà thường tìm bới và ăn tạp nên có nhiều cơ hội nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa. Nếu gà nhiễm ký sinh trùng với số lượng nhiều có thể gây tắc ruột, thủng ruột và chết. Không chỉ vậy, ký sinh trùng còn tiết ra độc tố tác động lên vật chủ, làm vật chủ giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho các bệnh khác phát sinh.
    Bệnh sán dây là một trong những bệnh ký sinh trùng gây tác hại đáng kể cho chăn nuôi gà thả vườn. Bệnh được phân bố rộng ở hầu hết các vùng trên thế giới. Ở nước ta, bệnh sán dây ở gà thả vườn xảy ra phổ biến ở các vùng địa lý khác nhau, gà ở vùng núi và trung du thường nhiễm sán dây cao hơn vùng đồng bằng. Sán dây gà cần ký chủ trung gian là các loài kiến, ruồi, bọ cánh cứng . Đặc biệt, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài ký chủ trung gian của sán dây gà (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [10]).
    Khi ký sinh trong ống tiêu hoá, sán dây chiếm đoạt các chất dinh dưỡng của gà, làm gà gầy yếu, thiếu máu, thể hiện rõ nhất là niêm mạc vàng, nhợt nhạt, mào và dái tai gà xanh tái. Gà thở khó, thường vươn cao cổ để thở. Sán gây ra các tác động cơ học trong ruột non của gà: niêm mạc ruột bị tổn thương do các móc bám
    của sán, viêm ruột thứ phát và xuất huyết, gà tiêu chảy, phân có lẫn máu. Gà con bị nhiễm sán thường thể hiện viêm ruột cấp và chết với tỷ lệ cao. Trong quá trình ký sinh, sán dây tiết ra độc tố tác động đến hệ thần kinh, làm cho gà mệt mỏi, ít vận động, ủ rũ. Gà con bị bệnh thể cấp tính có thể bỏ ăn, hôn mê, lên cơn động kinh và chết (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2002 [14]).
    Ở nước ta, trung bình có 68,8 % gà bị nhiễm sán dây, thường thấy các loài sau: R. echinobothrida, R. cesticillus, Spirocrynacei, Cotugnia digonopora, Fimbriaria fasciolasis, Dilipisdoides bauchei và Diorchis americana, Davainea proglottina (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996 [7]).
    Theo số liệu của Trung tâm tin học và thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011) [35], tại thời điểm tháng 4/2011 tổng số gia cầm nước ta có khoảng 293,7 triệu con, tăng 5,87 % cùng kỳ năm 2010 và sản lượng thịt hơi tăng
    16,8 % so cùng kỳ năm 2010. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008) [2] đã định hướng trong chiến lược phát triển chăn nuôi: đàn gia cầm nước ta phấn đấu tăng bình quân 5 %/năm, đến năm 2020 có trên 300 triệu con, trong đó gà nuôi công nghiệp chiếm khoảng 33 %. Như vậy, ở thời điểm hiện nay cũng như định hướng đến năm 2020, gà thả vườn vẫn chiếm ưu thế.
    Thái Nguyên là tỉnh trung du nên có nhiều đồi, núi, bãi chăn thả rộng, rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia cầm nói chung và gà thả vườn nói riêng. Đàn gà của tỉnh Thái Nguyên năm 2011 có trên 7.600.000 con (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên, 2011) [23]. Kết quả điều tra tại 5 xã phía Tây của thành phố Thái Nguyên cho thấy: gà chủ yếu được nuôi theo phương thức chăn thả tự do, chiếm 79,34 %; bán chăn thả là 17,56 %; hình thức nuôi nhốt chỉ chiếm 3,10 % (Nguyễn Thị Thuý Mỵ và cs, 2011 [18]). Việc phòng, trị ký sinh trùng cho gà thả vườn nhìn chung chưa được chú ý, hầu hết người chăn nuôi chưa sử dụng thuốc tẩy sán dây cho gà nên năng suất chăn nuôi giảm, hiệu quả kinh tế thấp.
    Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng ở gà, nhưng các công trình nghiên cứu về sán dây và bệnh do sán dây gây ra còn ít, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về bệnh và quy trình phòng, trị bệnh sán dây ở gà thả vườn.
    Xuất phát từ nhu cầu cấp bách của thực tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng và biện pháp phòng, trị bệnh sán dây ở gà thả vườn tại tỉnh Thái Nguyên”.

    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    - Xác định được một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và lâm sàng của bệnh sán dây ở gà thả vườn tại tỉnh Thái Nguyên.
    - Xây dựng được quy trình phòng, trị bệnh sán dây cho gà thả vườn.

    3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

    3.1. Ý nghĩa khoa học
    Kết quả của đề tài những thông tin khoa học mới có giá trị về đặc điểm dịch tễ học, về bệnh lý và lâm sàng, về quy trình phòng, trị bệnh sán dây cho gà thả vườn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...