Thạc Sĩ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của cây con Bạch đàn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP
    NĂM 2012
    MỤC LỤC
    Trang
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU . 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục tiêu của đề tài 3
    1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VẤN Đ NGHIÊN CỨU . 4
    2.1. Quan điểm về vấn đề nghiên cứu 4
    2.2. Cơ sở khoa học và ý nghĩa của phương pháp nhân giống vô tính bằng
    nuôi cấy mô - tế bào 4
    2.2.1. Kỹ thuật nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô - tế bào 4
    2.2.1.1. Định nghĩa về nuôi cấy mô - tế bào thực vật . 4
    2.2.1.2. Cơ sở của khoa học của phương pháp nuôi cấy mô - tế bào 5
    2.2.1.3. Các bước của quá trình nhân giống in vitro 9
    2.2.2. Ý nghĩa của việc nhân giống vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô 11
    2.3. Lược sử về cây bạch đàn . 12
    2.3.1. Phân bố địa lý . 12
    2.3.2. Phân loại . 13
    2.3.3. Đặc điểm sinh vật học 14
    2.3.4. Công dụng của bạch đàn . 15
    2.4. Tình hình phát triển cây bạch đàn . 18
    2.4.1. Trên thế giới . 18
    2.4.1.1. Nhu cầu trồng rừng . 18
    2.4.1.2. Thực trạng trồng rừng bạch đàn . 20
    2.4.2. Ở Việt Nam 21
    2.5. Một số thành tựu nghiên cứu về nhân giống vô tính bạch đàn và một số
    cây lâm nghiệp . 22
    2.5.1. Trên thế giới . 22
    2.5.2. Tại Việt Nam 26
    2.6. Đặc điểm khu vực nghiên cứu . 29
    CHƯƠNG 3: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 30
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 30
    3.2. Vật liệu nghiên cứu 30
    3.3. Nội dung nghiên cứu . 30
    3.4. Phương pháp nghiên cứu . 31
    3.4.1. Bố trí thí nghiệm . 31
    3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi . 34
    3.5. Phân tích và xử lý số liệu 34
    CHƯƠNG 4: KT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
    4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi cây mầm ra ngôi đến tỷ lệ sống và khả
    năng sinh trưởng của cây bạch đàn mô ở giai đoạn vườn ươm . 35
    4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ ra cây đến tỷ lệ sống và khả năng sinh
    trưởng của cây bạch đàn mô ở giai đoạn vườn ươm . 37
    4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian che vòm nilon và lưới che râm đến
    tỷ lệ sống của cây bạch đàn mô ở giai đoạn vườn ươm 40
    4.3.1. Ảnh hưởng của che vòm nilon . 40
    4.3.2. Ảnh hưởng của che lưới che râm . 43
    4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại phân bón và hàm lượng thích hợp với cây
    bạch đàn mô ở giai đoạn vườn ươm 45
    4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại thuốc phòng trừ bệnh và nồng độ phù hợp
    với cây bạch đàn mô ở giai đoạn vườn ươm . 49
    4.6. Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật tạo cây bạch đàn mô Urophylla dòng U6 ở
    giai đoạn vườn ươm . 54
    4.6.1. Đất vườn ươm . 54
    4.6.2. Tạo bầu . 54
    4.6.3. Cấy cây . 55
    4.6.4. Chăm sóc 56
    4.6.5. Đảo bầu và phân loại cây con . 57
    4.6.6. Phòng trừ sâu bệnh hại . 57
    4.6.7. Kỹ thuật hãm cây 59
    4.6.8. Kiểm kê, phân loại và xuất cây đem trồng . 59
    CHƯƠNG 5: KT LUẬN - KIN NGHỊ . 61
    5.1. Kết luận 61
    5.2. Kiến nghị . 62
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
    CHƯƠNG 1
    MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đ
    Trong chương trình triển khai trồng mới 5 triệu hecta rừng từ năm 1998 đến năm 2010, nhà nước đã đầu tư 31.650 tỷ đồng để nâng độ che phủ rừng lên 43% bao gồm 2 triệu hecta rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và 3 triệu hecta rừng sản xuất.[16] Những loài cây được trồng không chỉ là những cây lâu năm và có tán phù hợp với đất rừng mà còn phải đảm bảo cho năng suất cao có chu kỳ kinh doanh ngắn, có nhiều tác dụng đáp ứng nhu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. Song do đặc thù của sản xuất lâm nghiệp là chu kỳ kinh doanh dài, triển khai trên diện rộng, địa bàn phức tạp, việc nâng cao năng suất rừng trồng dựa vào sự tác động của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh gặp nhiều hạn chế. Do vậy yếu tố giống đóng vai trò hết sức quan trọng.
    Hiện nay những ứng dụng và thành tựu của công nghệ sinh học rất lớn và rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống con người cũng như trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Ngành công nghệ sinh học của Việt Nam còn non trẻ và mới thực sự đi vào chiều sâu trong khoảng 10 năm trở lại đây tuy nhiên cũng bước đầu đạt được những thành tựu nhất định, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi cấy mô tế bào thực vật phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp với quy mô lớn. Ưu điểm của phương pháp này là cho phép nhân giống vô tính với hệ số nhân giống cao trong thời gian ngắn nhưng cây giống tạo ra vẫn giữ được những đặc tính di truyền tốt của cây mẹ, đồng đều về năng suất phẩm chất và chất lượng. Đây còn là một biện pháp trẻ hoá giống trong sản xuất lâm nghiệp, sự kết hợp giữa nuôi cấy mô với kỹ thuật giâm hom tạo thành công nghệ mô - hom rất hữu ích trong sản xuất lâm nghiệp.
    Bạch đàn là một trong những loài cây lâm nghiệp có khả năng phân bố rộng thích nghi với nhiều vùng sinh thái, cây sinh trưởng nhanh và có giá trị trong sản xuất nguyên liệu giấy, gỗ ván dăm, gỗ trụ mỏ Do vậy việc nghiên cứu nhằm tạo ra những giống bạch đàn tốt đã góp phần nâng cao năng xuất trong trồng rừng thâm canh. Trong các dòng bạch đàn hiện nay thì dòng bạch đàn U6 là loài có tỷ trọng lớn đang được chú trọng phát triển nhằm phục vụ cho công tác trồng rừng công nghiệp và các chương trình trồng rừng xã hội. Bạch đàn U6 có những đặc tính vượt trội sinh trưởng nhanh, tỉa cành tự nhiên tốt, độ che phủ của tán lá cao và chất lượng sợi gỗ đạt hiệu quả tốt trong sản xuất giấy. Độ tăng chiều cao có thể đạt tới 3,9 - 4,1 m/năm. Theo dự kiến dòng bạch đàn U6 có thể đạt sản lượng cây đứng từ 120 m3 đến 150m3/ ha sau 7 - 8 năm nếu được trồng ở điều kiện thuận lợi có thể rút ngắn chu kì kinh doanh. Tuy nhiên những giá trị này chỉ đảm bảo cho đời sau khi sử dụng con đường nhân giống vô tính tức là bằng công nghệ mô hom
    Quy trình sản xuất giống cây bạch đàn bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào trải qua nhiều giai đoạn phức tạp mỗi giai đoạn đều có những ảnh hưởng nhất định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây con sau này, trong đó giai đoạn vườn ươm có ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại của một quy trình công nghệ. Vì vậy, để hoàn thiện quy trình tạo cây giống bạch đàn bằng phương pháp nuôi cấy mô chúng tôi tiến hành đề tài:
    "Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của cây con Bạch đàn (E. Urophylla dòng U6 ) nuôi cấy mô ở giai đoạn vườn ươm tại Trung tâm khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh"
    1.2. Mục tiêu của đ tài
    Xây dựng được quy trình kỹ thuật tạo cây giống bạch đàn mô Urophylla dòng U6 ở giai đoạn vườn ươm, nhằm nâng cao tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của cây bạch đàn mô.
    1.3. Ý nghĩa của đ tài
    - Đã tìm hiểu được ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật cũng như ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh (thông qua mùa vụ) đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây bạch đàn mô Urophylla dòng U6 trong giai đoạn vườn ươm.
    - Thông qua các kết quả thu được đã bổ sung hoàn chỉnh quy trình nhân giống cây bạch đàn mô Urophylla dòng U6. Đây là cơ sở cho việc sản xuất cây giống có chất lượng cao với quy mô lớn đáp ứng cho các dự án trồng rừng trong nước.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...