Thạc Sĩ Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì –

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [h=1]LỜI NÓI ĐẦU[/h]Để hoàn thành chương trình đào tạo Đại học khóa học 2008 – 2012 tại trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Lâm học và giảng viên hướng dẫn.
    Tôi tiến hành nghiên cứu khóa luận :
    Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội ”
    Sau một thời gian từ hình thành ý tưởng nghiên cứu, lập đề cương, triển khai đề tài, xử lý nội nghiệp và viết báo cáo đến nay khóa luận đã hoàn thành. Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, tiến sỹ Nguyễn Trọng Bình người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
    Tôi cũng xin được gửi tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm học, cùng các quý thầy cô trong trường Đại học Lâm nghiệp, những người đã bồi dưỡng kiến thức, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu lời cảm ơn chân thành nhất.
    Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu làm khóa luận tốt nghiệp.
    Xin được gửi tới các bạn bè đồng khóa đã khuyến khích, giúp đỡ, chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận.
    Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất và động viên tinh thần để tôi có thể hoàn thành khóa học và thực hiện khóa luận này.


    Trong quá trình hoàn thành khóa luận, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ của bản thân còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi có những khiếm khuyết nhất định. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến phê bình, đóng góp của các bạn bè đồng khóa để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
    Tôi xin chân thành cảm ơn!
    Hà Nội, tháng 6 năm 2012
    Tác giả

    Nguyễn Thị Hằng




    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 3
    1.1 Trên thế giới . 3
    1.1.1 Nghiên cứu tính đa dạng . 3
    1.1.2 Về nghiên cứu cấu trúc rừng . 4
    1.1.2.1 Mô tả hình thái cấu trúc rừng 4
    1.1.2.2 Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng. . 5
    1.2 Ở Việt Nam 7
    1.2.1 Nghiên cứu tính đa dạng của QXTV: 7
    1.2.2 Nghiên cứu cấu trúc rừng 8
    CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU GIỚI HẠN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
    2.1 Mục tiêu nghiên cứu . 11
    2.1.1. Mục tiêu chung 11
    2.1.2. Mục tiêu cụ thể . 11
    2.2 Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu 11
    2.2.1 Về đối tượng nghiên cứu . 11
    2.2.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 11
    2.3 Nội dung nghiên cứu 12
    2.3.1 Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây cao 12
    2.3.2 Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lớp cây tái sinh 12
    2.3.3 Nghiên cứu cây bụi, thảm tươi . 12
    2.3.4 Đánh giá tính đa dạng về cấu trúc tổ thành tầng cây cao và cây tái sinh 12


    2.3.5 Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phục hồi và phát triển rừng tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội . 12
    2.4 Phương pháp nghiên cứu 12
    2.4.1 Phương pháp luận 12
    2.4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể . 14
    2.4.2.1 Phương pháp kế thừa . 14
    2.4.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ngoài hiện trường . 14
    2.4.2.3. Phương pháp xử lý nội nghiệp 17
    CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 20
    3.1. Điều kiện tự nhiên của VQG Ba Vì 20
    3.1.1. Vị trí địa lý . 20
    3.1.2. Địa hình 20
    3.1.3. Thổ nhưỡng . 21
    3.1.4. Khí hậu 22
    3.1.5. Thủy văn 22
    3.1.6. Tài nguyên đa dạng sinh học . 22
    3.3. Điều kiện kinh tế- xã hội . 27
    3.3.1 Hiện trạng dân số, dân tộc và lao động trong khu vực 27
    3.3.2 Phân bố diện tích đất tự nhiên 28
    3.3.3. Thu nhập bình quân của người dân trong vùng 29
    3.3.4. Thực trạng về giáo dục, y tế trong vùng . 29
    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
    4.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây cao 31
    4.1.1. Cấu trúc tổ thành . 31
    4.1.1.1. CTTT theo số cây 31
    4.1.1.2. CTTT theo chỉ số quan trọng: . 32
    4.1.2. Cấu trúc mật độ và tổng tiết diện ngang tầng cây cao . 34
    4.1.3. Phân bố số cây theo đường kính (N/D[SUB]1.3[/SUB]) . 35
    4.1.4. Phân bố số cây theo chiều cao (N/H) . 36


    4.2. Kết quả nghiên cứu lớp cây tái sinh 39
    4.2.1. Cấu trúc tổ thành lớp cây tái sinh 39
    4.2.2. Cấu trúc mật độ lớp cây tái sinh 39
    4.3. Kết quả nghiên cứu cây bụi, thảm tươi 41
    4.4. Đánh giá tính đa dạng sinh học về cấu trúc thành phần thực vật tầng cây cao và cây tái sinh . 43
    4.4.1. Khái quát đặc điểm đa dạng thành phần thực vật Vườn Quốc gia Ba Vì. 43
    4.4.2. Chỉ số đa dạng sinh học 45
    4.5. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phục hồi và phát triển rừng tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội 46
    4.5.1 Về lý luận: 47
    4.5.2 Về biện pháp kỹ thuật . 48
    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ . 50
    5.1 Kết luận 50
    5.2. Tồn tại . 51
    5.3. Khuyến nghị 52
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC



    DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

    Hình 2.1: Sơ đồ các bước nghiên cứu 14
    Bảng 2.1: Mẫu biểu điều tra tầng cây cao . 15
    Bảng 2.2: Mẫu biểu điều tra cây tái sinh . 16
    Bảng 2.3: Mẫu biểu điều tra cây bụi thảm tươi . 17
    Hình 3.1: Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội (nguồn Google Earth) . 21
    Bảng 3.1: Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng Vườn Quốc gia Ba Vì 23
    Bảng 4.1: Kết quả nghiên cứu tổ thành tầng cây cao theo số cây 31
    Bảng 4.2: Kết quả nghiên cứu tổ thành theo chỉ số quan trọng ở sườn Tây - Khánh Thượng 33
    Bảng 4.3: Kết quả nghiên cứu tổ thành theo chỉ số quan trọng ở sườn Đông – Suối Ổi 33
    Bảng 4.4: Mật độ và tổng tiết diện ngang tầng cây cao tại khu vực 34
    nghiên cứu . 34
    Hình 4.1: Phân bố N/D[SUB]1.3 [/SUB]Sườn Tây – Khánh Thượng . 35
    Hình 4.3: Phân bố N/H[SUB]vn[/SUB] Sườn Tây – Khánh Thượng . 36
    bố N/Hvn Sườn Đông – Suối Ổi 37
    Hình 4.5: Phân tầng rừng Sườn Tây 38
    Hình 4.6: Phân tầng rừng Sườn Đông . 38
    Bảng 4.6: Kết quả nghiên cứu tổ thành cây tái sinh 39
    Bảng 4.7: Kết quả nghiên cứu mật độ cây tái sinh 40
    Hình 4.7: Cây tái sinh . 40
    Bảng 4.8: Kết quả nghiên cứu cây bụi thảm tươi . 41
    Hình 4.8: Thảm tươi rừng sườn tây . 42
    Hình 4.9: Thảm tươi rừng sườn đông 42
    Bảng 4.9: Chỉ số đa dạng sinh học các loài cây . 46



    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

    ĐDSH : Đa dạng sinh học
    OTC : Ô tiêu chuẩn
    KHCN : Khoa học công nghệ
    VQG : Vườn Quốc gia
    CTTT : Công thức tổ thành


    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng trong sự tiến hóa, duy trì tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, đa dạng sinh học hiện nay đã và đang suy thoái bởi các hoạt động của con người. Vì vậy, công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học đang là vấn đề nóng trên toàn cầu. Các khu bảo tồn vườn quốc gia đóng vai trò chủ chốt trong bảo tồn đa dạng sinh học và đáp ứng các mục tiêu đa dạng của cộng đồng. Công ước đa dạng sinh học năm 1992 cũng đã xác định khu bảo tồn thiên nhiên là công cụ hữu hiệu có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học tại chỗ.
    Khu bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Ba Vì (VQG) nằm trong hệ thống khu bảo tồn của Việt Nam. Được thành lập với mục đích bảo tồn đa dạng sinh học. Rừng trên núi Ba Vì là nơi cung cấp các sản vật thiên nhiên quý giá như gỗ, thảo dược, thực phẩm các loài động vật. Tuy vậy, khi thành lập, khu bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã bị cấm khai thác, nhưng nhân dân địa phương và những người từ nơi khác về vẫn tiếp tục khai thác bất hợp pháp. Bên cạnh đó các yếu tố tác động của môi trường, con người làm ảnh hưởng đến các loài động thực vật. Theo báo cáo của Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật - Viện KHCN Việt Nam, một trong những nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học ở đây là do “Nơi sống của các loài, hệ thực vật ngày càng bị thu hẹp bởi nhiều khu vực xung quanh VQG Ba Vì bị con người khai thác làm du lịch và mở nhiều tuyến du lịch trên núi Ba Vì; khu vực sinh sống của các loài, thảm thực vật bị tác động do hoạt động của con người trong VQG Ba Vì”.
    Nằm trên địa bàn của 2 đơn vị hành chính là Hà Nội mở rộng (huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây cũ) và tỉnh Hoà Bình. Vườn Quốc gia Ba Vì có vị trí lý tưởng là gần Trung tâm Thủ đô, có hệ thống giao thông khá tốt, thuận lợi cho việc giao lưu, kết nối với các điểm du lịch, các thành phố, khu đô thị lớn trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Chính do các hoạt động của dân cư trong vùng, các hoạt động du lịch và ảnh hưởng của việc khai thác rừng và đốt rừng làm nương rẫy trước đây nên các kiểu thảm thực vật trong VQG Ba Vì nhất là các thảm thực vật trong phân khu phục hồi sinh thái của VQG đã và đang có sự biến đổi theo các loạt diễn thế nhân tác – phục hồi với các chiều hướng khác nhau. Nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi nhằm cung cấp những hiểu biết về hệ sinh thái rừng phục hồi nằm trong phân khu phục hồi sinh thái làm cơ sở dự báo xu hướng diễn thế rừng, đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững tại những diện tích này của VQG là việc làm đáp ứng tính cấp thiết cả về khoa học và thực tiễn.
    Xuất phát từ những yêu cầu trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội ” nhằm đánh giá tính đa dạng sinh học, xác định các loài cây ưu thế, có giá trị và tìm hiểu các quy luật cấu trúc của rừng hiện có, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nuôi dưỡng làm giàu rừng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...