Tiến Sĩ Nghiên cứu một số cơ sở khoa học trồng rừng ngập mặn ở vùng đầm phá và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015

    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Sự cần thiết của đề tài 1
    2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 2
    2.1. Ý nghĩa khoa học 2
    2.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
    3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2
    3.1. Mục tiêu tổng quát . 2
    3.2. Mục tiêu cụ thể . 2
    4. Những đóng góp mới của luận án 3
    5. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu . 3
    5.1.Đối tượng nghiên cứu . 3
    5.2. Địa điểm nghiên cứu 3
    6. Giới hạn nghiên cứu . 3
    7. Bố cục của luận án . 4
    Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 5
    1.1. Các nghiên cứu trên thế giới . 5
    1.1.1. Thành phần loài cây, diện tích và đặc điểm phân bố rừng ngập mặn 5
    1.1.2. Nghiên cứu lập địa rừng ngập mặn 7
    1.1.3. Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con ngập mặn 10
    1.1.4. Nghiên cứu về kỹ thuật trồng rừng ngập mặn 11
    1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam 13
    1.2.1. Về thành phần loài cây, diện tích, đặc điểm phân bố và diễn thế tự nhiên của rừng ngập mặn 13
    1.2.2. Nghiên cứu lập địa rừng ngập mặn 16
    1.2.3. Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con 19
    1.2.4. Nghiên cứu về kỹ thuật trồng rừng ngập mặn 21
    1.3. Nhận xét và đánh giá chung 26
    Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
    2.1. Nội dung nghiên cứu . 28
    - Đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn tại tỉnh Thừa Thiên Huế . 28
    - Nghiên cứu đặc điểm đất ngập mặn vùng đầm phá, cửa sông và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế 28
    - Nghiên cứu chọn loài cây trồng, ảnh hưởng của mức độ ngập triều và điều kiện trồng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây trồng rừng ngập mặn 28
    - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tạo cây con ngập mặn có bầu . 28
    - Đề xuất bổ sung một số biện pháp tạo cây con có bầu và trồng rừng ngập mặn tại Thừa Thiên Huế 28
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 29
    2.2.1. Quan điểm và cách tiếp cận . 29
    2.2.2. Phương pháp kế thừa tài liệu . 30
    2.2.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 30
    2.2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 39
    Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 42
    3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 42
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên 42
    3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 44
    3.2. Điều kiện khu vực và tình hình nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá và ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế 45
    3.2.1. Điều kiện tự nhiên 45
    3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 46
    3.3. Nhận xét chung 50
    Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
    4.1. Đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn tỉnh Thừa Thiên Huế 51
    4.1.1. Thành phần loài cây ngập mặn 51
    4.1.2. Diện tích, phân bố và đặc điểm quần xã thực vật RNM 53
    4.2. Đặc điểm đất ngập mặn vùng đầm phá, cửa sông và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế 59
    4.2.1. Diện tích và phân bố của đất ngập mặn ở tỉnh Thừa Thiên Huế . 59
    4.2.2. Đặc điểm đất ngập mặn tỉnh Thừa Thiên Huế . 64
    4.3. Nghiên cứu chọn loài cây trồng, ảnh hưởng của mức độ ngập triều và điều kiện trồng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây trồng rừng ngập mặn 78
    4.3.1. Nghiên cứu chọn loài cây trồng 78
    4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ ngập triều đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Đước đôi 81
    4.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện trồng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Đước đôi 85
    4.4. Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con ngập mặn . 89
    4.4.1. Ảnh hưởng của độ cắm sâu trụ mầm đến sự nảy mầm, sinh trưởng và sinh khối của cây con trong vườn ươm . 89
    4.4.2. Ảnh hưởng của độ mặn nước tưới đến sự nảy mầm, sinh trưởng và sinh khối của cây con trong vườn ươm 98
    4.4.3. Ảnh hưởng mức độ ngập nước của bầu cây đến sự nảy mầm, sinh trưởng và sinh khối của cây con trong vườn ươm . 107
    4.5. Đề xuất bổ sung một số biện pháp tạo cây con có bầu và trồng rừng ngập mặn tại Thừa Thiên Huế 112
    4.5.1. Kỹ thuật tạo cây con có bầu 112
    4.5.2 Kỹ thuật trồng rừng 114
    KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ . 118
    1. Kết luận 118
    2. Tồn tại 120
    3. Kiến nghị 120
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ . 121
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 122
    PHỤ LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái ven biển điển hình ở vùng biển nhiệt đới và á nhiệt đới; là môi trường sống, sinh sản của nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao, là bức tường xanh bảo vệ vùng cửa sông, ven biển, bảo vệ các bãi đất bồi, bờ đầm, hạn chế xói lở đất do tác động của sóng, gió bão RNM của Thừa Thiên Huế thuộc tiểu khu 2, khu vực III, với đặc trưng kích thước cây nhỏ, số loài đa dạng hơn miền Bắc nhưng kém đa dạng hơn miền Nam [20]. Hiện nay, RNM của tỉnh đã bị suy giảm khá nhiều, chỉ còn chưa đến 30 ha, phân bố thành từng đám nhỏ, rải rác ven bờ phá Tam Giang - Cầu Hai và đầm Lập An [18].
    Thừa Thiên Huế có hơn 128 km bờ biển cùng với hệ đầm phá nước lợ Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á (21.600 ha) và đầm Lập An khoảng 1.600 ha [37]. Những đầm phá này nằm sau các cồn cát chạy dọc theo bờ biển, nước sông đổ trực tiếp vào phá trước khi ra biển. Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng là địa phương có thời tiết rất khắc nghiệt, thường xuyên bị bão lụt. Hàng năm vào mùa lụt, bão (tháng 7 - 11), nước biển xâm nhập sâu vào đất liền, gây xói lỡ nhiều vùng đất ven biển, ven phá, cuốn trôi nhiều nhà cửa, cây cối, ao hồ nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của nhà nước và người dân. Trước tình hình khí hậu toàn cầu đang có những biến đổi lớn, bất lợi đối với cuộc sống của con người, thì vai trò của RNM càng trở nên đặc biệt quan trọng. Các khu vực ven biển, ven phá của tỉnh sẽ an toàn hơn nếu có các đai RNM phòng hộ ở bên ngoài chắn sóng, hạn chế xói lở, bảo vệ bờ biển. Vì vậy, việc phục hồi và phát triển RNM trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết và sẽ mang lại những lợi ích to lớn cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
    Trên thực tế, việc trồng RNM đã được thực hiện khá sớm tại Thừa Thiên Huế nhưng chưa thành công. Đầu những năm 1990 của thế kỷ XX, bằng nguồn vốn đầu tư của Dự án PAM 4304, ngành lâm nghiệp tỉnh đã trồng hàng chục ha Đước đôi trên phá Tam Giang - Cầu Hai nhưng đã bị nước lũ cuốn trôi hết. Năm 2002, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh tổ chức trồng cây ngập mặn tại rú Chá, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà nhưng kết quả thu được rất hạn chế, tỷ lệ cây sống chưa đến 5%; năm 2010 và 2011 Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài nguyên tỉnh trồng hơn 10.000 cây Dừa nước, Đước xanh, Sú và Trang; sau 2 năm tỷ lệ cây sống chưa đến 10%, . Nhiều hộ dân ở vùng đầm phá đã tự phát mua cây giống ở các tỉnh về trồng trong các ao nuôi thủy sản, nhưng kết quả rất hạn chế, hầu hết cây trồng bị chết hoặc bị nước cuốn trôi. Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn hoạt động trồng RNM là tự phát, theo phong trào; việc chọn giống, kỹ thuật gieo ươm, trồng và chăm sóc cây RNM trong môi trường đất ngập mặn vùng đầm phá, ven biển rất đặc thù của tỉnh chưa được đầu tư nghiên cứu. Thực trạng trên cho thấy việc tiến hành các hoạt động nghiên cứu, đánh giá điều kiện lập địa đất ngập mặn (ĐNM) đặc thù của địa phương; nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con để chủ động nguồn giống tại chỗ cũng như nghiên cứu kỹ thuật trồng RNM trên các dạng lập địa khác nhau để nâng cao chất lượng rừng trồng là hết sức cấp thiết.
    Xuất phát từ những tồn tại nêu trên, luận án: Nghiên cứu một số cơ sở khoa học trồng rừng ngập mặn ở vùng đầm phá và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huếđặt ra là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
    2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
    2.1. Ý nghĩa khoa học
    Góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc gây trồng và phát triển rừng ngập mặn ở vùng đầm phá và ven biển ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
    2.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Góp phần phục hồi và phát triển thêm diện tích rừng ngập mặn tại tỉnh Thừa Thiên để vừa đem lại lợi ích kinh tế, xã hội, vừa tăng cường phòng hộ cho vùng đầm phá và ven biển của tỉnh.
    3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
    3.1. Mục tiêu tổng quát
    Xác định được cơ sở khoa học chủ yếu cho việc gây trồng rừng ngập mặn phòng hộ ở vùng đầm phá, ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế.
    3.2. Mục tiêu cụ thể
    - Xác định được những đặc điểm mang tính đặc thù của đất ngập mặn vùng đầm phá và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
    - Xác định được kỹ thuật tạo cây con có bầu và điều kiện trồng thích hợp cho một số loài cây ngập mặn ở vùng đầm phá và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
    4. Những đóng góp mới của luận án
    - Đã xác định được một số đặc điểm đất ngập mặn vùng đầm phá, cửa sông và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
    - Đã xác định được kỹ thuật tạo cây con có bầu cho hai loài cây ngập mặn Đước đôi và Vẹt khang.
    5. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
    5.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đất ngập mặn và rừng ngập mặn ở vùng đầm phá và ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế.
    5.2. Địa điểm nghiên cứu
    Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm Lập An và các vùng cửa sông, ven biển của tỉnh, nơi có rừng ngập mặn phân bố tự nhiên và nơi có khả năng trồng rừng ngập mặn.
    6. Giới hạn nghiên cứu
    - Về địa bàn nghiên cứu: Đất ngập mặn thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án là các vùng đất mặn thường xuyên do ảnh hưởng của ngập triều ở vùng đầm phá, cửa sông, ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Các vùng đất thường xuyên ngập nước mặn không phải do ngập triều không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.
    - Về hiện trạng rừng ngập mặn: Giới hạn nghiên cứu là rừng ngập mặn tự nhiên phân bố ở vùng đầm phá và ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế.
    - Về kỹ thuật tạo cây con: Giới hạn trong nghiên cứu tạo cây con có bầu cho 2 loài cây là Đước đôi (Rhizophora apiculata[I]) và Vẹt khang [I](Bruguiera ***angula). Các thí nghiệm tạo cây con có bầu ở vườn ươm được đánh giá từ 1- 6 tháng tuổi.
    - Về trồng rừng: Giới hạn nghiên cứu cho 3 loài cây là Đước đôi [I]([I]Rhizophora apiculata[I]), Vẹt khang [I](Bruguiera ***angula) và Mắm biển ([I]Avicenia marina[I]). Các thí nghiệm về trồng rừng được đánh giá từ khi trồng đến 2 - 3 năm tuổi.
    [B]7. Bố cục luận án
    [FONT=Segoe UI]Ngoài các phần lời cam đoan, cảm ơn, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu, hình ảnh, tài liệu tham khảo và các phụ lục; luận án được kết cấu thành các phần chính sau đây:[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]- Phần mở đầu.[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]- Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]- Chương 3: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.[/FONT]
    [FONT=Segoe UI]- Kết luận, tồn tại và kiến nghị.[/FONT][/B][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...