Thạc Sĩ Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng của rừng Cao su (Hevea brasiliensis) trồng thuần

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    PHẦN 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 3
    1.1. Tổng quan đối tượng nghiên cứu 3
    1.1.1. Trên thế giới 3
    1.1.2. Ở Việt Nam . 5
    1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu . 9
    1.2.1. Trên thế giới 10
    1.2.2. Ở Việt Nam . 14
    PHẦN 2: MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu . 18
    2.1.1. Mục tiêu tổng quát . 18
    2.1.2. Mục tiêu cụ thể: . 18
    2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 18
    2.3. Nội dung nghiên cứu: 18
    2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc 18
    2.3.2. Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng 19
    2.3.3. Đặc điểm và giá trị sử dụng cây Cao su 19
    2.3.4. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động . 19
    2.4. Phương pháp nghiên cứu . 19
    2.4.1. Quan điểm và phương pháp luận 19
    2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu . 20
    2.4.3. Phương pháp xử lý nội nghiệp . 22
    PHẦN III : ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU . 30
    3.1. Điều kiện tự nhiên 30
    3.1.1. Vị trí địa lý 30
    3.1.2. Địa hình . 30
    3.1.3. Khí hậu . 30
    3.1.4. Tài nguyên nước 31
    3.1.5. Tài nguyên đất đai . 31
    3.1.6. Tài nguyên khoáng sản . 32
    3.1.7. Tài nguyên rừng 32
    3.1.8. Những tiềm năng du lịch . 33
    3.2. Điều kiện kinh tế xã hội . 34
    3.2.1. Dân số - Dân tộc . 34
    3.2.2. Văn hóa . 34
    3.2.3. Giao thông, cơ sở hạ tầng 35
    3.2.4. Kinh tế 35
    PHẦN IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 37
    4.1. Kiểm tra sự thuần nhất của các ô tiêu chuẩn điều tra . 37
    4.2. Sàng lọc số liệu thô và khái quát kết quả thu thập số liệu . 38
    4.2.1. Sàng lọc số liệu thô . 38
    4.2.2. Khái quát kết quả thu thập số liệu 39
    4.3. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của rừng Cao su 40
    4.3.1. Quy luật phân bố số cây theo đường kính ngang ngực của lâm phần (N/D[SUB]1.3[/SUB]) 40
    4.3.2. Quy luật phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (N/H[SUB]vn[/SUB]) 42
    4.3.3. Quy luật phân bố số cây theo đường kính tán (N/D[SUB]t[/SUB]) 43
    4.4. Nghiên cứu mối tương quan giữa các nhân tố điều tra lâm phần 44
    4.4.1. Quy luật tương quan giữa chiều cao vút ngọn với đường kính ngang ngực thân cây (H[SUB]vn[/SUB]/D[SUB]1.3[/SUB]) 44
    4.4.2. Quy luật tương quan giữa đường kính tán với đường kính ngang ngực thân cây (D[SUB]t[/SUB]/D[SUB]1.3[/SUB]) 50
    4.4.3. Quy luật tương quan giữa chiều cao dưới cành với đường kính ngang ngực thân cây (H[SUB]dc[/SUB]/D[SUB]1.3[/SUB]) 54
    4.5. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng 58
    4.5.1. Sinh trưởng đường kính ngang ngực (D[SUB]1.3[/SUB]) . 59
    4.5.2. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (H[SUB]vn[/SUB]) 61
    4.5.3. Sinh trưởng đường kính tán (D[SUB]t[/SUB]) 62
    4.6. Đặc điểm và giá trị sử dụng cây Cao su 64
    4.6.1. Đặc điểm chung . 64
    4.6.2. Đặc điểm hình thái cây Cao su 64
    4.6.3. Giá trị sử dụng của Cao su 66
    PHẦN V: KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ 70
    5.1. Kết luận 70
    5.2. Tồn tại 71
    5.3. Khuyến nghị . 72
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .
    PHỤ BIỂU



    DANH MỤC CÁC BIỂU

    Biểu 4.1 : Kết quả kiểm tra sự thuần nhất cho 4 ô tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn Kruskal-Wallis 37
    Biểu 4.2. Tổng hợp tài liệu nghiên cứu 39
    Biểu 4.3: Kết quả mô hình hóa quy luật phân bố N/D[SUB]1.3[/SUB] theo hàm Weibull 41
    Biểu 4.4: Kết quả mô hình hóa quy luật phân bố N/H[SUB]vn[/SUB] theo hàm Weibull 42
    Biểu 4.5: Kết quả mô hình hóa quy luật phân bố N/D[SUB]t[/SUB] theo hàm Weibull 43
    Biểu 4.6: Biểu tổng hợp các tham số khi phân tích hồi quy và tương quan H[SUB]vn[/SUB]/D[SUB]1.3[/SUB] theo các dạng phương trình . 46
    Biểu 4.7: Kiểm tra sự thuần nhất của các tham số số b[SUB]i[/SUB] của các phương trình tương quan H[SUB]vn[/SUB]/D[SUB]1.3[/SUB] ở các ô tiêu chuẩn . 50
    Biểu 4.8: Biểu tổng hợp các tham số khi phân tích hồi quy và tương quan theo dạng phương trình D[SUB]t[/SUB] = a + b.D[SUB]1.3[/SUB] . 51
    Biểu 4.9: Kiểm tra sự thuần nhất của các tham số b[SUB]i[/SUB] của các phương trình tương quan D[SUB]t[/SUB]/D[SUB]1.3[/SUB] ở các ô tiêu chuẩn . 53
    Biểu 4.10: Biểu tổng hợp các tham số khi phân tích hồi quy và tương quan H[SUB]dc[/SUB]/D[SUB]1.3[/SUB] theo các dạng phương trình . 55
    Biểu 4.11: Kiểm tra sự thuần nhất của các tham số b[SUB]i[/SUB] của các phương trình tương quan H[SUB]dc[/SUB]/D[SUB]1.3[/SUB] ở các ô tiêu chuẩn 58
    Biểu 4.12: Biểu tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính ngang ngực (D[SUB]1.3[/SUB]) 59
    Biểu 4.13: Biểu tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao vút ngọn (H[SUB]vn[/SUB]) 61
    Biểu 4.14: Biểu tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính tán (D[SUB]t[/SUB]) 63




    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình 4.1: Phân bố thực nghiệm và lý thuyết N/D[SUB]1.3[/SUB] dạng Weibull . 41
    Hình 4.2: Phân bố thực nghiệm và lý thuyết N/H[SUB]vn[/SUB] dạng Weibull . 42
    Hình 4.3: Phân bố thực nghiệm và lý thuyết N/D[SUB]t[/SUB] dạng Weibull . 43
    Hình 4.4: Biểu đồ tương quan H[SUB]vn[/SUB]/D[SUB]1.3[/SUB] theo dạng phương trình H[SUB]vn[/SUB] = a.D[SUB]1.3[/SUB][SUP]b[/SUP] 49
    Hình 4.5: Biểu đồ tương quan D[SUB]t[/SUB]/D[SUB]1.3[/SUB] theo dạng phương trình D[SUB]t[/SUB] = a +b.D[SUB]1.3[/SUB] 52
    Hình 4.6: Biểu đồ tương quan H[SUB]dc[/SUB]/D[SUB]1.3[/SUB] theo dạng phương trình H[SUB]dc[/SUB] = a.b[SUP]D[/SUP] 57



    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Cây Cao su chiếm vị trí quan trọng trong nền nông-lâm nghiệp nước ta, là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mới đây, ngày 17-9-2008, Bộ NN-PTNT đã ban hành Quyết định 2855 QĐ/BNNPTNT-KHCN, theo đó cây Cao su được xác định là loài cây đa mục đích, có thể sử dụng cả cho các mục đích nông nghiệp và lâm nghiệp. Ngoài sản phẩm chính là mủ, mỗi ha Cao su hàng năm còn có thể cung cấp khoảng 450kg hạt, có thể ép được 56kg dầu phục vụ cho công nghệ chế biến sơn, xà phòng, thức ăn chăn nuôi và làm phân bón rất tốt. Sau chu kì kinh doanh mủ, thân cây được chặt lấy gỗ với trữ lượng bình quân từ 130 – 258 m[SUP]3[/SUP]/ha phục vụ cho chế biến đồ gỗ gia dụng và xuất khẩu. Gỗ Cao su được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn, được đánh giá như loại gỗ “thân thiện với môi trường”
    [h=2]Cây Cao su đã được trồng ở Việt Nam hơn 100 năm nay và trải qua 100 năm, diện tích cây Cao su ở Việt Nam đã tăng lên rõ rệt. Hiện tại Việt Nam là nước sản xuất cao su đứng thứ 5 và đứng thứ 3 về lượng xuất khẩu trên thế giới. Ngoài ra, năng suất khai thác đứng thứ 4 trong 9 nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) và khoảng cách với 3 nước đứng đầu không quá xa. Tại Việt Nam, cây Cao su được trồng nhiều ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, chủ yếu là Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu. Khu vực này có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp cho cây Cao su phát triển. Hiện tại, diện tích trồng cao su ở nước ta là 780,000ha, chiếm 34% tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm và cũng là cây công-lâm nghiệp có diện tích trồng lớn nhất cả nước. Trong đó diện tích khai thác khoảng gần 500,000 ha. Trong khoảng 5 năm năm trở lại đây, nhờ vào giá trị xuất khẩu mang lại, được chính phủ quan tâm nên cây cao su được trồng tái canh luân phiên, nhờ vậy mà năng suất khai thác được cải thiện đáng kể. Nếu như trong những năm 2001, năng suất chỉ ở mức 1.3 tấn/ha thì đến năm 2010, con số này tăng lên 1.689 tấn/ha và đứng thứ 4 trong 9 nước thành viên ANRPC. Bên cạnh việc trồng tái canh, diện tích Cao su còn được mở rộng tại các tỉnh Tây Nguyên như KonTum, Gia Lai, Đăk Lắc và miền núi Phía Bắc như Lào Cai.[/h]Có nền tảng là đất nước có lịch sử trồng Cao su lâu đời với điều kiện tự nhiên, đất đai rất phù hợp để phát triển cây Cao su và tính đến cuối năm 2010, diện tích khai thác cao su chỉ chiếm 62% tổng diện tích trồng cao su, do đó tiềm năng khai thác còn khá lớn. Kỳ vọng về một tương lại không xa, cây Cao su sẽ góp phần đưa kinh tế nông-lâm nghiệp nước ta giàu mạnh, đưa nước ta trở thành cường quốc về công nghiệp Cao su thiên nhiên.
    Để làm được những điều đó, cần nhiều hơn nữa những sự quan tâm từ ban ngành, các đơn vị kinh tế và quan trọng nhất vào lúc này là cần có nhiều hơn nữa những công trình nghiên cứu, những ý tưởng khoa học thực tế, có chất lượng để hoàn thiện hơn các nghiên cứu về cây Cao su, góp phần phát triển cây Cao su một cách tốt nhất. Tính đến thời điểm cuối năm 2010 thì các nghiên mới chỉ đề cập đến việc trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến gỗ và tính chất cơ lý gỗ, mà chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về cấu trúc và sinh trưởng cây Cao su. Nhằm góp phần bổ sung và hoàn thiện hơn các công trình nghiên cứu về cây Cao su, đề tài “ Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng của rừng Cao su (Hevea brasiliensis) trồng thuần loài tại tỉnh Bình Phước” được thực hiện. Với mục tiêu xây dựng các cơ sở dữ liệu về cấu trúc rừng, các quy luật cấu trúc được mô phỏng bằng các dạng hàm phân bố, các mối tương quan cơ bản của các chỉ tiêu sinh trưởng được biểu thị bằng các phương trình toán học đơn giản, làm cơ sở tài liệu cho công tác điều tra rừng, giúp rút ngắn thời gian và công sức điều tra thực tế, tiết kiệm chi phí, điều này có ý nghĩa rất lớn cho công tác điều tra rừng hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...