Tiến Sĩ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để phát triển vụ lạc thu đông ở tỉnh Thái Nguyên

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Lan Chip, 23/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU



    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Trong những năm qua, nhờ sự chuyển dịch theo hướng nền kinh tế thị trường, sản xuất nông nghiệp của nước ta đã thu được những thành tựu đáng kể. Từ một nước thiếu lương thực, nay đã đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo (sau Thái Lan). Nhờ đó, chúng ta có điều kiện chú ý hơn vào phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, đặc biệt là nhóm cây đậu đỗ để tăng cường dinh dưỡng cho con người, phục vụ chế biến [10].
    Trong các cây đậu đỗ, lạc (Arachis hypogaea L) là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế lớn [14], [32], dinh dưỡng cao và có khả năng cải tạo đất tốt [16], [26]. Lạc có giá trị dinh dưỡng cao đặc biệt là có nhiều dầu và protein. Trong hạt lạc chứa từ 40-60 % lipit; 24-26 % prôtêin; 9-12 % gluxit; 2-4,5 % xenlulô;
    1,8-4,6 % tro; 6,0-22,0 % hyđratcacbon và nhiều loại vitamin (A, B1, B2, B6, PP, E .) [14]. Ngoài giá trị dinh dưỡng cho con người, lạc còn là nguồn thức ăn tốt cho gia súc. Hơn thế nữa, lạc còn là nguyên liệu cho ngành công nghiệp ép dầu; dầu lạc thuộc loại dầu ăn dễ tiêu và có thể làm nguyên liệu chế biến thuốc dùng trong y dược [16]. Một giá trị vô cùng quan trọng của cây lạc về mặt sinh học là có khả năng cố định đạm khi cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium. Chính vì vậy, cây lạc không đòi hỏi bón nhiều phân đạm, trồng ở đất nghèo dinh dưỡng vẫn có thể cho năng suất, đồng thời cải tạo đất tốt [8], [27]. Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, lạc còn có giá trị lớn trong xuất khẩu. Trên thế giới, hàng năm sản lượng quả lạc và dầu lạc xuất khẩu đạt hàng triệu tấn. Châu Á là khu vực có nhiều nước trồng lạc, trong đó Việt Nam là nước đứng thứ 4 về sản lượng sau Trung Quốc, Ấn Độ và Inđônêsia. Việt Nam đứng thứ 4 về xuất khẩu lạc trên thế giới, sau Trung Quốc, Mỹ và Áchentina. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 50 triệu đôla Mỹ/năm [124].

    Ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, lạc xuân là vụ sản xuất chính, diện tích hàng năm dao động từ 135-140 nghìn hécta. Sản phẩm vụ lạc xuân phần lớn để xuất khẩu và làm thực phẩm tiêu dùng nội địa, có một phần nhỏ (10 %) để giữ làm giống cho vụ xuân năm sau [7]. Do hạt lạc có hàm lượng dầu cao, bảo quản khó, rất dễ bị mất sức nảy mầm sau một thời gian thu hoạch. Sử dụng lạc xuân năm trước làm giống cho vụ xuân năm sau tỷ lệ mọc thấp, lượng giống tốn nhiều. Đây là cũng là một trong những hạn chế để tăng năng suất và diện tích lạc vụ xuân.
    Những năm gần đây, nghiên cứu và phát triển lạc thu đông ở một số tỉnh như Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh thành công. Năng suất trung bình vụ này đạt 12-14 tạ/ha, điển hình có địa phương năng suất đạt 20 tạ/ha [1], [10]. Sản phẩm lạc ở vụ thu đông đã được sử dụng làm giống cho vụ xuân, tuy nhiên với sản lượng lạc thu đông hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu về giống cho vụ xuân ở các tỉnh miền Bắc [10]. Theo dự báo, trong những năm tới nhu cầu lạc giống cho vụ xuân ở các tỉnh là 28-40 nghìn tấn/năm. Để đảm bảo cung cấp đủ giống cho diện tích lạc xuân hàng năm cần phải nhân giống trong vụ thu đông từ 17 đến 20 nghìn ha [7].
    Thái Nguyên là tỉnh có lịch sử trồng lạc, có diện tích đất lớn (10.000 ha có thể trồng lạc thu đông), có điều kiện thời tiết gần giống như Hà Nội, Bắc Giang nên cũng có thể trồng lạc được nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên ở Thái Nguyên, nông dân mới trồng lạc vụ xuân và vụ thu, còn vụ thu đông chưa biết đến. Mười năm trở lại đây, ở Thái Nguyên diện tích cây lạc liên tục giảm, năng suất thấp. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do thiếu giống cho năng suất cao, chống chịu tốt cho vụ xuân và kỹ thuật trồng lạc còn lạc hậu. Nông dân chủ yếu dùng lạc xuân năm trước làm giống cho vụ xuân năm sau, nên tỉ lệ mọc thấp, không đảm bảo mật độ cây dẫn đến năng suất thấp. Vụ lạc thu do nhiệt độ và ẩm độ cao cây lạc sinh trưởng sinh dưỡng quá mạnh nên quả, hạt bé, năng suất thấp nên diện tích vụ này cũng rất hạn chế. Việc phát triển vụ lạc thu đông ở Thái Nguyên sẽ đáp ứng được nhu cầu giống lạc tốt cho vụ lạc xuân của tỉnh, đồng thời góp phần cung cấp

    giống cho các tỉnh lân cận và tăng sản lượng lạc cho nhu cầu thực phẩm và xuất khẩu. Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    “ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để phát triển vụ lạc thu đông ở tỉnh Thái Nguyên”

    2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    2.1. Ý nghĩa khoa học

    - Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống để phát triển vụ lạc thu đông ở tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sở lý luận khoa học cho việc phát triển vụ lạc thu đông ở Việt Nam.
    - Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật trồng lạc thu đông ở tỉnh Thái Nguyên là tài liệu khoa học phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy.


    2.1. Ý nghĩa thực tiễn

    - Xác định các yếu tố hạn chế và thuận lợi đối với sản xuất lạc, từ đó đưa ra các biện pháp để phát triển sản xuất lạc nói chung và lạc thu đông nói riêng ở tỉnh Thái Nguyên.
    - Chọn ra các giống lạc có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao phù hợp với điều kiện thu đông ở tỉnh Thái Nguyên.
    - Từ kết quả nghiên cứu kỹ thuật trồng và phát triển lạc thu đông, đã xây dựng được quy trình kỹ thuật trồng lạc thu đông và hình thành vụ lạc mới ở Thái Nguyên.
    - Phát triển vụ lạc thu đông đã đem lại lợi ích nhiều mặt như: Góp phần chuyển dịch hệ thống cơ cấu cây trồng ở tỉnh Thái Nguyên, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, cho nông dân. Đảm bảo đủ giống và chất lượng giống tốt cho vụ lạc xuân. Bổ sung vào nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho người dân.

    Đồng thời, trồng lạc thu đông chính là biện pháp bảo vệ, cải tạo độ phì đất một cách tốt và rẻ tiền nhất.


    3. Mục tiêu của đề tài

    Phát triển vụ lạc thu đông ở tỉnh Thái Nguyên nhằm cung cấp lạc giống chất lượng tốt cho vụ xuân, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng lạc thương phẩm phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.


    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu là: Cây lạc (Arachis hypogaea L).

    - Phạm vi nghiên cứu là: Nghiên cứu phát triển lạc vụ thu đông trong điều kiện sinh thái tỉnh Thái Nguyên. Đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau: Xác định các yếu tố hạn chế và thuận lợi đến sản xuất lạc ở tỉnh Thái Nguyên; Nghiên cứu lựa chọn những giống lạc tốt, cho năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái tỉnh Thái Nguyên; Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng lạc từ đó xây dựng quy trình kỹ thuật trồng lạc thu đông phù hợp với điều kiện tỉnh Thái Nguyên; Xây dựng mô hình, phát triển sản xuất lạc thu đông ở tỉnh Thái Nguyên.


    5. Những đóng góp mới của luận án

    - Đối với khoa học: Cung cấp số liệu nghiên cứu về cây lạc trong vụ thu đông ở Thái Nguyên và khẳng định cơ sở khoa học để phát triển lạc thu đông ở Việt Nam.
    - Đối với sản xuất:
    + Đánh giá, phân tích những khó khăn, thuận lợi ảnh hưởng đến sản xuất lạc và đề xuất biện pháp nhằm phát triển lạc thu đông ở Thái Nguyên.
    + Xác định khả năng sinh trưởng phát triển và tính ổn định về năng suất của một số giống lạc trong điều kiện sinh thái ở Thái Nguyên.

    + Đưa ra một số biện pháp kỹ thuật như: Thời vụ gieo, thời kỳ tưới nước, mật độ trồng, lượng phân bón thích hợp nhất để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của vụ lạc thu đông.
    + Hình thành và phát triển vụ lạc thu đông ở Thái Nguyên để cung cấp giống lạc có chất lượng tốt cho vụ xuân.
    + Đưa ra quy trình kỹ thuật trồng lạc vụ thu đông ở Thái Nguyên để nông dân áp dụng.
    - Đối với xã hội và đời sống:
    + Góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho nông dân, tăng sản lượng lạc cho nhu cầu thực phẩm và xuất khẩu.





    Mục lục



    Trang bìa

    Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng số liệu Danh mục các sơ đồ, đồ thị
    Mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .

    3. Mục tiêu của đề tài .

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .

    5. Những đóng góp mới của luận án

    Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước

    1.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới

    1.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới

    1.1.2. Một số yếu tố hạn chế chính đến sản xuất lạc trên thế giới

    1.1.3. Tình hình nghiên cứu lạc trên thế giới

    1.1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lạc trên thế giới

    1.1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về kỹ thuật trồng lạc trên thế giới

    1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc ở Việt Nam .

    1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc ở Việt Nam .

    1.2.2. Một số yếu tố hạn chế sản xuất lạc ở Việt Nam

    1.2.3. Tình hình nghiên cứu lạc ở Việt Nam

    1.2.3.1. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lạc mới ở Việt Nam

    1.2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về kỹ thuật trồng lạc ở Việt Nam

    1.3. Nghiên cứu phát triển lạc thu đông ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam

    1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu sản xuất lạc thu đông . 36

    1.3.2. Một số kết quả triển khai sản xuất lạc thu đông . 38

    1.4. Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Thái Nguyên 40

    1.4. Những kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu tài liệu . 43

    Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 45

    2.1. Vật liệu nghiên cứu 45

    2.2. Nội dung nghiên cứu 46

    2.2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất lạc ở Thái Nguyên 46

    2.2.2. Khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống lạc trong VTĐ ở Thái Nguyên 46

    2.2.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu cho cây lạc vụ thu đông ở tỉnh

    Thái Nguyên 46

    2.2.4. Xây dựng mô hình và phát triển lạc thu đông ở Thái Nguyên 47

    2.2.5. Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng lạc thu đông cho tỉnh TN . 47

    2.3. Phương pháp nghiên cứu . 47

    2.3.1. Điều tra điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất lạc . 47

    2.3.2. Thí nghiệm đồng ruộng 49

    2.3.3. Xây dựng mô hình và phát triển lạc thu đông 63

    2.3.4. Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng lạc thu đông ở tỉnh TN 65

    2.4. Phương pháp xử lý số liệu 65

    Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận . 66

    3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất lạc ở tỉnh TN 66

    3.1.1. Điều kiện thời tiết khí hậu ở tỉnh Thái Nguyên 2001-20005 . 66

    3.1.2. Đất nông nghiệp và cơ cấu cây trồng hàng năm ở tỉnh TN . 67

    3.1.3. Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Thái Nguyên 70

    3.1.4. Các yếu tố hạn chế và thuận lợi đến sản xuất lạc ở tỉnh TN 75

    3.2. Khả năng sinh trưởng và phát triển một số giống lạc trong VTĐ . 81

    3.2.1. Một số chỉ tiêu nông sinh học của các giống lạc trong VTĐ 81

    3.2.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lạc . 85

    3.2.3. Mức độ nhiễm bệnh hại ở các giống lạc trong VTĐ 88


    3.2.4. Tính ổn định của các giống lạc qua các vụ trong năm . 90
    3.3. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật cho cây lạc trong VTĐ ở tỉnh TN 92
    3.3.1. Xác định thời vụ trồng thích hợp trong VTĐ ở tỉnh TN . 92

    3.3.2. ảnh hưởng của tưới nước đến sinh trưởng và phát triển của lạc trong VTĐ ở tỉnh TN

    3.3.3. Xác định mật độ trồng lạc thích hợp trong VTĐ ở tỉnh TN .

    3.3.4. Xác định liều lượng đạm bón thích hợp cho các giống lạc L12, L14 và MD7 trong VTĐ

    ở tỉnh Thái Nguyên

    3.3.5. Xác định lượng lân bón thích hợp cho các giống lạc L12, L14 và MD7 trong VTĐ ở tỉnh

    Thái Nguyên

    3.3.6. Xác định lượng kali bón thích hợp cho các giống lạc L12, L14 và MD7 trong vụ thu đông ở tỉnh Thái Nguyên
    3.3.7. Hiệu quả của các tổ hợp phân bón đối với lạc trong VTĐ .

    3.3.8. Hiệu quả phòng trừ của thuốc BVTV đối với một số bệnh hại lạc trong VTĐ ở tỉnh Thái

    Nguyên

    3.4. Xây dựng mô hình và phát triển sản xuất lạc vụ thu đông ở tỉnh TN.

    3.4.1. Mô hình sử dụng giống L.14 và áp dụng kỹ thuật mới có che phủ nilon ở tỉnh Thái

    Nguyên .

    3.4.2. Mô hình so sánh hiệu quả kinh tế giữa cây lạc với khoai lang và ngô trong VTĐ ở tỉnh

    Thái Nguyên

    3.4.3. Kết quả mở rộng mô hình trồng lạc thu đông ở tỉnh TN .

    3.5. Quy trình kỹ thuật trồng lạc vụ thu đông cho tỉnh Thái Nguyên

    Kết luận và đề nghị .

    1. Kết luận .

    2. Đề nghị: .
    Các công trình liên quan đến đề tài đã công bố
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    .

    [charge=450]http://up.4share.vn/f/3100080503060307/LA_07_NL_TT_DNT.pdf.file[/charge]
     
Đang tải...