Tiến Sĩ Nghiên cứu một số chỉ số thể lực, trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyệ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 12/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2012


    MỤC LỤC
    Lời cảm ơn
    Lời cam đoan
    Danh mục chữ viết tắt
    Danh mục các bảng trong luận văn
    Danh mục các hình trong luận văn
    MỞ ĐẦU 1
    NỘI DUNG 4

    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. Đặc điểm thể lực của trẻ em 4
    1.1.1. Các chỉ số thể lực 4
    1.1.2. Những công trình nghiên cứu thể lực của trẻ em ở Việt Nam 6
    1.2. Các chỉ số về chức năng của một số hệ cơ quan 9
    1.2.1. Tần số tim và huyết áp động mạch 9
    1.2.2. Những công trình nghiên cứu về chức năng của một số hệ cơ quan 11
    1.3. Các chỉ số trí tuệ của trẻ em 13
    1.3.1. Trí tuệ 13
    1.3.2. Trí nhớ 17
    1.4. Chỉ số vượt khó (AQ) của trẻ em 19

    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 21
    2.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 21
    2.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu 21
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 22
    2.2.1. Các chỉ số được nghiên cứu 22
    2.2.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số 22
    2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 28

    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
    3.1. Các chỉ số thể lực của học sinh 31
    3.1.1. Chiều cao của học sinh 31
    3.1.2. Cân nặng của học sinh 38
    3.1.3. Vòng ngực trung bình của học sinh 44
    3.1.4. Chỉ số pignet của học sinh 50
    3.1.5. BMI của học sinh 52
    3.2. Các chỉ số về chức năng của một số hệ cơ quan của học sinh 55
    3.2.1. Tần số tim của học sinh 55
    3.2.2. Huyết áp động mạch của học sinh 57
    3.3. Các chỉ số trí tuệ của học sinh 60
    3.3.1. Trí tuệ của học sinh 60
    3.3.2. Trí nhớ ngắn hạn của học sinh 65
    3.4. Chỉ số vượt khó (AQ) của học sinh 71
    3.4.1. Chỉ số AQ của học sinh 71
    3.4.2. Chỉ số AQ của học sinh theo giới tính 72
    3.4.3. Các chỉ số thành phần AQ của học sinh 73
    3.5. Mối liên quan giữa năng lực trí tuệ với các chỉ số nghiên cứu của học sinh 81

    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 86
    4.1. Các chỉ số thể lực của học sinh 7-15 tuổi 86
    4.2. Chức năng một số hệ cơ quan của học sinh 7-15 tuổi 90
    4.3. Các chỉ số trí tuệ của học sinh 91
    4.4. Chỉ số vượt khó của học sinh 7-15 tuổi 92
    4.5. Mối liên quan giữa năng lực trí tuệ với các chỉ số nghiên cứu của học sinh 93
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Xã hội ngày càng văn minh, đời sống vật chất ngày càng được nâng cao đòi hỏi mỗi con người phải không ngừng phấn đấu vươn lên trong mọi lĩnh vực. Con người còn là nền tảng của gia đình và là nguồn nhân lực quan trọng của đất nước. Hơn nữa phát triển con người là mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội, là nhân tố cơ bản để đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [28], [29]. Theo đánh giá của Liên hợp quốc [13], thực trạng chỉ số phát triển của con người Việt Nam đứng vị trí 116 trên tổng số 173 nước trên thế giới, chỉ số này thuộc nhóm thấp của thế giới. Do đó công tác giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Nguồn nhân lực tri thức của đất nước chính là thế hệ học sinh, sinh viên đang học tập và nghiên cứu trong các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp và đại học.
    Các chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh được coi là hai mặt cùng phát triển trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực tri thức cho đất nước. Thực tế cho thấy, muốn đưa ra một biện pháp đúng đắn và hiệu quả đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo một cách toàn diện, phải dựa vào hiện trạng thể lực và năng lực trí tuệ của học sinh.
    Ngay từ trước năm 1975, nhiều tác giả đã nghiên cứu về các chỉ số thể lực và trí tuệ của con người Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong quyển “HSSH” [85]. Tài liệu này được sử dụng trong các sách giáo khoa, các giáo trình, tài liệu dạy và học .
    Trong thời kì đổi mới cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về thể lực và trí tuệ của học sinh Việt Nam ở các địa bàn khác nhau. Các kết quả nghiên cứu đã được trình bày trong các tạp chí, tài liệu chuyên ngành và trong cuốn “Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam” [65]. Đáng chú ý là công trình “Nghiên cứu đặc điểm sinh thể con người Việt Nam, tình trạng dinh dưỡng và các biện pháp nâng cao chất lượng sức khỏe” mã số KX-07-07 do GS. TS Lê Nam Trà làm chủ nhiệm đề tài [81], [82] và nhóm đề tài “Nghiên cứu các chỉ tiêu thể lực và trí tuệ ở học sinh” do GS. TSKH Tạ Thúy Lan làm chủ nhiệm đề tài [47], [48], [49], [50], [51], [52] và của một số tác giả khác [57], [58], [59], [62] .
    Các chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh không phải hằng định mà có thể thay đổi phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu và các kỳ điều tra đáng kể nhất là chế độ dinh dưỡng và lượng thông tin [4], [14], [24], [81]. Vì vậy, việc nghiên cứu các chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh cần phải tiến hành thường xuyên và rộng khắp. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu một số chỉ số thể lực, trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    - Xác định được thực trạng một số đặc điểm thể lực của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh như chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số pignet, BMI.
    - Xác định được thực trạng một số đặc điểm về chức năng sinh lý của một số hệ cơ quan của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh như tần số tim, huyết áp động mạch.
    - Xác định được các chỉ số trí tuệ, trí nhớ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
    - Xác định chỉ số vượt khó (AQ) của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
    - Xác định được mối liên quan giữa các chỉ số nghiên cứu.
    3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    - Nghiên cứu các chỉ số thể lực của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số pignet, BMI).
    - Nghiên cứu một số chỉ số chức năng ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (tần số tim, huyết áp động mạch).
    - Nghiên cứu các chỉ số trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (chỉ số IQ, mức trí tuệ và trí nhớ).
    - Nghiên cứu chỉ số vượt khó (AQ) của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    - Đối tượng nghiên cứu là học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Tất cả có 9 nhóm với 9 độ tuổi khác nhau từ 7 - 15 tuổi. Tổng số đối tượng nghiên cứu khoảng 897 học sinh trong đó có khoảng 460 học sinh nam và 437 học sinh nữ.
    - Địa điểm nghiên cứu là trường tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    - Các chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình được xác định theo phương pháp hiện hành của ngành y tế.
    - Tần số tim được xác định bằng ống nghe tim phổi.
    - Huyết áp được xác định bằng phương pháp Korotkov.
    - Năng lực trí tuệ được xác định bằng cách sử dụng test “Khuôn hình tiếp diễn” của Raven loại A, B, C, D và E dùng cho người từ 6 tuổi trở lên.
    - Trí nhớ được xác định bằng phương pháp Nechaiev.
    - Chỉ số AQ được xác định bằng cách sử dụng test Paul Stoltz. PH. D, có cải tiến.

    6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
    - Là đề tài đầu tiên xác định được một số chỉ số về thể lực và trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
    - Kết quả trong luận văn có thể góp phần vào việc bổ sung số liệu cho hướng nghiên cứu về thể lực, sinh lý, trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở, cung cấp dẫn liệu cho quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học và là dẫn liệu cho công tác giáo dục học sinh được tốt hơn.
     
Đang tải...