Tiến Sĩ Nghiên cứu một số chỉ số thể lực, trí tuệ của học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở xã Nam Pho

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 12/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Nhu Ely, 12/12/13
    Last edited by a moderator: 12/12/13
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2010


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đang phát triển rất mạnh mẽ để theo kịp và hòa nhập với các nền kinh tế khác trong khu vực cũng như trên Thế giới. Điều này đòi hỏi một nguồn nhân lực có sức khỏe, đủ năng lực trí tuệ, có trình độ học vấn cao, hiểu biết sâu rộng trong mọi lĩnh vực, năng động với thời cuộc. Để đáp ứng được nhu cầu này của xã hội thì chất lượng Giáo dục và Đào tạo đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta coi Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhưng chất lượng giáo dục có đạt được hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào thể chất, trí tuệ của thanh niên, học sinh, sinh viên - những người chủ tương lai của đất nước.
    Chính vì lí do trên mà từ năm 1975 đến nay, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về thể lực cũng như năng lực trí tuệ. Đáng chú ý là công trình nghiên cứu của các tác giả trong nhóm đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh thể con người Việt Nam, tình trạng dinh dưỡng và các biện pháp nâng cao chất lượng sức khoẻ”, mã số KX - 07 - 07 do GS.TS Lê Nam Trà làm chủ nhiệm [81], [82], [83], [84] và nhóm đề tài “Nghiên cứu các chỉ tiêu về thể lực và trí tuệ ở học sinh” do GS.TSKH Tạ Thúy Lan làm chủ nhiệm [37], [38], [39]. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã cho thấy, năng lực trí tuệ của con người thay đổi theo lứa tuổi và điều kiện xã hội, đáng kể nhất là chế độ dinh dưỡng và lượng thông tin [8], [9], [35], [40], [54]. Điều này có thể thấy rõ nhất là đối với độ tuổi học sinh ở bậc tiểu học và trung học cơ sở (THCS). Chính vì vậy, các chỉ số này ở trẻ em cũng phản ánh phần nào sự phát triển của đất nước. Vì thế, việc nghiên cứu thể lực, chức năng sinh lí, trí tuệ của học sinh phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trên tất cả các địa phương trong cả nước.
    Nam Phong là một xã ngoại thành của thành phố Nam Định. Thu nhập của bà con ở đây chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương, nên trường tiểu học và THCS của xã được xây dựng tương đối khang trang để đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh trong vùng. Tuy vậy, đến nay chưa có một đề tài nghiên cứu nào trên đối tượng học sinh của nhà trường để có thể dựa vào đó định hướng phương pháp giảng dạy, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và chăm sóc sức khỏe học sinh.
    Xuất phát từ những nhu cầu thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số chỉ số thể lực, trí tuệ của học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở xã Nam Phong, thành phố Nam Định”.

    2. Mục đích nghiên cứu
    - Xác định được thực trạng một số đặc điểm thể lực của học sinh 7 - 15 tuổi (chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số pignet, chỉ số BMI).
    - Xác định được thực trạng chức năng một số hệ thống cơ quan của học sinh 7 - 15 tuổi (tần số tim, huyết áp động mạch, tần số thở).
    - Nghiên cứu các chỉ số về năng lực trí tuệ của học sinh 7 - 15 tuổi (chỉ số IQ, trí nhớ, chỉ số AQ). Xác định được mối tương quan giữa các chỉ số nghiên cứu.

    3. Nhiệm vụ của đề tài

    - Nghiên cứu một số chỉ số thể lực (chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số pignet, chỉ số BMI) và chức năng một số hệ thống cơ quan của học sinh 7 - 15 tuổi (tần số tim, huyết áp động mạch, tần số thở).
    - Nghiên cứu năng lực trí tuệ của học sinh 7 - 15 tuổi (chỉ số IQ, trí nhớ, chỉ số AQ) và mối tương quan giữa các chỉ số nghiên cứu.

    4. Những đóng góp của đề tài
    - Đã xác định được một số chỉ số thể lực và chức năng một số hệ thống cơ quan của học sinh trường tiểu học và THCS xã Nam Phong, thành phố Nam Định.
    - Đã xác định được mức độ phát triển năng lực trí tuệ và mối tương quan giữa các chỉ số nghiên cứu của học sinh trường tiểu học và THCS xã Nam Phong, thành phố Nam Định.
     
Đang tải...