Luận Văn Nghiên cứu một số bệnh chính hại lạc và biện pháp phòng trừ tổng hợp trên vùng đất dốc Nông trường T

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Nghiên cứu một số bệnh chính hại lạc và biện pháp phòng trừ tổng hợp trên vùng đất dốc Nông trường Thanh Hà- Kim Bôi- Hoà Bình


    Cây lạc (Arachis hypogaea L) là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh giá trị kinh tế ,lạc còn là cây họ đậu có tác dụng làm tốt đất. Lạc là cây trồng cổ truyền, được trồng ở hơn 100 nước trên thế giới. Trong số 25 nước trồng lạc ở Châu Á, Việt Nam đứng hàng thứ 5 về diện tích sau ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Myanma (Vũ Công Hậu, Ngô Thế Dân, 1995) [17]. ở nứơc ta hiện nay lạc là cây công nghiệp ngắn ngày đứng đầu về giá trị hàng hoá xuất khẩu với khoảng 80- 120 ngàn tấn hạt lạc/năm (Hoàng Quốc Việt và CS, 1995) [3]. Sản phẩm từ lạc cũng được sử dụng hết sức đa dạng như ép dầu, làm bánh kẹo, nước chấm, sử dụng trực tiếp từ hạt . để đáp ứng nhu cầu của con người. Hạt lạc có giá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng Lipít 51-53%, Protein 27,6%. Ngoài ra hạt lạc còn chứa Gluxit, Tinh bột, đường, chất xơ, tro và kali. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế, lạc còn là cây trồng dễ tính, có thể trồng xen, trồng gối với những cây trồng khác góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông nghiệp tăng thêm nguồn thu nhập cho nông dân.
    Mặt khác lạc là cây có tác dụng cải tạo đất tốt do cây lạc có khả năng cố định N2 tự do trong khí trời nhờ sự cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium vigna trong các nốt sần ở rễ lạc [14]. Từ các nốt sần cung cấp một lượng đạm đáng kể cho cây và những cây trồng vụ sau nhờ vậy cây lạc là góp phần cải tạo và sử dụng lâu dài nguồn tài nguyên đất đai. Diện tích trồng lạc ở Việt Nam nhìn chung ngày càng được mở rộng và tăng từ 97,1 ngàn ha năm 1975 lên năm 2001. [7]. Sản lượng lạc cũng không ngừng tăng lên từ 259,3 ngàn tấn năm 1993 lên .năm 2001. Năng suất lạc giữa các vùng chênh lệch khá lớn. Nhìn chung ở đồng bằng cao hơn trung du và miền núi.
    ( Cục thống kê Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp thực phẩm, 1997. [2])
    Nhà nước ta đã đặt ra chỉ tiêu đưa diện tích cây lạc lên 400 ngìn ha vào năm 2005 với năng suất bình quân 1,5- 2,0 tấn/ha. [7]. Mặc dù đất đai ,thời tiết khí hậu nước ta thuận lợi cho cây lạc song sản suất lạc ở nước ta vẫn gặp nhiều khó khăn. Năng suất lạc còn thấp so với tiềm năng. Một trong những nguyên nhân chính hạn chế năng suất và sản xuất lạc là do bệnh hại. Trong đó đáng chú ý là bệnh lan truyền qua đất (Trần Văn Lài, 1991) [11], (Ngô Thế Dân và CS, 1993) [53]. Bệnh hại lạc là một trong những yếu tố quan trọng làm giảm năng suất và chất lượng lạc ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Trong các bệnh hại lạc ở Việt Nam, bệnh héo xanh vi khuẩn ( do vi khuẩn Raltonia solaracearum E F. Smith) gây ra tác hại rất nguy hiểm ( Mehan, Nguyễn Xuân Hồng, 1994) [60]. Theo các tác giả ước tính ở nước ta có khoảng 105 ngàn ha lạc bị nhiễm bệnh bệnh héo xanh vi khuẩn. Nhiều nơi bệnh nặng tới mức không thể trồng tiếp được nữa. Bên cạnh chết do bệnh héo xanh vi khuẩn hiện tượng chết rạp cây còn do các nấm bệnh khác nhau làm giảm năng suất. Một số bệnh còn làm giảm phẩm chất lạc nhất là bệnh mốc vàng do nấm Aspergillus flavus gây ra. Nấm này tiết ra độc tố Aflatoxin có khả năng gây ung thư cho người và động vật. Nấm A. flavus có khả năng lan truyền qua đất, không khí và hạt giống. Theo Mehan (1994) thì trong các mẫu đất thu thập từ các ruộng lạc của các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Bắc Giang, đều có sự hiện diện của nấm A. flavus. ở các vùng đất dốc của tỉnh Hoà Bình nói chung và ở Nông trường Thanh Hà nói riêng những năm trước có dùng lạc làm cây trồng xen song diện tích trong thời gian gần đây giảm hẳn do giống địa phương năng suất thấp và đặc biệt là bệnh hại rất nặng nên năng suất lạc thấp thậm chí không cho thu hoạch. Để góp phần giải quyết khó khăn trên cho vùng đất dốc Thanh Hà nói riêng và toàn tỉnh Hoà Bình nói chung chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số bệnh chính hại lạc và biện pháp phòng trừ tổng hợp trên vùng đất dốc Nông trường Thanh Hà- Kim Bôi- Hoà Bình


     
Đang tải...