Thạc Sĩ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây c phê vối (Coffea canephora Pierre) giai đoạn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục tiêu đề tài 3
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn . 3
    4. Giới hạn đề tài 3
    5. Những đóng góp mới của Luận án . 4
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 5
    1.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới và trong nước 5
    1.1.1. Trên thế giới 5
    1.1.2. Ở Việt Nam . 8
    1.1.3. Tình hình sản xuất cà phê ở Tây Nguyên . 10
    1.1.4. Tình hình sản xuất cà phê ở Đắk Lắk . 12
    1.2. Ảnh hưởng các yếu tố sinh thái đến sinh trưởng, phát triển cây cà phê 15
    1.3. Đất trồng cà phê . 18
    1.3.1. Tính chất lí học của đất . 19
    1.3.2. Tính chất hóa học của đất . 20
    1.4. Vai trò của đạm, lân, kali và những nghiên cứu trong, ngoài nước về liều
    lượng và cách bón đối với cây cà phê 21
    1.4.1. Đạm đối với cây cà phê 23
    1.4.2. Lân đối với cây cà phê 24
    1.4.3. Kali đối với cây cà phê . 26
    1.4.4. Liều lượng bón đạm, lân và kali cho cà phê . 27
    1.4.5. Số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali cho cà phê . 32
    1.5. Vai trò của kẽm, bo và những nghiên cứu trong, ngoài nước về kẽm và bo đối
    với cây cà phê . 35
    1.5.1. Kẽm đối với cây cà phê 35
    1.5.2. Bo đối với cây cà phê . 36
    1.5.3. Bón kẽm và bo cho cà phê 37
    CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 40
    2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 40
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu . 40
    2.1.2. Địa điểm nghiên cứu . 40
    2.2. Nội dung nghiên cứu . 41
    2.2.1. Nghiên cứu về liều lượng bón đạm và kali cho cây cà phê vối giai đoạn
    kinh doanh trên đất bazan . 41
    2.2.2. Nghiên cứu về cách bón (số lần và tỉ lệ) đạm, lân và kali cho cây cà phê
    vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan . 41
    2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đối với cây cà
    phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan 41
    2.3. Phương pháp nghiên cứu . 42
    2.3.1. Bố trí thí nghiệm . 42
    2.3.2. Phương pháp theo dõi . 45
    2.3.3. Phương pháp phân tích . 46
    2.3.4. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 47
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 48
    3.1. Nghiên cứu liều lượng bón đạm và kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh
    doanh trên đất bazan . 48
    3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến hàm lượng một số chất
    trong đất và lá cà phê 48
    3.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến hàm lượng các sắc tố
    quang hợp, quá trình sinh trưởng phát triển cà phê 58
    3.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến năng suất, tỉ lệ hạt cà phê
    nhân xuất khẩu 70
    3.1.4. Hiệu quả kinh tế và hiệu suất đầu tư phân bón khi bón tăng lượng đạm và
    kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh . 77
    3.1.5. Tóm tắt kết quả thí nghiệm 1 . 80
    3.2. Ảnh hưởng cách bón (số lần và tỉ lệ bón) đạm, lân và kali đến cây cà phê vối
    giai đoạn kinh doanh trên đất bazan . 81
    3.2.1. Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến hàm lượng một số
    chất trong đất và lá cà phê 81
    3.2.2. Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến hàm lượng các
    sắc tố quang hợp, sinh trưởng phát triển của cây cà phê 86
    3.2.3. Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến năng suất, tỉ lệ hạt
    cà phê nhân xuất khẩu . 91
    3.2.4. Hiệu quả kinh tế và hiệu suất đầu tư phân bón với số lần và tỉ lệ bón
    đạm, lân và kali khác nhau . 95
    3.2.5. Tóm tắt kết quả thí nghiệm 2 96
    3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4
    và Rosabor đối với cây cà phê vối
    giai đoạn kinh doanh trên đất bazan . 98
    3.3.1. Hàm lượng một số chất trong đất thí nghiệm . 98
    3.3.2. Ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến hàm lượng một số chất trong lá cà phê . 103
    3.3.3. Ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến quá trình quang hợp,
    sinh trưởng phát triển của cà phê 108
    3.3.4. Ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến năng suất, tỉ lệ hạt cà phê nhân xuất khẩu 117
    3.3.5. Hiệu quả kinh tế và hiệu suất đầu tư phân bón khi phun ZnSO4 và
    Rosabor với nồng độ khác nhau cho cà phê vối . 124
    3.3.6. Tóm tắt kết quả thí nghiệm 3 126
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 127
    1. Kết luận 127
    2. Đề nghị . 128
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 130

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đắk Lắk là tỉnh có điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi, đất đai màu mỡ, rất
    phù hợp cho cây cà phê sinh trưởng phát triển và được coi là thủ phù cà phê của
    Việt Nam. Năm 2012, diện tích trồng cà phê của toàn tỉnh là 200.200 ha trong đó
    diện tích cà phê kinh doanh đạt 190.300 ha, năng suất trung bình 2,56 tấn/ha, với
    sản lượng đạt 487.700 tấn; Là tỉnh trồng cà phê lớn nhất cả nước chiếm 33 % về
    diện tích và 38% tổng sản lượng [79], [63]. Trong những năm gần đây, ngành cà
    phê Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung đã có sự phát triển vượt bậc góp
    phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia trồng cà phê vối có năng suất và sản lượng
    cao nhất thế giới. Có được kết quả như vậy là nhờ chúng ta đã áp dụng thành công
    nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong đó kỹ thuật sử dụng phân bón
    đóng vai trò hết sức quan trọng và được xem là biện pháp hàng đầu để thâm canh
    tăng năng suất, chất lượng cà phê trong giai đoạn hiện nay.
    Tỉnh Đắk Lắk với diện tích đất đỏ bazan rộng lớn (311.000 ha), một trong
    những loại đất rất thuận lợi để mở rộng và phát triển diện tích các loại cây công
    nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cao su, hồ tiêu và đặc biệt là cây cà phê.
    Hiện nay, năng suất cà phê vối trên đất đỏ bazan tại Đắk Lắk cao nhất Việt Nam và
    Thế giới nhưng chất lượng cà phê nhân xuất khẩu và hiệu quả sản xuất cà phê vẫn
    chưa cao. Vì vậy, làm thế nào để vừa tăng năng suất đồng thời nâng cao chất lượng
    và hiệu quả kinh tế cây cà phê vối của tỉnh cho tương xứng với tiềm năng đó là một
    vấn đề lớn cần phải quan tâm.
    Cà phê là cây công nghiệp dài ngày, quá trình ra hoa, thụ phấn và đậu quả
    diễn ra trong một thời gian dài chủ yếu trong mùa khô, giai đoạn thiếu nước trầm
    trọng đối với Đắk Lắk nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung, đặc biệt trong tình
    hình biến đổi khí hậu thời tiết như hiện nay. Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết
    định đến năng suất và chất lượng cà phê. Giai đoạn này cây cà phê vối có nhu cầu
    không cao về dinh dưỡng đặc biệt là đạm, lân, kali và một số nguyên tố vi lượng
    thuận lợi cho quá trình ra hoa, đậu quả tập trung như kẽm và bo nhưng không thể
    thiếu. Tuy nhiên, qui trình bón phân theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát
    triển nông thôn hiện nay chỉ có 20% tổng lượng đạm được bón vào giữa mùa khô,
    lân và kali không được bón.
    Cà phê là cây lâu năm, sinh khối cành lá rất lớn, cho rất nhiều quả, năng suất
    cao, hàng năm cây lấy đi một lượng lớn chất dinh dưỡng từ đất. Tôn Nữ Tuấn Nam
    và Trương Hồng, (1999) [47] cho rằng trong điều kiện tại Đắk Lắk mỗi tấn cà phê
    nhân (kể cả vỏ quả khô) đã lấy đi từ đất (41 kg N; 6 kg P2O5 và 50 kg K2O) chưa kể
    lượng đạm, lân và kali cần thiết giúp cây sinh trưởng, phát triển bình thường. Quá
    trình nhiều năm canh tác liên tục chất dinh dưỡng trong đất ngày càng giảm mạnh;
    Mặt khác khi bón phân vào đất, cây cà phê cũng không sử dụng hết lượng phân đã
    bón do quá trình rửa trôi, bốc hơi hoặc bón phân không đúng kĩ thuật đã làm thất
    thoát đi một lượng lớn, đặc biệt là đạm. Trong khi đó, năng suất cà phê nhân bình
    quân cả nước ngày càng tăng cao, năm 2012 đạt (2,32 tấn/ha) tăng 57% so với năm
    2002 (1,48 tấn/ha). Vì vậy, bón đạm, lân và kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh
    doanh trên đất bazan theo quy trình khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
    nông thôn năm 2002 [5] dường như không còn phù hợp với thực tế sản xuất hiện
    nay tại Đắk Lắk. Việc bón tăng liều lượng và số lần bón đạm và kali cho cây cà phê
    vối giai đoạn kinh doanh là rất cần thiết góp phần giữ vững và nâng cao năng suất,
    chất lượng, hiệu quả kinh tế cây cà phê; Cây trồng đã đóng góp trên 40% GDP của
    tỉnh và hàng triệu người dân sống nhờ vào việc sản xuất, kinh doanh cà phê.
    Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả về sử dụng phân bón đa lượng cho
    cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan như: Trương Hồng, Tôn Nữ
    Tuấn Nam, Trình Công Tư, Lê Hồng Lịch, Nguyễn Tiến Sĩ nhưng chưa có
    nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện đến sử dụng phối hợp phân đạm, lân và
    kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh đặc biệt là trong mùa khô ở Đắk Lắk về
    liều lượng, số lần, tỉ lệ bón phun bổ sung các nguyên tố vi lượng như kẽm và bo.
    Xuất phát từ đó, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bón phân
    cho cây cà phê vối (Coffea canephora Pierre) giai đoạn kinh doanh trên đất bazan
    tại Đắk Lắk” làm luận án Tiến sĩ của mình.
    2. Mục tiêu đề tài
    - Xác định được liều lượng bón đạm và kali; Cách bón (số lần và tỉ lệ) bón
    đạm, lân, kali phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực của phân bón, góp phần tăng năng
    suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế đối với cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên
    đất bazan tại Đắk Lắk.
    - Xác định được nồng độ ZnSO4 kẽm và Rosabor tối ưu cho khả năng sinh
    trưởng, phát triển, hàm lượng các sắc tố quang hợp, cường độ quang hợp, năng suất,
    chất lượng, hiệu quả kinh tế cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan
    tại Đắk Lắk.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...