Đồ Án Nghiên cứu một số chế phẩm dược liệu có nguồn gốc từ nấm linh chi ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


    1.1. Tình hình nuôi trồng nấm ăn và dược liệu ở Việt Nam và trên thế giới

    1.1.1. Tình hình nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu trên thế giới

    Hiện nay, nghề trồng nấm đã phát triển trở thành một ngành công nghiệp ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt phải kể đến là Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, .

    Việc nuôi trồng nấm linh chi được ghi nhận từ năm 1621, nhưng đến 300 năm sau (1936), với thành công của GS Dật Kiến Vũ Hưng (Nhật) thì ngành nuôi trồng nấm mới được phổ biến. Nếu tính từ 1979 sản lượng nấm linh chi khô ở Nhật đạt 5 tấn/năm thì đến năm 1995, sản lượng lên đến gần 200 tấn/năm. Như vậy là 16 năm, sản lượng nấm linh chi của Nhật đã tăng gấp 40 lần [4].

    Hàng năm, thế giới sản xuất khoảng 4300 tấn nấm linh chi, trong đó riêng Trung Quốc trồng khoảng 3000 tấn, còn lại các quốc gia khác như: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Srilanca. Trong khi Nhật Bản là nước đưa ra kỹ thuật nuôi trồng nhưng hiện nay đứng sau Trung Quốc. Kỹ thuật nuôi trồng linh chi ngày càng phát triển và tại Việt Nam nhiều nhà nghiên cứu đã thành lập một trại nuôi trồng và bào chế linh chi ở Sài Gòn từ năm 1987 [9].

    Nhóm nấm quý họ linh chi (Ganodermataceae) sống trên cây, trên gỗ hay rễ cây mục. Cho tới nay đã có 386 tên loài được ghi nhận trên toàn thế giới, trong đó 221 loài được các nhà khoa học công nhận, hơn 200 loài còn lại là các loài đồng nghĩa, các loài được sắp xếp nhầm vào họ linh chi và gần 10 loài chưa xác định loại được.

    Trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan thì từ lâu nấm linh chi đã được nghiên cứu và sử dụng vào việc phòng và điều trị bệnh. Đến nay công nghệ nuôi trồng nấm ở các quốc gia này đã phát triển ở quy mô công nghiệp hiện đại và đem lại nguồn thu khá lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Sản xuất nấm phát triển đã tận dụng nguyên liệu thừa trong các ngành công nghiệp, nông lâm nghiệp, cùng một lúc đem lại sản phẩm có giá trị, hiệu quả kinh tế cao, đồng thời góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường.

    Đến nay việc nghiên cứu về nấm linh chi không còn giới hạn trong phạm vi đất nước Trung Quốc, mà đã mang tính toàn cầu. Hiện nay có khoảng 250 bài báo của các nhà khoa học trên thế giới đã được công bố liên quan tới dược tính và lâm sàng của linh chi. Tháng 7 /1994, Hội nghị Nấm học thế giới tại Vancouver, Canada đã nhất trí thành lập viện nghiên cứu linh chi Quốc Tế, đặt trụ sở tại NewYork (Hoa Kỳ) [8].

    Nhiều công trình nghiên cứu về linh chi đã chứng minh trong linh chi chứa nhiều hợp chất germanium và polysaccharid có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất; làm chậm quá trình lão hóa; tăng cường miễn dịch cho cơ thể; nâng cao khả năng đề kháng bệnh; điều tiết hệ thần kinh trung ương, giúp thăng bằng cơ năng; ổn định huyết áp; bảo vệ gan; bổ não, tăng trí thông minh, tăng trí nhớ; giảm nhẹ các tác dụng phụ ở bệnh nhân ung thư khi điều trị bằng hóa dược liệu; .Chính vì thế mà ở châu Á việc sử dụng linh chi làm thuốc, thực phẩm chức năng, trà thuốc trở nên rất phổ biến và số người sử dụng linh chi ngày càng một tăng trong những năm gần đây [1].

    1.1.2. Tình hình nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu ở Việt Nam

    Từ những năm 70, đặc biệt trong các năm 80 và 90 của thế kỷ XX ở Việt Nam nấm linh chi đã được quan tâm và nghiên cứu nhiều về thành phần hóa học cũng như tác dụng dược lý và quy trình sản xuất ra các chế phẩm. Hiện nay, các chế phẩm từ linh chi đã được con người ưa chuộng và sử dụng ngày càng rộng rãi với nhiều hình thức đa dạng về chủng loại như: thuốc tiêm, cồn thuốc, cao dán, thuốc xông và cao thuốc dùng ngoài. Việc nghiên cứu phân lập nhóm hoạt chất làm thuốc còn rất hạn chế, cần được quan tâm nhiều hơn. Trong công nghiệp điều chế, nhóm polysaccharid rất được chú ý, ngoài ra các acid amin và các nguyên tố vi lượng cũng được quan tâm [1].

    Ở nước ta, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã khẳng định nấm linh chi có thể chữa khỏi hoặc hạn chế các bệnh hiểm nghèo như: ung thư, đái đường, tim mạch, hô hấp Giá trị dược liệu của nấm linh chi đã được ghi chép trong các thư tịch cổ, cách nay hơn 4000 năm. Trong “Thần nông bách thảo” đã đề cập đến 365 dược thảo và linh chi được xếp vào loại thượng dược, ở vị trí số một sau đó mới đến nhân sâm và phân biệt linh chi thảo theo màu sắc: xích chi (linh chi đỏ), huỳnh chi (linh chi vàng), hắc chi (linh chi đen), tử chi (linh chi tím), bạch chi (linh chi trắng) và thanh chi (linh chi xanh) có tác dụng làm thuốc tốt nhất nên gọi Lục Bảo Linh chi [2].

    Đại danh y Lý thời trần viết: “Linh chi, dùng lâu người nhẹ nhàng, trẻ lâu, sống lâu như thần tiên”. Ngành nuôi trồng nấm dược liệu trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, tổng sản lượng ước tính đạt khoảng 100.000 tấn/năm. Với công nghệ ngày càng hiện đại, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu thành công các nguồn nguyên liệu nuôi trồng nấm linh chi thay cho mùn cưa cao su trước đây. Kết quả này đã góp phần tránh lãng phí và hạn chế sự ô nhiễm môi trường bởi nguyên liệu được sử dụng là phế thải của các nhà máy đường, công nghiệp dệt như: bã mía, bông thải, [2]. Đặc biệt trong một vài năm gần đây con người đã tìm kiếm và phát hiện một lượng khá lớn nấm cổ linh chi tại một số vùng núi cao ở nước ta. Đây là một kho tàng sản phẩm quí của y dược Việt Nam, cần được nghiên cứu sâu để ứng dụng đưa vào sản xuất, khai thác và phát triển nấm linh chi ở nước ta [1].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...