Thạc Sĩ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất mủ cao su ở thời kỳ kinh doanh tại tỉnh Đăk

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Mở đầu .
    1. Đặt vấn đề
    2. Mục đích và yêu cầu
    3. Giới hạn nghiên cứu
    Chương 1: Tổng quan tài liệu
    1.1. Giới thiệu về cây cao su
    1.2. Tình hình phát triển cao su trên thế giới và Việt Nam đến năm 2008
    1.2.1. Tình hình phát triển cao su trên thế giới đến năm 2008
    1.2.2. Tình hình phát triển cao su tại Việt Nam đến năm 2008
    1.2.3. Định hướng phát triển cao su Việt Nam giai đoạn 2009-2020 .
    1.3. Yêu cầu sinh thái của cây cao su .
    1.3.1. Khí hậu
    1.3.2. Đất đai
    1.4. Phân hạng đất trồng cao su .
    1.5. Cáctiến bộ kỹ thuật áp dụng trên vườn cây cao su
    1.5.1. Phân vùng sinh thái
    1.5.2. Cải tiến giống
    1.5.3. Phương pháp trồng
    1.5.4. Tưới nước, bón phân .
    1.5.5. Phòng trừ bệnh phấn trắng .
    1.5.6. Che mưa mặt cạo
    Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu .
    2.1. Đối tượng nghiên cứu
    2.2. Nội dung nghiên cứu .
    2.3. Phương pháp nghiên cứu
    2.3.1. Phần điều tra
    2.3.2. Phần thí nghiệm
    2.3.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu .
    2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu .
    Chương 3: Kết quả và thảo luận
    3.1. Đánh giá cácyếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến năng suất mủ cao su tại tỉnh Đăk
    1
    1
    3
    3
    4
    4
    4
    4
    6
    7
    8
    8
    10
    13
    14
    14
    17
    19
    20
    21
    21
    23
    23
    24
    24
    24
    25
    28
    30
    31 Nông .
    3.1.1. Đánh giá cácyếu tố khí hậu ảnh hưởng đến năng suất mủ cao tại tỉnh Đăk
    Nông .
    3.1.2. Đánh giá yếu tố đất đai ảnh hưởng đến năng suất mủ cao su tại tỉnh Đăk
    Nông .
    3.2. Ảnh hưởng của cácyếu tố tự nhiên đến năng suất mủ cao su .
    3.2.1. Ảnh hưởng của cácyếu tố khí hậu đến năng suất mủ cao su .
    3.2.2. Ảnh hưởng của cácyếu tố đất đai đến năng suất mủ cao su .
    3.3. Ảnh hưởng của cácyêu tố kỹ thuật đến năng suất mủ cao su .
    3.3.1. Ảnh hưởng của phương pháp trồng đến năng suất mủ cao su
    3.3.2. Ảnh hưởng của công tác phòng trừ bệnh phấn trắng đến năng suất mủ cao
    su .
    3.3.3. Ảnh hưởng của chất lượng tay nghề công nhân khai thác đến năng suất mủ cao
    su
    3.3.4. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất mủ cao su
    3.4. Đánh giá chất lượng vườn cao su kinh doanh tại tỉnh Đăk Nông
    3.5. Kết quả nghiên cứu cácbiện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất mủ cao su
    .
    3.5.1. Hiệu quả của biện pháp tưới nước giữ ẩm cho vườn cao su ở thời kỳ kinh
    doanh
    3.5.2. Hiệu quả của biện pháp phun thuốc phòng trị bệnh phấn trắng kết hợp phun
    phân qua lá cho vườn cao su ở thời kỳ kinh doanh
    3.5.3. Hiệu quả của biện pháp che mưa mặt cạo cho vườn cao su ở thời kỳ kinh
    doanh .
    Kết luận và kiến nghị
    1. Kết luận
    2. Kiến nghị .
    31
    31
    33
    35
    35
    40
    45
    45
    46
    47
    48
    49
    51
    51
    58
    64
    70
    70
    71 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    1. BQ : Bình quân
    2. CT : Công thức
    3. ĐC : Đối chứng
    4. KTCB : Kiến thiết cơ bản
    5. TB : Trung bình DANH MỤC CÁC BẢNG
    Trang
    Bảng 1.1: Tình hình phát triển cao su trên thế giới năm 2008
    Bảng 1.2: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su Việt Nam (1976-
    2008) .
    Bảng 1.3: Dự kiến phát triển cao su Việt Nam giai đoạn 2009-2020
    Bảng 1.4: Thang chuẩn đánh giá đất trồng cao su Việt Nam
    Bảng 1.5: Sản lượng cao su trên các loại đất trồng cao su tại Malaysia
    Bảng 3.1 Đánh giá cácyếu tố khí hậu ảnh hưởng đến năng suất mủ cao su tại Đăk
    Nông .
    Bảng 3.2: Đánh giá yếu tố đất đai ảnh hưởng đến năng suất mủ cao su tại
    tỉnh Đăk Nông
    Bảng 3.3: Ảnh hưởng của chất lượng đất đến năng suất mủ cao su .
    Bảng 3.4: Ảnh hưởng của độ cao đến năng suất mủ cao su .
    Bảng 3.5 : Ảnh hưởng của địa hình đến năng suất mủ cao su
    Bảng 3.6: Ảnh hưởng của phương pháp trồng đến năng suất mủ cao su
    Bảng 3.7: Ảnh hưởng của công tác phòng trừ bệnh phấn trắng đến năng suất mủ cao
    su .
    Bảng 3.8: Ảnh hưởng của chất lượng tay nghề công nhân đến năng suất,.
    Bảng 3.9: Lượng phân bón cho cao su khai thác tại Chi nhánh Công ty cao su Đắk
    Lắk tại tỉnh Đăk Nông .
    Bảng 3.10: Đánh giá chất lượng vườn cao su kinh doanh Chi nhánh Công ty cao su
    Đắk Lắk tại tỉnh Đăk Nông .
    Bảng 3.11 - Ảnh hưởng của biện pháp tưới nước giữ ẩm đến ẩm độ đất
    Bảng 3.12: Ảnh hưởng của biện pháp tưới nước giữ ẩm đến thời gian ổn định tầng lá
    và mức độ bệnh phấn trắng
    Bảng 3.13: Ảnh hưởng của biện pháp tưới nước giữ ẩm đến năng suất mủ
    Bảng 3.14: Hiệu quả kinh tế của biện pháp tưới nước giữ ẩm cho1 ha cao su .
    Bảng 3.15: Ảnh hưởng của phun thuốc phòng trị bệnh phấn trắng kết hợp phun phân
    qua lá đến thời gian ổn định tầng lá
    Bảng 3.16: Ảnh hưởng của phun thuốc phòng trị bệnh kết hợp phun phân qua lá đến
    mức độ bệnh phấn trắng
    Bảng 3.17: Ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc phòng trị bệnh phấn trắng kết
    5
    7
    8
    12
    15
    31
    33
    41
    42
    44
    45
    46
    47
    48
    49
    51
    53
    55
    57
    59
    60 hợp phun phân qua lá đến năng suất mủ .
    Bảng 3.18: Hiệu quả kinh tế của biện pháp tưới nước giữ ẩm cho cao su
    Bảng 3.19: Ảnh hưởng tấm che mưa đến ngày cạo mủ .
    Bảng 3.20: Ảnh hưởng của che mưa mặt cạo đến năng suất mủ cao su .
    Bảng 3.21: Hiệu quả kinh tế của biện pháp che mưa mặt cạo cho cao su
    62
    64
    65
    67
    68
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 3.1: Ảnh hưởng của lượng mưa và số ngày mưa đến năng suất mủ cao
    su
    Biểu đồ 3.2: Ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ đến năng suất mủ cao su
    Biểu đồ 3.3: Ảnh hưởng của gió và lượng bốc hơi đến năng suất mủ cao
    su
    35
    37
    39MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Cây cao su (Hevea brasiliensis) thuộc Họ thầu dầu (Euphorbiaceae), Bộ ba mãnh vỏ
    (Euphorbiales) là một cây công nghiệp có nguồn gốc ở lưu vực sông Amazôn (Nam Mỹ),
    được trồng phổ biến trên quy mô lớn tại Đông Nam Châu Á và miền nhiệt đới Châu Phi từ
    năm 1876 {2}.
    Cây cao su được du nhập vào Việt Nam từ năm 1897. Hiện nay cây cao su đang chiếm
    một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần đáng kể cho phát triển công nghiệp
    trong nước và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế chiến lược của Việt Nam {2}, {15}.
    Diện tích trồng cao su ở nước ta đến năm 2008 đạt 618.600 ha với sản lượng đạt
    khoảng 662.900 tấn mủ khô. Để phát triển diện tích trồng cao su đáp ứng nhu cầu nguyên liệu
    phục vụ sản xuất và xuất khẩu, Chính phủ có chủ trương đưa diện tích cao su lên 1.000.000 ha
    vào năm 2020, chủ yếu là khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ {10}, {11}.
    Đăk Nông là một tỉnh miền núi, có điều kiện để phát triển nhiều cây công nghiệp như
    cao su, cà phê, ca cao .Diện tích cao su hiện có khoảng 13.089 ha, trong đó diện tích đã đưa
    vào khai thác khoảng 2.476 ha, song chất lượng vườn cây có nhiều biểu hiện kém, năng suất
    mủ khá thấp (10-12 tạ mủ khô/ha/năm) so với miền Đông Nam bộ là 15-18 tạ mủ khô/ha/năm.
    Vậy nguyên nhân nào đã hạn chế năng suất mủ cao su tại Đăk Nông? Cần có những biện pháp
    khắc phục gì để giữ vững và nâng cao năng suất mủ cao su trên nền đất màu mỡ này? Đây là
    vấn đề bức xúc của các cơ sở sản xuất cao su tại Đắk Nông trong giai đoạn hiện nay.
    Mỗi loại cây trồng đòi hỏi một điều kiện tự nhiên và kỹ thuật chăm sóc khác nhau để
    sinh trưởng phát triển đạt năng suất cao. Đối với cây cao su, các yêu cầu trên không quá khắt
    khe, nhưng qua điều tra thực tế tại Đăk Nông thấy xuất hiện nhiều yếu tố hạn chế năng suất
    mủ cao su:
    Khí hậu Đăk Nông phân làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng
    mưa khá lớn (350 mm/tháng), mưa nhiều ngày (22-25 ngày/tháng) ảnh hưởng rất lớn đến
    công tác cạo mủ và thu gom mủ. Những ngày có mưa buổi sáng công nhân thường cạo trễ, thu
    mủ sớm hoặc nghỉ cạo; đây là nguyên nhân chính làm giảm năng suất mủ trong mùa mưa.
    Ngoài ra, ẩm độ cao, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh hại, đặc biệt là
    bệnh loét sọc mặt cạo, bệnh thối mốc mặt cạo trực tiếp làm giảm lượng mủ. Mùa khô từ tháng
    12 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ thấp (20-21 0 C), gió mạnh (4-5 m/s), ẩm độ không khí và ẩm độ đất rất thấp. Các tháng này hầu như không mưa gây nên hiện tượng khô hạn khắc nghiệt,
    chính khô hạn và gió mạnh là hai yếu tố hạn chế thời gian chảy mủ làm giảm năng suất mủ
    trong mùa khô và đầu mùa mưa.
    Đất trồng cao su tại Đăk Nông thuộc đất đỏ bazan giàu dinh dưỡng nhưng cũng có
    những mặt hạn chế nhất định như địa hình phức tạp, chia cắt nhiều, độ dốc lớn gây xói mòn
    nghiêm trọng nên càng tăng nhanh quá trình suy thoái đất. Hàm lượng dinh dưỡng khoáng
    khá cao nhưng tỷ lệ giữa các dinh dưỡng khoáng không cân đối so với yêu cầu của cây cao su,
    phần nào ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng và sản xuất mủ của cây.
    Mặt khác, các yếu tố kỹ thuật không được tuân thủ nghiêm ngặt, đầu tư chưa đúng
    mức và không đồng bộ. Vấn đề bảo vệ bồi dưỡng cải tạo đất chưa được chú trọng, bón phân
    không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây, công tác dự tính dự báo phòng trừ bệnh hại chưa
    kịp thời, kỹ thuật khai thác chưa đảm bảo . dẫn đến chất lượng vườn cây kém, mật độ cây cạo
    thấp, năng suất vườn cây không cao.
    Xuất phát từ thực tế trên và yêu cầu của sản xuất, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên
    cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất mủ cao su ở thời kỳ kinh doanh tại
    Đăk Nông”.
    2. Mục đích và yêu cầu
    2.1. Mục đích
    Trên cơ sở xác định và đánh giá cácyếu tố tự nhiên, yếu tố kỹ thuật hạn chế năng suất
    mủ cao su ở thời kỳ kinh doanh để đề xuất cácbiện pháp kỹ thuật khắc phục nhằm tăng năng
    suất mủ cao su, nâng cao hiệu quả vườn cao su ở thời kỳ kinh doanh tại tỉnh Đăk Nông.
    2.2. Yêu cầu
    - Đánh giá cácyếu tố tự nhiên như khí hậu, đất đai có ảnh hưởng đến năng suất mủ của
    cây cao su và xác định yếu tố hạn chế.
    - Đánh giá các yếu tố kỹ thuật đang áp dụng có ảnh hưởng đến năng suất mủ của cây
    cao su và xác định yếu tố chưa phù hợp.
    - Thử nghiệm cácbiện pháp khắc phục có hiệu quả đối với những yếu tố hạn chế năng
    suất mủ cao su để áp dụng trên vườn cao su ở thời kỳ kinh doanh tại tỉnh Đăk Nông.
    3. Giới hạn nghiên cứu
    Vườn cây cao su ở thời kỳ kinh doanh thuộc Chi nhánh Công ty cao su Đắk Lắk tại
    tỉnh Đắk Nông. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Giới thiệu về cây cao su
    - Nguồn gốc: Cây cao su được tìm thấy tại vùng châu thổ sông Amazôn (Nam mỹ) bao
    gồm các nước: Brazil, Bolivia, Peru, Colombia, Ecuador, Venezuela, Guiyane thuộc Pháp . ở
    khu vực 5 0 vĩ Bắc và Nam. Đây là một vùng nhiệt đới ẩm ướt, lượng mưa trên 2.000mm,
    nhiệt độ cao và đều quanh năm, có mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng, đất thuộc loại đất sét tương
    đối giàu chất dinh dưỡng, có độ pH=4,5 - 5,5, tầng đất canh tác sâu, thoát nước trung bình.
    Cây cao su trong tình trạng hoang dại là một cây rừng lớn, thân thẳng, cao 30 - 50m, chu vi
    thân đạt 5 - 7m, tán lá rộng và sống trên 100 năm. Cây lưỡng bội (2n) có số nhiễm sắc thể là
    2n = 36, hoa đơn tính đồng chu {2}, {15}.
    - Giá trị của cây cao su: Cây cao su được trồng với quy mô lớn trên thế giới là nhờ vào
    sản phẩm đặc biệt của cây là mủ cao su, đó là một nguyên liệu cần thiết trong nhiều ngành
    công nghiệp hiện nay. Ngoài ra, cây cao su còn cho các sản phẩm khác cũng có công dụng
    không kém phần quan trọng như gỗ, dầu hạt . Cây cao su còn có tác dụng bảo vệ môi trường
    sinh thái, cải thiện vấn đề kinh tế xã hội nhất là ở các vùng trung du, miền núi, góp phần bảo
    vệ an ninh quốc phòng tại các vùng biên giới {15}.
    1.2. Tình hình phát triển cao su trên thế giới và Việt Nam đến năm 2008
    1.2.1. Tình hình phát triển cao su trên thế giới đến năm 2008
    Trên thế giới, hình thức sản xuất cao su tùy thuộc từng quốc gia, có nơi trồng cao su
    trên những vùng đất rộng lớn từ 500 ha đến 10.000 ha hoặc hơn nữa gọi là cao su đại điền, có
    nơi trồng cao su trên diện tích nhỏ 1-2 ha gọi là cao su tiểu điền, nhưng nhìn chung trên thế
    giới thì cao su tiểu điền là thành phần quan trọng chiếm khoảng 80-90% tổng diện tích cao su.
    Sản lượng cao su tiểu điền luôn cao hơn đại điền và chiếm khoảng trên 70% tổng sản lượng
    cao su thiên nhiên trên thế giới {15}.
    Năm 2008, tổng sản lượng cao su trên thế giới đạt khoảng 9,94 triệu tấn. Trong đó
    Thái Lan đạt cao nhất là 3.020 ngàn tấn, chiếm 30,4%. Thứ hai là Indonesia, đạt 2.824 ngàn
    tấn, chiếm 28,4%. Thứ ba là Malaysia, sản lượng đạt 1.078 ngàn tấn, chiếm 10,8%. Thứ tư là
    Ấn Độ, đạt 880 ngàn tấn, chiếm 8,8%. Sản lượng cao su Việt Nam xếp hạng thứ năm, đạt
    662,9 ngàn tấn, chiếm 6,7% so với tổng sản lượng cao su trên thế giới, vượt hơn Trung Quốc
    (638 ngàn tấn) {10}.
    Bảng 1.1: Tình hình phát triển cao su trên thế giới năm 2008
    (Đvt: Ngàn tấn/ngàn ha) Chir tiêu Thái
    Lan
    Indonesia Malasia Ấn Độ Việt
    Nam
    Trung
    Quốc
    Thế
    Giới
    Sản lượng 3020 2824 1078 880 663 638 9942
    % so thế giới 30,4 28,4 10,8 8,8 6,7 6,4 100
    Diện tích 2456 3433 1247 650 618 776 10600
    % so thé giới 23,2 32,4 11,8 6,1 5,8 7,3 100
    Năng suất 1706 1004 1430 1896 1661 - -
    Thứ hạng 2 8 6 1 4 - -
    Xuất khẩu 2561 2408 915 76 619 - -
    % so thế giới 35,2 33,1 12,6 1,0 8,5 - -
    Nguồn: Hiệp hội cao su Việt Nam {10}.
    Về diện tích, năm 2008, tổng diện tích cao su toàn thế giới ước khoảng 10,6 triệu ha.
    Trong đó lớn nhất là Indonesia đạt 3,433 triệu ha, chiếm 32,4%. Thứ hai là Thái Lan đạt
    2,456 triệu ha, chiếm 23,2%. Thứ ba là Malaysia đạt 1,247 triệu ha, chiếm 11,8%. Thứ tư là
    Trung Quốc đạt 776 ngàn ha, chiếm 7,3%. Ấn Độ xếp thứ năm với diện tích là 650 ngàn ha,
    chiếm 6,1%. Diện tích cao su Việt Nam xếp thứ sáu với 618,6 ngàn ha, chiếm 5,8% tổng diện
    tích cao su trên thế giới {10}.
    Về Xuất khẩu, Tổng lượng cao su xuất khẩu năm 2008 dẫn đầu là Thái Lan với 2,56
    triệu tấn, chiếm 35,2% tổng lượng cao su xuất khẩu trên thế giới. Thứ hai là Indonesia xuất
    khẩu 2,4 triệu tấn, chiếm 33,1 %. Malaysia xếp thứ ba đạt 915 ngàn tấn, chiếm 12,5%. Việt
    Nam xếp thứ tư với lượng cao su xuất khẩu 619,3 ngàn tấn, chiếm 8,5%. Côte D’Ivoire xếp
    thứ năm với 190,6 ngàn tấn, chiếm 2,6% {10}.
    1.2.2. Tình hình phát triển cao su tại Việt Nam đến năm 2008
    Đến năm 2008, Tổng diện tích cao su Việt Nam đạt 618.600ha, tăng 62.300ha hoặc
    11,2% so với năm 2007, đạt mức gia tăng diện tích cao nhất kể từ năm 1998 đến nay. Diện
    tích cao su chủ yếu tập trung ở Đông Nam bộ, kế đến là Tây Nguyên và duyên hải miền
    Trung. Cây cao su mới được mở rộng đến vùng Tây Bắc, diện tích trồng mới năm 2008 đạt
    3.960ha, nâng tổng diện tích cao su vùng này lên 4.640ha {10}.
    Sản lượng cao su năm 2008 đạt 662,9 ngàn tấn, tăng 10,2% so với năm 2007. Diện
    tích khai thác ước khoảng 399 ngàn ha, chiếm 64,5% tổng diện tích cao su cả nước, tăng
    25.700ha so với năm 2007. Năng suất bình quân đạt 1.661kg/ha {10}.
    Lượng cao su xuất khẩu trong năm 2008 đạt khoảng 655,2 ngàn tấn, tương đương
    619,3 ngàn tấn quy khô, trị giá 1,59 tỷ Dola, giảm 8,3% về lượng nhưng tăng 14,4% về trị giá
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...