Thạc Sĩ Nghiên cứu một số cơ sở khoa học nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật gây trồng rừng ngập mặn cho vùn

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU


    Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 32.894.398 ha với chiều dài bờ biển 3.260 km; có 606.792 ha đất ngập mặn ven biển, trong đó có 209.741 ha diện tích rừng ngập mặn ven biển. Diện tích rừng ngập mặn tuy không lớn nhưng có vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường: Rừng ngập mặn có hệ sinh thái khá phong phú với 37 loài cây ngập mặn thực thụ và 72 loài cây tham gia (Phan Nguyên Hồng và cộng sự 1993,
    1999, 2002), nguồn lợi thuỷ sản có số lượng cá khá lớn khoảng 258 loài ( Mai Đình Yến, 1992). Các loài chim cũng rất giầu có đã hình thành một số sân chim lớn như RAMSAR Xuân Thuỷ với 215 loài (Birdlife International 1994,
    2002), Bạc Liêu, Đầm Dơi – mũi Cà Mau là 171 loài trong đó có 53 loài di cư (Đặng Trung Tấn, 2001). Rừng ngập mặn không chỉ là nơi cư trú mà còn là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng, hỗ trợ cho sự tồn tại và phát triển phong phú của các quần thể sinh vật cửa sông ven biển; đồng thời còn là nơi “ương ấp” những cá thể non của nhiều loài sinh vật biển, nơi duy trì đa dạng sinh học cho biển (Mohamed và Kao, 1941, Frusker, 1983). (Phan Nguyên Hồng, Rừng ngập mặn Việt Nam - Nhà xuất bản Nông nghiệp,, Hà Nội 1999).
    Đối với kinh tế - xã hội, rừng ngập mặn còn được khai thác dưới dạng du lịch sinh thái như khu rừng ngập mặn Cần Giờ, Xuân Thủy - Nam Định và nó còn cung cấp gỗ, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, chất đốt, thức ăn gia súc, bảo vệ các công trình đê biển, khu sản xuất nông lâm nghiệp, dân cư
    Về mặt môi trường, hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò to lớn trong việc phòng hộ ven biển, chống xói lở bờ biển, hạn chế tác hại của sóng, gió, bão. Rừng ngập mặn là một tác nhân làm cho khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ tối đa và biên độ nhiệt, làm tăng nhanh khả năng lắng đọng đất góp phần mở rộng diện tích.
    Rừng ngập mặn có vai trò hết sức to lớn nhưng diện tích rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp, môi trường rừng bị đe dọa. Mặc dù diện tích rừng ngập mặn trong những năm gần đây được gia tăng đáng kể; nhưng tổng diện tích rừng ngập mặn trên toàn quốc bị suy giảm một cách rõ rệt.

    Năm 1943 cả nước có 408.500 ha rừng ngập mặn (100%); đến năm

    2007 diện tích còn lại 209.741 ha (51,34%). Như vậy, sau hơn 60 năm, rừng ngập mặn nước ta đã bị suy giảm gần 1/2 diện tích. Bình quân mỗi năm mất khoảng 3.105,6 ha rừng ngập mặn.
    Cả nước nói chung và Ninh Bình nói riêng sự biến động về diện tích đất ngập mặn cùng với nguy cơ bị thu hẹp dần về diện tích rừng ngập mặn do nhiều nguyên nhân khác nhau như: sự huỷ diệt của chất độc hóa học trong chiến tranh, chuyển đất rừng ngập mặn sang sản xuất nông nghiệp, việc quai đê lấn biển, đô thị hóa; đặc biệt là việc phát triển nuôi tôm, cua xuất khẩu đã làm cho việc quản lý rừng ngập mặn gặp nhiều khó khăn. Việc phá rừng là nguyên nhân chính gây ra một số hậu quả như: làm mất đi nguồn lợi thuỷ sản, đa dạng sinh học, sự phong phú của hệ sinh thái trong rừng ngập mặn, làm mất nơi cư trú, sinh đẻ của nhiều loài thuỷ sản, chim, thú làm giảm chức năng phòng hộ chắn sóng, phòng hộ đê biển, chống xói lở, lưu trữ nước ngầm
    Đứng trước tình hình trên Nhà nước và ngành lâm nghiệp đã có rất nhiều cố gắng để khôi phục, phát triển rừng ngập mặn và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong công tác nghiên cứu gây trồng và phục hồi rừng ở Việt Nam: trồng cây trên lập địa khó, triển khai các mô hình nông lâm thuỷ sản, suất đầu tư trồng rừng ngập mặn luôn được nâng lên .
    Tỉnh Ninh Bình gần đây đã trồng được một diện tích rừng ngập mặn khá lớn nhưng tỷ lệ thành rừng còn thấp do nhiều nguyên nhân: thiên tai, sâu bệnh hại, trồng và chăm sóc chưa đúng thời vụ; trong đó có một nguyên nhân quan trọng, đó là do chưa bố trí loài cây trồng phù hợp với từng dạng lập địa (Đất nào cây ấy).
    Để nâng cao hiệu quả của việc trồng rừng cũng như phát triển bền vững rừng ngập mặn vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn – tỉnh Ninh Bình, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
    Nghiên cứu một số cơ sở khoa học nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật gây trồng rừng ngập mặn cho vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình ”.



    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cảm ơn


    Mục lục biểu . . . Mục lục biểu đồ Mục lục bản đồ . Mở đầu . . Chương I. Tổng quan đề tài
    1.1. Trên thế giới

    .

    1.2. Trong nước

    .

    Chương II. Đối tượng, phạm vi, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

    .

    2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu



    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .

    2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

    .

    2.2. Mục tiêu, nghiên cứu của đề tài .

    2.2.1. Mục tiêu chung

    2.2.2. Mục tiêu cụ thể

    2.3. Nội dung nghiên cứu



    2.3.1. Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất rừng ngập mặn

    2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm đất đai dưới rừng ngập mặn ven biển

    2.3.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng (đường kính D00, tán và chiều cao) của cây Trang ở các độ tuổi trên các dạng lập địa khác nhau .

    2.3.4. Xây dựng tiêu chí và bản đồ lập địa vùng ven biển huyện Kim

    Sơn

    2.3.5. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật về gây trồng rừng ngập mặn ở các điều kiện lập địa khác nhau
    2.4. Phương pháp nghiên cứu .
    2.4.1. Cách tiếp cận của đề tài

    2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể



    2.4.2.1. Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất

    2.4.2.2. Nghiên cứu đặc điểm đất đai rừng ngập mặn ven biển



    2.4.2.3. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật về gây trồng rừng ngập mặn ở các dạng lập địa khác nhau

    Chương III. Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

    3.1. Đặc điểm tự nhiên

    3.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình

    3.1.1.1. Vị trí địa lý .

    3.1.1.2. Địa hình, địa mạo .

    3.1.2. Tình hình khí tượng 15
    3.1.2.1. Lượng bốc hơi .

    3.1.2.2. Gió – bão



    3.1.2.3. Nhiệt độ

    3.1.2.4. Độ ẩm

    3.1.2.5. Mưa

    3.1.2.6. Chế độ thủy triều .

    3.1.2.7. Độ mặn nước biển trung bình trong các năm từ 2003 đến

    2008

    3.1.3. Tình hình địa chất

    3.1.4. Đặc điểm sinh thái một số loài cây ngập mặn rừng phòng hộ

    Kim Sơn

    3.1.4.1. Đặc điểm sinh học cây Bần chua

    3.1.4.2. Đặc điểm sinh học cây Trang .

    3.2. Tình hình dân sinh, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

    3.2.1. Tình hình dân số, đất đai

    .

    3.2.2. Cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân, mức độ tăng trưởng

    3.3. Tình hình cơ sở vật chất, hạ tầng

    3.3.1. Về giao thông

    3.3.2. Cơ sở phúc lợi xã hội .

    3.3.3. Các công trình khác .
    Chương IV. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
    . 19


    4.1. Hiện trạng đất ngập mặn ven biển . .

    4.2. Một số đặc điểm đất ngập mặn .

    4.2.1. Độ thành thục của đất .

    4.2.1.1. Độ thành thục của đất và phân bố của rừng .

    4.2.1.2. Độ thành thục của đất và sinh trưởng của rừng trồng



    4.2.2. Một số tính chất lý hóa học của đất

    4.2.2.1. Thành phẩn cấp hạt .

    4.2.2.2. Một số chỉ tiêu hóa tính đất .

    4.3. Diễn biến một số chỉ tiêu hóa tính đất dưới rừng trồng

    4.3.1. Độ chua của đất .

    4.3.2. Chất hữu cơ .

    4.3.3. Đạm .

    4.4. Xây dựng bản đồ lập địa và đề xuất phương hướng sử dụng đất ngập mặn bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn .
    4.4.1. Xây dựng bản đồ lập địa .

    4.4.1.1. Các yếu tố phân chia lập địa

    4.4.1.2. Kết quả xây dựng bản đồ lập địa

    4.4.2. Đề xuất phương hướng sử dụng đất .

    4.4.2.1. Lựa chọn cây trồng .

    4.4.2.2. Biện pháp kỹ thuật áp dụng



    4.4.2.3. Chăm sóc và bảo vệ rừng trồng

    Trang
    Chương V. Kết luận và kiến nghị



    5.1. Kết luận . .

    5.1.1. Đặc điểm đất ngập mặn ven biển Kim Sơn

    .

    5.1.2. Xây dựng bản đồ lập địa . .

    5.2. Kiến nghị
    Chương VI. Tài liệu tham khảo
    . 66
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...