Thạc Sĩ Nghiên cứu một số bệnh nấm hại trên cây rau họ hoa thập tự vụ thu đông năm 2010 vùng Gia Lâm và phụ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 22/11/13
    Last edited by a moderator: 14/8/14
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Nghiên cứu một số bệnh nấm hại trên cây rau họ hoa thập tự vụ thu đông năm 2010 vùng Gia Lâm và phụ cận


    Mục lục
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục bảng vi
    Danh mục hình viii
    Danh mục các từ viết tắt xi
    1. mở đầu 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài2
    1.2.1. Mục đích 2
    1.2.2. Yêu cầu 2
    2. TổNG QUAN TàI LIệU3
    2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước3
    2.1.1 Bệnh đốm vòng cải bắp (Alternaria brassicae và Alternaria
    brassicicola) 3
    2.1.2 Bệnh lở cổ rễ và thối nâu (Rhizoctonia solani)8
    2.1.3 Tình hình nghiên cứu bệnh thối hạch (do nấm Sclerotinia
    sclerotiorum) 9
    2.1.4 Bệnh sưng rễ cải bắp (Plasmodiophora brassicae)15
    2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước16
    2.2.1. Bệnh đốm vòng (Alternaria brassicae và Alternaria brassicicola)16
    2.2.2. Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani)18
    2.2.3. Bệnh thối hạch (Sclerotinia sclerotiorum)20
    2.2.4. Bệnh sưng rễ cải bắp (Plasmodiophora brassicae)21
    3. vật liệu, NộI DUNG Và PHƯƠNG PHáP nghiên cứu22
    3.1 Địa điểm nghiên cứu 22
    3.2 Vật liệu nghiên cứu 22
    3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu22
    3.3.1 Điều tra thành phần bệnh hại rau họ hoa thậptự ngoài đồng ruộng22
    3.3.2 Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái kỹ thuật đến sự phát
    triển của một số bệnh nấm hại23
    3.3.3 Phương pháp nghiên cứu bệnh nấm hại rau trong phòng thí
    nghiệm 24
    3.4. Nghiên cứu, xác định các loài nấm gây bệnh26
    3.4.1 Khảo sát khả năng phòng trừ nấm Sclerotinia Sclerotiorum,
    Rhizoctonia solanibằng chế phẩm sinh học nấm đối kháng
    Trichoderma viride 27
    3.4.2 Khảo sát khả năng phòng trừ nấm Sclerotinia Sclerotiorum, Rhizoctonia solani
    bằng chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichoderma viride27
    3.5 Các chỉ tiêu theo dõi 28
    4. KếT QUả NGHIÊN CứU Và THảO LUậN30
    4.1. Thành phần bệnh nấm hại cây rau họ hoa thập tự thu đông năm
    2010 tại Gia Lâm và phụ cận30
    4.1.1. Thành phần bệnh nấm hại cây rau họ hoa thậptự thu đông năm
    2010 tại Gia Lâm và phụ cận.30
    4.1.2. Thành phần bệnh nấm hại cây rau cải bắp thu đông năm 2010
    tại Gia Lâm và phụ cận. 32
    4.2 Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học của
    một số bệnh nấm phổ biến hại trên rau họ thập tự36
    4.2.1 Đặc điểm triệu chứng, hình thái của một số loài nấm gây hại trên
    rau họ thập tự 36
    4.2.2 Kết quả lây bệnh trong nhà lưới43
    4.2.3 ảnh hưởng của các môi trường nuôi cấy khác nhau đến sự phát
    triển của nấm Alternaria brassicae, Sclerotinia Sclerotiorum,
    Rhizoctonia solani. 48
    4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ luân canh và thời vụ đến sự
    phát triển của bệnh lở cổ rễ, bệnh thối hạch và bệnh đốm vòng hại
    cải bắp 53
    4.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ luân canh đến sự phát triển của
    bệnh lở cổ rễ, bệnh thối hạch và bệnh đốm vòng53
    4.3.2. ảnh hưởng của thời vụ đến sự phát triển của nấm bệnhlở cổ rễ,
    thối hạch, đốm vòng hại cây cải bắp.59
    4.4 Kết quả phòng trừ sinh học bằng nấm T.virideđối với nấm R.
    solani, Sclerotinia sclerotiorum64
    4.4.1 Kết quả phòng trừ sinh học bằng nấm T.viride đối với nấm R.
    solani, Sclerotinia sclerotiorumtrên môi trường PGA64
    4.4.2 Kết quả phòng trừ sinh học bằng nấm T.virideđối với nấm R. solani,
    S.sclerotiorumtrong điều kiện chậu vại 70
    5. KếT LUậN Và Đề NGHị74
    5.1 Kết luận 74
    5.2 Đề nghị 75



    1. mở đầu
    1.1. Đặt vấn đề
    Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh
    năm nên thuận lợi cho việc gieo trồng nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại
    cây trồng cạn, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của
    dịch hại, đặc biệt là bệnh hại. Bệnh hại đ8 xuất hiện và gây hại ở hầu hết các
    cây trồng ở nước ta từ cây lương thực thực phẩm, cây rau hoa quả, cây cảnh
    cho đến cây dược liệu, .
    Theo tính toán của FAO đến năm 1986 thì sự tăng năng suất cây trồng
    nông nghiệp trên toàn thế giới (theo các chỉ tiêu tương đối) chậm hơn sự tăng
    thiệt hại do dịch hại gây ra khoảng 1,5 lần. ởnhiều nước, thiệt hại do sâu,
    bệnh, cỏ dại trung bình là 20 - 30% tiềm năng năng suất cây trồng, điều này
    có nghĩa là cứ gieo trồng 5 ha thì có ít nhất 1 ha không cho thu hoạch. Thiệt
    hại do nấm, vi khuẩn, vius, mycoplasma gây ra là rất lớn trong đó thiệt hại lớn
    nhất do nấm, có đến 80% bệnh hại cây trồng là do nấm gây ra, 20% còn lại do
    vi sinh vật khác.
    Các loại cây rau họ hoa thập tự như: Bắp cải, rau cải, xu hào là một
    trong những cây trồng chính bên cạnh cây lúa, do vừa có hàm lượng dinh
    dưỡng cao lại vừa có giá trị kinh tế nên ngày càng được phát triển và mở rộng
    về cả qui mô lẫn diện tích. Chính sự gia tăng này đ8 tạo điều kiện cho nhiều
    loại dịch hại xuất hiện và gây hại, đặc biệt phải kể đến các bệnh do nấm có
    nguồn gốc trong đất như bệnh Bệnh đốm vòng (Alternaria brassicae), bệnh
    thối hạch cải bắp (Sclerotium rolfsii, S.sclerotiorum), bệnh lở cổ rễ
    (Rhizoctonia solani ), bệnh đốm lá (Cercospora brassicicola), bệnh thán thư
    (Colletotrichum higginanum), bệnh sương mai (Peronospora brassicae) .
    Cho đến nay việc phòng trừ bệnh gặp nhiều khó khăn,các biện pháp
    hoá học mặc dù có ưu điểm lớn là diệt trừ dịch hại nhanh chóng, triệt để và có
    khi còn là biện pháp mang lại hiệu kinh tế cao nhưng lại không thân thiện với
    môi trường. Mặc dù khoa học hiện nay chưa có biện pháp nào khác có thể
    thay thế hoàn toàn biện pháp hoá học nhưng việc khuyến khích những biện
    Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nụng nghiệp
    2
    pháp khác nhằm hạn chế việc lạm dụng quá mức thuốc hoá học đang là xu
    hướng của bảo vệ thực vật hiện đại. Theo đó, biện pháp sinh học sử dụng các
    sinh vật khác để tiêu diệt sinh vật gây hại cây trồng một cách có chọn lọc đ8
    và đang được phát triển mạnh mẽ. Đối với nấm hại cây trồng thì biện pháp
    phổ biến là sử dụng vi sinh vật đối kháng, mà thường là nấm đối kháng. Một
    số chế phẩm đ8 được ứng dụng rộng r8i để trừ các bệnh nấm hại cây trồng là:
    Trichoderma viride, Trichoderma harzianum.
    Xuất phát từ những nhu cầu của thực tiễn sản xuất rau màu hiện nay,
    được sự phân công của Bộ môn Bệnh cây - Khoa Nông học - Trường Đại học
    Nông nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đỗ Tấn Dũng, chúng tôi
    tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số bệnh nấm hại trên cây rau
    họ hoa thập tự vụ thu đông năm 2010 vùng Gia Lâm và phụ cận”.
    1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
    1.2.1. Mục đích
    Điều tra, xác định thành phần và diễn biến một số bệnh nấm hại phổ
    biến trên cây rau họ hoa thập tự đặc biệt là cảI bắp, xu hào vụ thu đông tại Gia
    Lâm và vùng phụ cận. Nghiên cứu đặc điểm triệu chứng, xác định nguyên
    nhân gây bệnh và một số đặc điểm về hình thái, đặc tính sinh học của một số
    loài nấm gây hại. Khảo sát biện pháp phòng trừ bằngchế phẩm sinh học nấm
    đối kháng T. viride trong phòng thí nghiệm và chậu vại
    1.2.2. Yêu cầu
    Điều tra xác định thành phần và mức độ phổ biến của một số bệnh nấm
    hại cây rau họ hoa thập tự đặc biệt là cải bắp, xuhào vụ thu đông tại huyện
    Gia Lâm.
    Nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học của một số loài nấm hại
    Điều tra diễn biến một số bệnh nấm hại gây ra như bệnh đốm vòng, thối
    hạch, lở cổ rễ, đốm lá, sương mai, thán thư trên cây cải bắp
    Khảo sát khả năng phòng trừ một số bệnh nấm hại bằng chế phẩm sinh
    học T. viride trên môi trường và trong điều kiện chậu vại
    Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nụng nghiệp
    3
    2. TổNG QUAN TàI LIệU
    2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
    Dịch hại luôn là vấn đề nan giải và phức tạp đối với người trồng rau nói
    riêng và trong sản xuất nông nghiệp nói chung. Rau họ hoa thập tự dễ bị
    nhiễm bởi nhiều tác nhân gây bệnh, điều này phụ thuộc vào nguồn bệnh, tình
    trạng phát triển của cây và điều kiện môi trường. ởcùng thời điểm bệnh có
    thể xuất hiện gây hại ở vùng này mà không gây hại ởvùng khác phạm vi gây
    hại cũng như tính chất phức tạp của bệnh phụ thuộc vào bản chất của giống,
    độ nhiễm bệnh, mức độ và khả năng kết hợp giữa cây ký chủ với nguồn bệnh
    dưới tác động của yếu tố môi trường.
    Rau họ thập tự thường nhiễm một số bệnh hại chính như đốm vòng, lở
    cổ rễ, thối nâu, thối hạch, sưng rễ, héo vàng, đây là nguyên nhân chính làm
    giảm năng suất và chất lượng rau.
    2.1.1 Bệnh đốm vòng cải bắp (Alternaria brassicae và Alternaria brassicicola)
    Bệnh đốm vòng do hai loài nấm Alternaria brassicae và Alternaria
    brassicicola gây ra, nấm gây hại ở hầu hết các cây họ hoa thập tự như súp lơ,
    cải canh, cải tàu, cải bắp, cải dầu, cải củ,
    Đây là bệnh hại rất phổ biến trong các vùng trồng rau ở các nước trên
    thế giới. Bệnh có thể phá hại từ giai đoạn cây con,cây đ8 cuốn bắp. Trên cây
    con, vết bệnh thường xuất hiện trên lá sò và thân non, màu đen, hình tròn hoặc
    hình bất định, bệnh nặng làm cây chết. Trên cây đ8 lớn, vết bệnh hình thành
    trên lá hình tròn, có nhiều vòng đồng tâm màu nâu nhạt hoặc nâu sẫm, xung
    quanh có thể có quầng vàng. Vết bệnh lớn, đường kính có khi đến 1cm, nhiều
    vết bệnh có thể liên kết với nhau thành hình bất định.
    Nấm gây bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết, nấm gây hại nặng
    cho cây trồng khi gặp điều kiện thời tiết mát mẻ, mưa nhiều và ở những khu
    vực có lượng mưa tương đối cao (Humpherson - Jone và Phelps, 1989) [20].
    Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nụng nghiệp
    4
    A.brassicae vàA.brassicicola phá hại cây ký chủ ở tất cả các giai đoạn
    sinh trưởng kể cả hạt. Trên cây con vết bệnh xuất hiện trên thân màu đen, làm
    cho cây còi cọc hoặc làm chết rạp cây con (Valkonenvà Koponen, 1990) [36]
    Trên cây trưởng thành, bệnh hại chủ yếu ở phần lá già do chúng thường
    xuyên tiếp xúc với đất và dễ bị xây xát khi có mưa,gió lớn. Khi bệnh xâm
    nhiễm vào lá già thường không gây thiệt hại lớn đếnnăng suất và bệnh có thể
    được kiểm soát bằng cách loại bỏ các lá bị bệnh (Chuup và Sherf, 1960) [16]
    Sự xâm nhiễm gây hại còn xảy ra trên các cây cải trước và sau thu
    hoạch, điển hình với triệu chứng đỉnh bông bị biến màu nâu ở súp lơ, bắp cải
    bị thối.
    Alternaria brassicaevàA. brassicicolalà nguyên nhân gây ra nhiều vết
    đốm vòng trên lá cây họ hoa thập tự cả trên đồng ruộng và những cây hoang
    dại (Smith et al 1988). Hạt giống, cây con, lá vàvỏ quả là những bộ phận
    thường bị hư hại. Nấm có thể tìm thấy nhờ sự lớn lên của bề mặt hạt nhưng
    cũng có thể tìm thấy ở bên trong hạt. Nấm hoại sinhtồn tại trên tàn dư cây
    trồng là một nguồn bệnh lớn (Jargen Kohl và Jan vander Wolf , 2005) [21]
    Theo tác giả Chupp và Sherf, 1960 cho biết cả hai loài nấm này đều
    truyền qua hạt giống. Chúng làm nhăn hạt, héo cuốngquả trước khi hình
    thành hạt hoặc chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâmnhiễm làm thối mềm
    than, cuống dẫn tới có thể làm chết cây. Ngoài việcgây hại hạt giống cây
    trồng, chúng còn có thể tồn tại trong hạt giống, truyền bệnh cho cây vụ sau
    dẫn đến làm chết cây con (Rangel, 1945) [27].
    ã Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh đốm vòng
    Các tác giả S. B. Mathur và Olaga Kóngdal (2000) [28] đ8 mô tả cành
    bào tử của nấm Al. brassicae có màu oliu sáng hoặc màu nâu tối, bào tử
    thường mọc riêng lẻ hoặc đôi khi mọc thành cụm. Thểsợi nấm có màu trắng,
    mượt với các bào tử bao phủ lên hạt giống. Bảo tử nấm thẳng, dạng chùy
    ngược, có vòi, bào tử có từ 6 - 19 vách ngăn ngang (thông thường có từ 11 -
    15), có từ 0 - 8 vách ngăn dọc theo chiều dọc khôngđối xứng. Bào tử nhẵn với
    Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nụng nghiệp
    5
    kích thước 75 - 35 x 20 - 30 àm , vòi có chiều dài bằng 1/3 - 1/2 chiều dài của
    bào tử.
    Tản nấm A. brassicicola có màu đen sang bóng bao gồm bào tử dính
    trên các chuỗi đơn, hẹp dài. Hiếm khi sợi nấm phân nhánh và không thấy có
    thể sợi nấm trên hạt giống. Bào tử thẳng, hình trụ thường thon dần về phía
    đỉnh có từ 1 - 11 vách ngăn ngang, vách dọc hiếm thấy (S. B. Mathur và
    Olaga, 2000) [28].
    Nấm A. brassicicola hình thành bảo tử ở nhiệt độ 8
    0
    - 30
    0
    C, tại đó bào
    tử thành thục sau 13 - 14 giờ. Nhiệt độ tối ưu là 18
    0
    - 30
    0
    C ở đó bào tử được
    hình thành sau 13 giờ.
    Sự xâm nhiễm của nấm lên cây trồng chỉ xảy ra với điều kiện phải có
    giọt mưa, sương hoặc độ ẩm không khi cao. Quá trìnhxâm nhiễm sẽ xảy ra tối
    thiểu sau 9 - 18 giờ (Humpherson - Jone và Phelps, 1989) [21].
    Theo tác giả Chupp và Sherf (1960); Rangel (1945) cho rằng độ ẩm duy
    trì liên tục trong 24 giờ hoặc hơn sẽ đảm bảo cho sự xâm nhiễm thành công.
    Độ ẩm tương đối 91.5% hoặc cao hơn nấm sẽ hình thành được một lượng lớn
    bào tử thành thục sau 24 giờ.
    Bào tử nấm A. brassicaenảy mầm được trong khoảng nhiệt độ từ 8 -
    31
    0
    C, nhưng hầu hết bào tử nấm nảy mầm nhanh chóng trong vòng 3 giờ khi
    nhiệt độ khoảng 21 - 28
    0
    C (khoảng 98% bào tử nảy mầm). Khi nhiệt độ giảm
    khoảng thời gian cần thiết để 98% bào tử nảy mầm tăng (Degenhardt et al.,
    1982) [17]
    Nấm gây bệnh đốm vòng tồn tại dưới dạng bào tử trênvỏ hạt hoặc sợi
    nấm trong hạt cũng như tàn dư cây bệnh. Mẫu hạt cũ trên 20 tháng nhiễm nấm
    Alternaria brassicaeđược lưu trữ ở 0
    0
    C trong 14 tháng thấy sức nảy mầm của
    bào tử nấm vẫn cao. Nấm A. brassicae trong mẫu bảo quản 6 tháng ở nhiệt độ
    23
    0
    - 30
    0
    C thấy bào tử vẫn còn hữu hiệu và còn khả năng lây nhiễm. Đôi khi




    TàI LIệU THAM KHảO
    Tài liệu trong nước
    1. Đỗ Tấn Dũng, 2007, “Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani
    kuln) hại một số cây trồng vùng Hà Nội năm 2005- 2006”. Tạp chí
    BVTV số 5 năm 2007, tr. 20 - 25.
    2. Đường Hồng Dật , 1973. Hỏi đáp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng,
    NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội.
    3. Lê Lương Tề và ctv, 2001. “Hoạt tính đối kháng của nấm Trichodecma
    viride và hiệu lực phòng trừ bệnh cây của chế phẩm sinh học
    Trichodecma viride - 96”, tuyển tập nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông
    nghiệp Trường Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội.
    4. Lê Lương Tề, 2007. Giáo trình bệnh cây nông nghiệp, NXB Nông
    nghiệp, tr. 147 – 156.
    5. Nguyễn Công Thuật (1996). Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây
    trồng nghiên cứu và ứng dụng, NXB Nông nghiệp, tr. 183 – 203.
    6. Nguyễn Kim Vân và ctv, 2002. Bệnh thối hạch cải bắp ở miền Bắc Việt
    Nam, Hội thảo bệnh cây và sinh học phân tử, lần thứ 1 – Đại học Nông
    lâm TP. HCM, tr.90 – 91.
    7. Nguyễn Kim Vân và Ngô Vĩnh Viễn cùng cộng sự, Bệnh nấm đất hại
    cây trồng nguyên nhân và biện pháp phòng trừ, tr. 10-11.
    8. Nguyễn Thị Lý và ctv, 2002. “Một số kết quả nghiên cứu về bệnh thối
    hạch cải bắp ở miền Bắc Việt Nam”. Hội thảo bệnh cây và sinh học
    phân tử - lần thứ 1 – Trường Đại học Nông lâm TP. HCM, tr. 102 – 105.
    9. Phạm Chí Thành, 1998. Giáo trình phương pháp thí nghiệm ngoài đồng
    ruộng. NXB Nông Nghiệp.
    10. Phạm thị Dung và ctv, 2003. “Nấm Sclerotinia sclerotiorum gây thối
    hạch màu đen trên cải bắp ở các tỉnh phía Bắc”, Hội thảo quốc gia
    Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nụng nghiệp
    77
    bệnh cây và sinh học phân tử, lần thứ 2 – Đại học Nông Nghiệp I Hà
    Nội, tr. 108 – 111.
    11. Tạ Thu Cúc. (2001). Giáo trình Cây Rau.Nhà xuất bản Nông Nghiệp,
    tr. 168-188.
    12. Trung tâm bệnh cây nhiệt đới - Trường Đại học Nôngnghiệp Hà Nội.
    Nghiên cứu các chủng nấm Rhizoctonia solani Kuln gây hại cải bắp và
    bước đầu khảo sát biện pháp phòng trừ.
    13. Viện bảo vệ thực vật, 1997. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật.
    NXB Nông nghiệp.
    14. Vũ Triệu Mân, 2007. Giáo trình bệnh cây chuyên khoa, NXB Nông
    nghiệp, tr. 63 – 70.
    Tài liệu nước ngoài
    15. Baruch Sneh, Lee Burpee Akira Agoshi (1998), Identification of
    Rhizoctonia species, APS press, The American phytopathological
    society St, Paul, Minnesota, USA.
    16. Chuup, C., and A.F. Sherf. 1960. Vegetable diseases and their control.
    Pp. 267 – 269. The Ronald Press Company. New York. 693 pp.
    17. Degenhardt, K.J., G.A. Petrie, and R.A.A. Morrall. 1982. Effects of
    temperature on spore germination and infection of rapeseed by
    Alternaria brassicae, A. brassicicola, and A. raphani. Can. J. Plant
    Pathol. 4:115-118.
    18. Erwin D.C. và Ribeiro O.K, 1996. Phytopthora disease wordwide.
    American Phytopathological Society Press: St. Paul,Minnesota.
    19. Helene R. Dillard, 1987. Department of Plant Pathology, New York
    State Agricultural Experiment Station, Geneva.
    20. Humpherson – Jone. F.M., and K. Phelps. 1989. Climatic factors
    influencing spore production in Alternaria brassicaeand Alternaria
    brassicola. Ann, appl. Biol.114: 449 – 458.
    Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nụng nghiệp
    78
    21. Humpherson-Jones, F.M. 1989. Survival of Alternaria brassicae and
    Alternaria brassicicola on crop debris of oilseed rape and cabbage.
    Ann. appl. Biol. 115:45-50.
    22. Janice Y. Uchida (2008), Rhizoctonia solani: Collar rot of bea,
    Damping – off and root rot of bea, Pod rot of bea, wed – blight of
    plants, http://www.extent.hawaii.edu/kbase/Crop/Typer/r-solani.html.
    23. Kokalis – Burelle, N., et al. (1997), Compendium of peanut diseases.
    Second Edition. APS Press, Armerican Phytopathological
    society.St.Paul, Minn. (USD).
    24. Maude, R.B., and F.M. Humpherson-Jones. 1980b. The effect of
    iprodione on the seed-borne phase of Alternaria brassicicola. Ann.
    appl. Biol. 95:321-327.
    25. Myers, D.F. and R.N. Campbell. 1985. Lime and the control of clubroot
    of crucifers: Effects of pH, calcium, magnesium, and their interactions.
    Phytopathology 75:670-673.
    26. Paulo Ceresini (1999), Rhizoctonia solani, http://
    www.cals.ncsu.edu/course/pp728/Rhizoctonia/Rhizoctonia.html.
    27. Rangel, L.H. 1945. Two Alternaria diseases of cruciferous plants.
    Phytopathology, 69: 875 – 880.
    28. S.B. Mathur and Olga Kongsdal, Conpenhagen “Common laboratory
    seed health testing methos for deteting fungi”, 2000. p. 112 – 114.
    29. Sherf, A.F. and A.A. MacNab. 1986. Vegetable diseases and their
    control, second edition. Pp. 256-260. John Wiley & Sons, Inc. New
    York. 728 pp.
    30. Steadman, J. R. 1979. Control of plant diseases caused by Sclerotinia
    species. Phytopathology 69:904_907.
    31. Stirling G.R. và Eden L.M, 2007. The impact of organic amendments
    and mulch on rot-knot nematode àn pythium rot of capsicum Tripathi,
    Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nụng nghiệp
    79
    N.N., and C.D. Kaushik. 1984. Studies on the survival ofAlternaria
    brassicae the causal organism of leaf spot of rapeseed and mustard.
    Madras Agric. J. 71:237-241.
    32. Tsuneda, A. and W.P. Skoropad. 1977. Formation of microsclerotia
    and chlamydospores from conidia of Alternaria brassicae. Can. J. Bot.
    55:1276-1281.
    33. Tu, J. C. 1986. Integrated disease control of white mold (Sclerotinia
    sclerotiorum) in navy bean (Phaseolus vulgaris). Int. Symp. Crop Prot.
    39:731_740.
    34. Tu, J. C. 1987. Epidemiology of white mold (Sclerotinia sclerotiorum )
    in navy bean (Phaseolus vulgaris) Med. Fac. Landbouww. Rijksuniv.
    Gent. 53:787_796.
    35. Tu, J. C. 1989a. Management of white mold of white beans in Ontario.
    Plant Dis. 73:281_285.
    36. Valkonen, J.P.T., H. Koponen. 1990. The seed – borne fungi of Chinese
    cabbage (Brassica pekinensis), their pathogenicity and control.Plant
    Pathology 39: 510 – 516.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...