Thạc Sĩ Nghiên cứu một số đặc điểm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cà phê vối tại binh đoàn 15 - Gia Lai

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Chương Trang
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Chữ viết tắt vi
    Danh mục các bảng vii
    Danh mục các đồ thị viii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu của đề tài 2
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
    3.1. Ý nghĩa khoa học 2
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
    4. Phạm vi nghiên cứu 2
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
    1.1. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê vối 3
    1.1.1. Yêu cầu khí hậu của cây cà phê vối 3
    1.1.2. Điều kiện đất đai và nguồn nước 4
    1.2. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới 6
    1.3. Tình hình sản xuất cà phê tại Việt Nam 7
    1.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam 9
    1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 9
    1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 11 iv
    Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 15
    2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 15
    2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 15
    2.2.2. Thời gian nghiên cứu 15
    2.3. Nội dung nghiên cứu 15
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 15
    2.4.1. Phương pháp nghiên cứu 15
    2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 17
    2.5. Các chỉ tiêu theo dõi 17
    2.5.1. Điều tra, đánh giá một số yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến năng suất
    cà phê vối tại Binh đoàn 15 tỉnh Gia Lai 17
    2.5.2. Điều tra, đánh giá một số yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến
    năng suất, chất lượng cà phê vối tại Binh đoàn 15 tỉnh Gia Lai 18
    2.5.3. Điều tra tình tình quản lý thu hoạch và chế biến cà phê 18
    2.6. Kỹ thuật sử dụng 18
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 19
    3.1. Tình hình sản xuất cà phê tại Binh đoàn 15 19
    3.2. Điều tra đánh giá một số yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến năng suất,
    chất lượng cà phê 20
    3.2.1. Một số yếu tố khí hậu 20
    3.2.1.1. Nhiệt độ 21
    3.2.1.2. Lượng mưa 22
    3.2.1.3. Độ ẩm không khí 26
    3.2.2. Loại đất và độ phì đất 28
    3.2.2.1. Loại đất trồng cà phê 28
    3.2.2.2. Độ phì đất 29
    3.3. Điều tra, đánh giá một số yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất,
    chất lượng cà phê 34 v
    3.3.1. Giống với năng suất, chất lượng cà phê 34
    3.3.2. Phân bón với năng suất cà phê 35
    3.3.3. Tưới nước với năng suất cà phê 40
    3.3.4. Tạo hình với năng suất cà phê 43
    3.3.5. Bảo vệ thực vật với năng suất cà phê 46
    3.3.6. Cây che bóng với năng suất cà phê 49
    3.4. Điều tra tình hình quản lý thu hoạch và chế biến cà phê 51
    3.4.1. Tình hình thu hoạch cà phê tại các Công ty 51
    3.4.2. Chế biến, bảo quản cà phê nguyên liệu tại các Công ty 54
    3.4.3. Chất lượng cà phê nhân sống 55
    3.4.4. Chỉ tiêu lỗi trong cà phê nhân 58
    3.5. Các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cà phê
    tại Binh đoàn 15 60
    3.5.1. Giải pháp quản lý 60
    3.5.2. Giải pháp kỹ thuật 60
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
    1. Kết luận 63
    1.1. Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến năng suất cà phê 63
    1.2. Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cà phê 63
    1.3. Các yếu tố thu hoạch, chế biến ảnh hưởng đến chất lượng cà phê 64
    2. Kiến nghị 64
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤCvi
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    - CEC: Dung tích hấp thu.
    - CTV: Cộng tác viên.
    - IPM: Quản lý dịch hại tổng hợp
    - KHKT NLN: Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp
    - TB: Trung bình.
    - TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
    - TCN: Tiêu chuẩn ngành
    - WASI: Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên. vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 1.1: Sản lượng cà phê của các khu vực/vùng trên thế giới 6
    Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng cà phê ở Việt Nam 8
    Bảng 3.1: Tổng hợp diện tích và năng suất cà phê tại các Công ty 20
    Bảng 3.2: Diễn biến nhiệt độ qua các tháng ( 0 C) 21
    Bảng 3.3: Diễn biến lượng mưa qua các tháng trong năm (mm) 22
    Bảng 3.4: Một số yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến sinh trưởng cà phê 24
    Bảng 3.5: Ảnh hưởng của lượng mưa lên rụng quả cà phê 25
    Bảng 3.6: Diễn biến độ ẩm qua các tháng trong năm (%) 26
    Bảng 3.7: Số giờ nắng, tốc độ gió và lượng bốc hơi tại PleiKu 27
    Bảng 3.8: Đất trồng cà phê tại 2 địa điểm nghiên cứu 28
    Bảng 3.9: Kết quả phân tích đất trồng cà phê tại các Công ty 30
    Bảng 3.10. Tình hình thiếu kẽm trên vườn cây 32
    Bảng 3.11. Bảng phân cấp đất trồng cà phê 33
    Bảng 3.12: Một số đặc điểm về giống cà phê tại các Công ty 34
    Bảng 3.13: Lượng phân bón cho cà phê kinh doanh tại các Công ty 36
    Bảng 3.14: Thời điểm và kỹ thuật bón phân 39
    Bảng 3.15: Tỷ lệ phân bón tại các Công ty 40
    Bảng 3.16: Tình hình tưới nước tại các Công ty 41
    Bảng 3.17: Tình hình tạo hình tại các công 43
    Bảng 3.18: So sánh năng suất vườn cà phê tạo hình tốt và không tốt 46
    Bảng 3.19: Tình hình sâu bệnh hại tại các Công ty 47
    Bảng 3.20: Hệ thống cây che bóng tại các Công ty 50
    Bảng 3.21: Tình hình thu hoạch tại các Công ty 51
    Bảng 3.22: Tình hình chế biến, bảo quản cà phê tại các Công ty 54
    Bảng 3.23: Các chỉ tiêu phân tích chất lượng cà phê 56
    Bảng 3.24: Kích thước hạt cà phê nhân tại các Công ty 57
    Bảng 3.25: Lỗi trong cà phê nhân tại các Công ty 58viii
    DANH MỤC ĐỒ THỊ
    Biểu đồ 1: Liều lượng phân bón của các Công ty và quy trình kỹ thuật 38 1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt
    Nam, được trồng chủ yếu ở vùng Tây Nguyên với diện tích trên 450.000 ha, sản
    lượng cà phê nhân xuất khẩu hàng năm từ 700.000 - 800.000 tấn. Riêng Gia Lai,
    tỉnh có diện tích cà phê tương đối lớn. Theo thống kê năm 2009 toàn tỉnh có
    76.584 ha cà phê, tổng sản lượng là 139.838 tấn, năng suất bình quân thấp chỉ
    đạt 1,82 tấn nhân/ha, chất lượng chưa thật đảm bảo để cạnh tranh trên thị trường
    trong nước và trên thế giới.
    Nguyên nhân của thực trạng trên là do một số yếu tố khách quan và chủ
    quan ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cà phê. Việc quản lý kỹ thuật vườn cây
    như tạo hình, tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại, . chưa đảm bảo kỹ
    thuật. Tình trạng thu hái đồng loạt cả quả xanh, quả non còn khá phổ biến. Sơ
    chế, bảo quản chưa đạt yêu cầu đã làm cho chất lượng cà phê nhân giảm đáng
    kể. Cà phê được trồng trên các loại đất không đảm bảo tiêu chuẩn, thời tiết khí
    hậu không thuận lợi cũng là những nguyên nhân làm cho năng suất, chất lượng
    cà phê bị hạn chế.
    Binh đoàn 15 là đơn vị quốc phòng thực hiện chức năng làm kinh tế gắn
    với an ninh quốc phòng. Đơn vị quản lý diện tích gần 30.000ha, trong đó cao su
    28.150ha, cà phê 1.495,68 ha. Hiện tại năng suất bình quân cà phê ở Binh đoàn
    còn thấp ( 1,8 tấn nhân/ha) chất lượng không cao (trọng lượng 100 nhân < 13 g,
    tỷ lệ R1 < 60 %, quả nhỏ .) dẫn đến chi phí đầu tư cao, giá thành sản xuất cao và
    thu nhập của người lao động thấp, tư tưởng của người lao động chưa an tâm làm
    ăn sinh sống, từ đó ảnh hưởng đến nhiệm vụ kinh tế gắn với an ninh quốc phòng
    của đơn vị.
    Để có cơ sở khoa học cũng như thực tiễn nhằm khắc phục các tồn tại trong
    sản xuất cà phê tại Binh đoàn 15 thì việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá các yếu tố
    ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng cà phê nhân là vấn đề cần thiết 2
    hiện nay.
    Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn ở trên, chúng tôi thực hiện đề tài
    “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cà phê vối
    tại Binh Đoàn 15 tỉnh Gia Lai”.
    2. Mục tiêu của đề tài
    - Xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cà
    phê vối tại Binh đoàn 15.
    - Đề xuất các giải pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất, chất
    lượng cà phê vối, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất cà phê.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học về quan hệ các
    yếu tố như tự nhiên, kỹ thuật đến năng suất và chất lượng cà phê vối trên địa
    bàn nghiên cứu.
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu sẽ xác định được một số yếu tố ảnh hưởng chính đến
    năng suất, chất lượng cà phê vối. Từ đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật
    thâm canh tổng hợp nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần tăng
    thu nhập, cải thiện đời sống cho người trồng cà phê. Kết quả nghiên cứu của đề
    tài cũng góp phần thiết thực cho sự phát triển bền vững cây cà phê tại Binh đoàn
    15 nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu trên vườn cây cà phê vối kinh doanh từ năm thứ 7 đến
    năm 9, tại 2 Công ty sản xuất cà phê của Binh đoàn là Công ty Bình Dương
    (huyện Chư Prông) và Công ty 715 (huyện Ia Grai) tỉnh Gia Lai.
    Đề tài điều tra đánh giá một số yếu tố tự nhiên, một số yếu tố kỹ thuật và
    tình hình quản lý, thu hoạch, chế biến cà phê.
    Đề tài chỉ nghiên cứu chất lượng cà phê nhân sống theo tiêu chuẩn 4193-
    2005. 3
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
    1.1. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê vối
    Cà phê là cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm đòi hỏi những điều kiện sinh
    thái tương đối khắt khe. Vì vậy cần nắm vững yêu cầu sinh thái của từng loại cà
    phê để phân vùng quy hoạch cho thích hợp nhằm khai thác tốt nhất điều kiện tự
    nhiên của mỗi vùng. Trong 2 yếu tố sinh thái chính của cây cà phê là khí hậu và
    đất đai thì yếu tố khí hậu đóng một vai trò mang tính quyết định. Đối với đất đai
    ta có thể khắc phục được bằng các biện pháp kỹ thuật canh tác, cải tạo đất,
    Nhưng đối với các yếu tố khí hậu mặc dù có áp dụng các biện pháp kỹ thuật
    canh tác cũng chỉ ít nhiều hạn chế bớt tác hại của nó chứ không thể làm thay đổi
    được. Vì vậy, khi quy hoạch vùng trồng phải đặc biệt xem xét đến các yếu tố khí
    hậu trước sau đó mới đến các yếu tố đất đai.
    1.1.1.Yêu cầu khí hậu của cây cà phê vối
    * Nhiệt độ: Trong các yếu tố khí hậu, nhiệt độ là yếu tố quan trọng mang
    tính giới hạn đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Phạm vi nhiệt
    độ thích hợp phụ thuộc vào từng loài, từng giống cà phê .
    Cà phê vối rất thích hợp đối với điều kiện khí hậu xích đạo điển hình.
    Nhiệt độ thích hợp trung bình từ 22 - 26 o C, ít thay đổi, mưa nhiều và phân bố
    trên 9 tháng trong năm, độ ẩm không khí thường xuyên ở gần độ ẩm bão hòa.
    Cây cà phê vối chịu rét kém so với cây cà phê chè (Coffea arabica). Các
    rối loạn sinh lý xuất hiện ngay từ nhiệt độ 8 - 10 o C và cây cà phê chết trước điểm
    đông giá. Nhiệt độ cao cũng gây tác hại đối với cây cà phê vối, nhất là không khí
    thiếu độ ẩm, làm cho lá rụng, các ngọn cành, các chồi héo đi và chết.
    * Lượng mưa:
    Sau nhiệt độ, lượng mưa là một trong những yếu tố khí hậu quyết định
    đến khả năng sinh trưởng, năng suất và kích thước của hạt cà phê.
    Cây cà phê vối thường ưa thích với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở những
    vùng có cao độ thấp. Lượng mưa thích hợp hàng năm từ 1.500 - 1.800mm và 4
    phân bố tương đối đều trong khoảng 9 tháng. Đối với cây cà phê vối là cây thụ
    phấn chéo bắt buộc nên ngoài yêu cầu phải có thời gian khô hạn ít nhất là 2-3
    tháng sau giai đoạn thu hoạch để phân hóa mầm hoa thì vào giai đoạn lúc cây nở
    hoa yêu cầu phải có thời tiết khô ráo, không có mưa, mưa phùn hoặc sương mù
    nhiều để quá trình thụ phấn được thuận lợi.
    Khi lượng mưa dưới mức 800-1.000mm thì dù có được phân bố tốt, ngành
    trồng cà phê sẽ trở nên bấp bênh, khả năng sinh lợi giảm sút.
    Ở nước ta nói chung và Tây Nguyên nói riêng lượng mưa phân bố không
    đều. Lượng mưa tập trung khoảng 70-80% vào mùa mưa gây ra hiện tượng thừa
    nước. Mùa khô thường kéo dài từ 3 - 5 tháng, nhưng lượng nước mưa chỉ chiếm
    từ 20-30%, do vậy có nhiều nơi cây cà phê thiếu nước nghiêm trọng. Để khắc
    phục hiện tượng này, tưới nước là biện pháp hàng đầu trong việc thâm canh tăng
    năng suất cà phê.
    * Độ ẩm: Ẩm độ không khí có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh
    trưởng của cây trồng vì nó liên quan trực tiếp đến quá trình bốc thoát hơi nước
    của cây. Ẩm độ không khí trên 70% mới thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển
    của cây cà phê. Ẩm độ không khí cao sẽ làm giảm sự mất hơi nước của cây qua
    quá trình bốc thoát hơi nước. Tuy nhiên, nếu ẩm độ không khí quá cao lại là điều
    kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh hại phát triển. Ngược lại nếu độ ẩm không
    khí quá thấp làm cho quá trình bốc thoát hơi nước tăng lên rất mạnh sẽ làm cho
    cây bị thiếu nước và héo, đặc biệt là các tháng mùa khô có nhiệt độ cao và tốc độ
    gió lớn. Ẩm độ quá thấp cùng với điều kiện khô hạn, nhiệt độ cao dẫn tới hậu
    quả làm cho các mầm, nụ hoa bị thui, quả non bị rụng. Ngoài độ ẩm không khí,
    quá trình bốc thoát hơi nước qua lá cà phê còn phụ thuộc vào tốc độ gió, nhiệt độ
    môi trường, ẩm độ đất, Tại Kenya Wallis (1963); Blore (1966) đo được lượng
    bốc thoát hơi nước trên các vườn cà phê đã kín tán vào mùa khô lạnh là
    75mm/tháng và vào mùa mưa nóng là 150 mm/tháng [17].
    * Ánh sáng:
    Trong điều kiện tự nhiên, tổ tiên của các loài cà phê đều sinh sống dưới 5
    những tán rừng, vì vậy bản chất của cây cà phê là cây ưa che bóng. Tuy nhiên
    trong quá trình được trồng trọt và chọn lọc, nhiều giống cà phê đã thích nghi dần
    với môi trường mới không có cây che bóng.
    Cà phê vối là cây thích ánh sáng trực xạ yếu. Những nơi có ánh sáng trực
    xạ với cường độ mạnh thì cần có lượng cây che bóng vừa phải để điều hòa ánh
    sáng, điều hòa quá trình quang hợp của cây.
    * Gió:
    Cây cà phê xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên ưa khí hậu nóng ẩm và tương
    đối lặng gió. Tuy nhiên, gió nhẹ là điều kiện thuận lợi cho sự lưu thông không
    khí, tăng khả năng bốc thoát hơi nước, trao đổi chất của cây và quá trình thụ
    phấn. Gió mạnh hoặc bão sẽ làm rụng lá, quả, gãy cành và thậm chí đỗ cả cây
    gây thiệt hại lớn đến năng suất vườn cây. Nhìn chung, tất cả các vùng trồng cà
    phê ở nước ta đều bị ảnh hưởng của gió hoặc bão. Vì vậy, cần phải có hệ thống
    cây đai rừng chắn gió chính và phụ, cây che bóng để hạn chế tác hại của gió.
    1.1.2. Điều kiện đất đai và nguồn nước
    Đất trồng cà phê đòi hỏi phải có tầng canh tác dày trên 0,7 m, tơi xốp, có
    khả năng thoát nước và giữ ẩm tốt, thành phần cơ giới từ trung bình đến hơi
    nặng. Về hóa tính cây cà phê có thể trồng trên đất pH KCl từ 4,5 – 6,5, song thích
    hợp nhất là từ 4,5 – 5,0. Hàm lượng mùn và các chất hữu cơ trong đất là yếu tố
    quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng vườn cây, hàm lượng mùn thích hợp trong
    đất trồng cà phê phải trên 3%, nếu hàm lượng mùn < 3% vẫn có thể trồng được
    cà phê nhưng sinh trưởng và năng suất bị ảnh hưởng xấu. Đối với lân và kali thì
    hàm lượng dễ tiêu có tương quan chặt đến năng suất cà phê hơn hàm lượng tổng
    số. Trong đất bazan có độ phì cao (cấp I) đòi hỏi hàm lượng mùn > 3,5%, đạm
    tổng số >2%, lân dễ tiêu > 6,0 mg/100g đất và kali dễ tiêu > 25 mg/100g đất. Đất
    được xem có độ phì thấp (cấp III), ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cà
    phê thì hàm lượng hữu cơ trong đất chỉ đạt < 2,5%, đạm tổng số < 0,12%, lân dễ
    tiêu < 3 mg/100g đất, kali dễ tiêu < 10 mg/100g đất (Đoàn Triệu Nhạn và cộng
    tác viên, 1999). Đất giàu mùn và giàu dinh dưỡng thì cà phê sinh trưởng phát 6
    triển thuận lợi, tuy nhiên đất có dinh dưỡng trung bình nhưng biết áp dụng các
    biện pháp thâm canh phù hợp thì cà phê vẫn có khả năng cho năng suất cao
    (Trương Hồng, 1999).
    Trong điều kiện canh tác cà phê ở Tây Nguyên, ngoài các tiêu chuẩn về lý
    hóa tính đất thì điều kiện nước tưới cũng rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất
    và chất lượng cà phê. Vùng được xem là thuận lợi là vùng có sông suối, ao, hồ
    không bị cạn kiệt ở mùa khô và có khoảng cách tưới từ nguồn nước đến nơi sử
    dụng không quá 1.000 m (Đoàn Triệu Nhạn và ctv, 1999).
    1.2. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới
    Bảng 1.1: Sản lượng cà phê của các khu vực/vùng trên thế giới
    (Đơn vị triệu bao, 1 bao = 60 kg) (* ước)
    Khu vực/vùng 2005/2006 2006/2007 2007/2008(*)
    Vùng Caribe 1,105 1,155 1,200
    Trung Mỹ 11,734 11,984 12,900
    Bắc Mỹ 4,172 4,364 4,671
    Nam Mỹ 52,260 64,701 54,943
    Nam Á 4,651 4,785 4,685
    Đông nam Á 22,966 30,443 27,274
    Trung Đông 0,189 0,288 0,300
    Châu Phi 13,946 15,820 15,656
    Toàn thế giới 112,291 134,321 122,884
    Nguồn : Sản xuất và thị trường số 6+7 từ 08-21/02/2008
    Cà phê là mặt hàng thương mại quan trọng trong nền kinh tế thế giới sau
    dầu mỏ. Giá trị cà phê xuất khẩu trên toàn thế giới dao động lên xuống trong
    phạm vi khá rộng. Nguyên nhân chủ yếu không phải vì sản lượng mà là do giá
    cả. Hiện nay trên thế giới có tới trên 70 nước trồng cà phê với diện tích trên 10
    triệu ha và sản lượng hàng năm đạt khoảng 7 – 8 triệu tấn và kim ngạch buôn
    bán trên 10 tỷ USD. Một số nước có sản lượng lớn đó là Brasil, Colombia, 7
    Indonexia, Bờ biển ngà, Riêng Brasil đã chiếm tới 25-26% sản lượng cà phê
    của thế giới. Các nước trồng cà phê đã thu hút hơn 20 triệu lao động, chưa kể
    hàng triệu lao động khác tham gia trong quá trình hoạt động chế biến và thương
    mại cà phê. Nhiều nước châu Phi như Uganda, Burundi, Ruanda, Ethiopia v.v
    Châu Mỹ như Colombia, Salvador, Costa rica v.v có nguồn thu ngoại tệ chủ
    yếu từ xuất khẩu cà phê.
    1.3. Tình hình sản xuất cà phê tại Việt Nam
    Cây cà phê lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam từ năm 1857 và được
    nhập vào để trồng ở Việt Nam từ năm 1888. Giai đoạn đầu được trồng thử ở một
    số nhà thờ ở Ninh Bình, Quảng Bình, và mãi tới đầu thế kỷ 20 mới được trồng
    ở các đồn điền của người Pháp thuộc Phủ Quỳ (Nghệ An) và một số nơi ở Tây
    Nguyên. Mãi tới năm 1920 cây cà phê mới thực sự có diện tích đáng kể ở Đăk
    Lăk. Các đồn điền có quy mô từ 200-300ha và năng suất chỉ đạt 400-600kg/ha.
    Năm 1930 diện tích cà phê có ở Việt Nam là 5.900ha, trong đó có 4.700ha cà
    phê chè, 900ha cà phê mít và 300ha cà phê vối. Giai đoạn từ 1970-1974 chỉ có
    5.081ha diện tích và sản lượng là 1.461 tấn. Diện tích cà phê ở Miền Bắc khi cao
    nhất là vào năm 1964-1966 vào khoảng 13.000ha. Song do trồng cà phê vối
    không phù hợp với điều kiện khí hậu nơi có mùa đông nhiệt độ xuống quá thấp
    do vậy nhiều nơi trồng xong bị sương muối hoặc sinh trưởng kém phải thanh lý
    và đến trước năm 1975 diện tích cà phê ở Miền Bắc còn lại khoảng trên 3.000ha
    và sản lượng hàng năm trên dưới 2.000 tấn. Sau năm 1975 diện tích cà phê của
    Việt Nam có tổng số khoảng 13.000ha và tổng sản lượng trên 6.000 tấn. Cà phê
    được phát triển mạnh ở các nông trường quốc doanh thông qua chương trình hợp
    tác trồng cà phê với các nước XHCN cũ như Liên Xô, Đức, Bungari, Ba Lan, .
    Đến 2009, diện tích cà phê Việt Nam khoảng 529.000 ha với sản lượng ước bình
    quân 1.200.000 tấn nhân/ha/năm, sản lượng xuất khẩu chiếm 14% so với tổng
    sản lượng cà phê thế giới.
    Diện tích cà phê của nước ta chủ yếu là cà phê vối. Diện tích cà phê trong
    các nông trường quốc doanh chỉ chiếm khoảng 20% còn lại là cà phê trồng trong 8
    khu vực ngoài quốc doanh chiếm 80%. Năng suất bình quân đạt 2,4 tấn. Hiện
    nay xuất khẩu cà phê của Việt Nam chỉ đứng sau Brasil.
    Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng cà phê ở Việt Nam
    Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
    1975 13.400 6.100
    1980 22.500 18.388
    1985 44.658 12.340
    1990 119.314 64.101
    1995 175.000 240.000
    2000 375.000 420.000
    2005 475.000 850.000
    2007 500.000 1.200.000
    2009* 529.000 1.200.000
    Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam
    Ghi chú: * Cục Trồng trọt, 2010.
    Tại Gia Lai diện tích cà phê của Gia Lai theo thống kê năm 2009 là
    76.584ha, tổng sản lượng là 139.838 tấn. Cà phê không những mang lại hiệu quả
    kinh tế cao cho người sản xuất mà còn là mặt hàng xuất khẩu mang lại nguồn
    ngoại tệ cao cho Gia Lai. Kim ngạch xuất khẩu cà phê trong quý I năm 2009
    chiếm 47,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh.
    Binh đoàn 15 là đơn vị quân đội có nhiệm vụ làm kinh tế kết hợp an ninh
    quốc phòng trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên, về nhiệm vụ kinh tế Binh đoàn
    chủ yếu trồng, chăm sóc và kinh doanh các loại cây công nghiệp dài ngày như cà
    phê, cao su. Đến năm 2009 toàn Binh đoàn có 1.495,68 ha cà phê vối, năng suất
    bình quân đạt gần 2 tấn cà phê nhân/ha. Việc sản xuất cà phê không những tạo
    công ăn việc làm cho lực lượng công nhân, người dân trong vùng mà còn đem lại
    lợi nhuận đáng kể cho Binh đoàn đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc biên giới tổ
    quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 9
    1.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
    1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
    * Các yếu tố tự nhiên
    Theo René Coste thì dường như cây cà phê không có những yêu cầu thật
    xác định đối với bản chất các loại đất. Cà phê có thể trồng trên đất sét pha cát có
    nguồn gốc đá hoa cương của vùng hạ xứ Côte d’Ivoire và Cameroon, trên đất có
    nguồn gốc núi lửa (đôlerit, tro, túp, basalt) hoặc cả trên đất bồi như ở bờ biển
    phía Đông Madagaxca.
    Theo W. Krishnamurthy Rao, P.K. Ramaiah đất trồng cà phê Ấn Độ gồm
    đất phát triển trên đá diệp thạch, gneiss, granit và một số loại đất khác có thành
    phần cơ giới từ sét pha đến sét nặng.
    Kết cấu đất và độ sâu của đất có tầm quan trọng rất lớn vì cây cà phê có
    năng lực phát triển bộ rễ rất mạnh. Ở Brazil, tại những vùng đất có độ màu mỡ
    dưới trung bình, nhưng có lý tính đặc biệt, cây cà phê đã có bộ rễ phát triển
    mạnh. Ở những vùng đất chặt, bí hoặc nông, rễ cọc bị ngắn, các rễ khác chỉ lan
    rộng ở tầng đất mặt và không sâu quá 30cm.
    Về pH đất cà phê, Nguyễn Sĩ Nghị, René Coste cho rằng phạm vi thích hợp
    là 4,5-5,0. Ở những loại đất ít chua hoặc gần trung tính, cây cà phê vẫn phát triển
    tốt và cho năng suất cao. Trường hợp đất quá chua hoặc quá kiềm đều ảnh hưởng
    xấu đến khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất cho cà phê. Đất chua thì khả
    năng di động của mangan (Mn) cao, nếu trị số này trên 100ppm có thể gây độc
    cho cà phê.
    Kết quả phân tích về trị số pH KCl của Viện Nghiên cứu Cà phê (Nay là
    Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên) từ 1985-1996 với trên
    15.000 mẫu đất trồng cà phê ở Tây Nguyên biến động trong phạm vi từ 3,8-4,9
    (đất nâu đỏ trên basalt) và 4,0-5,7 (đất xám trên gneiss).
    * Các yếu tố kỹ thuật:
    - Về giống: Chọn lọc dòng vô tính đã được thực hiện ở hầu hết các quốc
    gia sản xuất cà phê vối. Công tác chọn tạo đặc biệt chú ý đến các dòng cho năng 10
    suất cao, kháng bệnh gỉ sắt và có kích cỡ hạt lớn. Theo Charrier (1988), Bờ biển
    Ngà đã chọn được 7 dòng vô tính có năng suất từ 1,7 - 3,3 tấn/ha; Madagasca: 8
    dòng đạt năng suất từ 2,3 - 3 tấn/ha; Uganda: 10 dòng đạt năng suất từ 2,3-5
    tấn/ha, các dòng vô tính chọn lọc đều có cỡ hạt lớn (16 - 18 g/100 nhân). Để
    thay thế những cây xấu (cây có năng suất thấp hoặc bị nhiễm bệnh gỉ sắt nặng)
    trong vườn, người ta đã dùng chồi của các dòng vô tính chọn lọc để ghép cải tạo
    các vườn cà phê vối trồng bằng hạt. Vào đầu thế kỷ 20, tại Indonesia các nhà
    nghiên cứu người Hà Lan tiếp tục kiên trì nghiên cứu một số phương pháp ghép
    để cổ vũ cho việc phổ biến trồng cà phê chè lên gốc ghép liberica có khả năng
    kháng tuyến trùng hoặc trồng các dòng cà phê vối chọn lọc (Caramer, 1934).
    Hiện nay, kỹ thuật ghép đã được sử dụng phổ biến ở Madagasca, Indonesia. Kết
    quả cho thấy đã cải thiện rõ rệt về độ đồng đều vườn cây thể hiện qua các mặt
    năng suất quần thể cao, quả chín tập trung, giảm chi phí thu hoạch và hạn chế
    mọt đục quả, cỡ quả và hạt ít biến thiên dễ tạo ra mặt hàng thương phẩm chất
    lượng cao đồng nhất. Ghép đặc biệt có ý nghĩa trong chiến lược đối phó với các
    loại bệnh hại rễ, nhất là do tuyến trùng, thường xảy ra nghiêm trọng ở những
    vùng trồng cà phê lâu đời. Ở các nước trồng cà phê nổi tiếng thuộc Châu Mỹ La
    Tinh đều có những diện tích phải trồng cà phê chè ghép trên cà phê vối. Năm
    1993, Ramchadran và cộng sự đã nghiên cứu ghép ngọn thành công đối với
    chủng Cv.Cauvery trên gốc ghép cà phê vối và các nghiên cứu về ghép chồi
    Catimor lên gốc ghép Robusta và Arabusta. Năm 1999, Anvil Kumar và
    Srinivasan đã mô tả chi tiết phương pháp ghép nối ngọn để phục vụ cho việc ứng
    dụng trong thực tiễn sản xuất.
    - Về phân bón: Các kết quả nghiên cứu về phân bón trên thế giới đều cho
    thấy N và K là hai nguyên tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất cà phê.
    Lượng phân bón thay đổi tùy điều kiện canh tác, giống, mật độ trồng, do vậy
    lượng phân bón khuyến cáo thường khác nhau khá nhiều. Ở Ấn Độ, người ta
    khuyến cáo mức phân: 80 kg N, 60 kg P 2 O 5 , 80 kg K 2 O cho 1 ha cà phê có năng
    suất dưới 1 tấn/ha và cho vườn trên 1 tấn là 120 kg N, 90 kg P 2 O 5 , 120 kg K 2 O, 11
    lượng phân bón bình quân cho 1 ha cà phê ở Indonesia là 200 kg N, 100 kg P 2 O 5 ,
    160 kg K 2 O.
    - Về kỹ thuật canh tác: Biện pháp tưới nước được áp dụng rộng rãi ở
    Đông và Trung Phi nơi có lượng mưa hàng năm khoảng 1.000 mm. Kenya
    khuyến cáo tưới hạn chế nhằm kích thích bộ rễ ăn sâu, lượng nước tưới ở mức
    100 - 120 mm/lần, Zimbabwe, tưới phun mưa ở mức 50 - 65 mm/lần, chu kỳ
    tưới 2 - 3 tuần, nhiều đồn điền cà phê ở Malawi khi được tưới năng suất có thể
    đạt 5 tấn/ha với lượng nước tưới 30 - 40 mm/ha và chu kỳ tưới 10 - 14 ngày.
    1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
    Ngành cà phê Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, chỉ trong vòng
    15-20 năm đã đưa sản lượng cả nước lên hàng trăm lần với sản lượng xuất khẩu
    có lúc lên trên 800.000 tấn/năm. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu thứ 2
    trên thế giới với năng suất bình quân đạt vào loại cao nhất thế giới.
    Nhiều công trình nghiên cứu cà phê đã được thực hiện trong nước và đã góp
    phần quan trọng trong những thành tựu của ngành cà phê Việt Nam
    * Các yếu tố tự nhiên
    Ở Việt Nam, theo Đoàn Triệu Nhạn thì cây cà phê có thể trồng trên các
    loại đất có sản phẩm phong hóa của đá gneiss, granit, phiến sét, đá vôi, basalt.
    Điểm cốt yếu của những loại đất này là phải có tầng đất sâu, kết cấu tốt, tơi xốp,
    thoáng và đủ ẩm.
    Cà phê Việt Nam được trồng chủ yếu trên loại đất phát triển trên đá mẹ
    basalt (khoảng 80% diện tích). Theo Vũ Cao Thái đây là loại đất "thiên đường"
    của cây cà phê và một số cây công nghiệp dài ngày khác. Số diện tích còn lại
    được trồng trên các loại đất phát triển trên đá phiến, gneiss và granite.
    Theo Nguyễn Sĩ Nghị, các loại đất có hàm lượng đạm tổng số từ 0,15-
    0,20%, lân tổng số từ 0,08-0,10% (P 2 O 5 ), kali tổng số từ 0,10-0,15% (K 2 O)
    tương đối thích hợp với cây cà phê. Tuy nhiên cần xác định hàm lượng dinh
    dưỡng trên dưới dạng dễ tiêu vì có hiệu lực thực tế đối với cây trồng.
    Trong điều kiện nhiệt đới ẩm, đa số các loại đất hình thành tại chỗ như
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...